Bệnh ấu trùng sán lợn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Thói quen “ăn không chín uống không sôi” là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ấu trùng sán lợn. Vậy bệnh ấu trùng sán lợn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết nhé!

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Tổng quan bệnh Ấu trùng sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng (cysticercus) sán dây lợn (Taenia Solium).

Tên gọi khác: bệnh sán dây,  bệnh lợn gạo 

Việc ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sẽ gây ra nhiễm sán dây. Nếu bạn ăn trứng sán dây, chúng có thể di chuyển bên ngoài ruột và hình thành các nang ấu trùng trong các mô cơ thể và các cơ quan (nhiễm trùng xâm nhập). Nếu bạn ăn phải ấu trùng sán lợn, chúng sẽ phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột (nhiễm trùng đường ruột).

Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 100 triệu người mắc bệnh này. Ở Việt Nam, có ít nhất 55 tỉnh, thành phố có trường hợp mắc bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn. 

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Nguyên nhân bệnh Ấu trùng sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn chưa được nấu chín kỹ, được truyền qua đường phân – miệng. Sau đó trứng xâm nhập vào ruột nơi chúng phát triển thành ấu trùng.

Ấu trùng xâm nhập vào máu và xâm chiếm các mô chủ, nơi chúng tiếp tục phát triển thành ấu trùng được gọi là cysticercus. Ấu trùng cysticercus hoàn thành sự phát triển trong khoảng 2 tháng. Nó có hình bán nguyệt, màu trắng đục và hình bầu dục thon dài và có thể đạt chiều dài từ 0,6 đến 1,8 cm.

Vì vậy cần phải thay đổi thói quen ăn uống không vệ sinh như ăn sống (như rau sống, gỏi, tiết canh) hoặc ăn các loại thịt không được chế biến kỹ (nem thính, nem chua…)  để tránh được bệnh ấu trùng sán lợn.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Triệu chứng bệnh Ấu trùng sán lợn

Để phát hiện ấu trùng sán lợn ở não, ở cơ thì phải làm một số xét nghiệm dưới da hoặc chụp cộng hưởng từ, CT não để phát hiện bệnh. Người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh lây lan ra cộng đồng.

  • Cơ bắp: bị viêm cơ,  sốt, tăng bạch cầu ái toan và giả mạc cơ, bắt đầu với sưng cơ và sau đó tiến triển thành teo và xơ hóa. Trong hầu hết các trường hợp, nó không có triệu chứng kể từ khi ấu trùng chết và bị vôi hóa.
  • Hệ thần kinh: xuất hiện các u nang trong nhu mô não có thể ngăn chặn dòng chảy của dịch não tủy và xuất hiện với các triệu chứng tăng áp lực nội sọ. Nó có biểu hiện co giật và đau đầu, động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức và có những cơn nhức đầu dữ dội. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột.
  • Mắt: Tùy thuộc vào vị trí, chúng có thể gây ra những khó khăn về thị giác dao động với vị trí mắt, phù võng mạc, xuất huyết, giảm thị lực hoặc thậm chí mất thị giác.
  • Da: U nang dưới da ở dạng nốt sần, di động, xuất hiện chủ yếu ở thân và tứ chi. Các nốt dưới da đôi khi gây đau.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Tác hại và biến chứng bệnh ấu trùng sán lợn:

  • Cơ thể kém hấp thụ, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa do ấu trùng xâm nhập vào cơ thể và tranh chấp hấp thụ thức ăn trong đường tiêu hóa.
  • Khi tấn công vào não và vào tim, ấu trùng sán lợn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. 
  • Gây nhiễm độc thần kinh hoặc thường gây ra những biến chứng cho hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như liệt các dây thần kinh, nói ngọng, giảm thị lực, gây động kinh; có trường hợp có thể gây ra các tai biến thần kinh nghiêm trọng làm bệnh nhân có thể tử vong.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Phòng ngừa bệnh Ấu trùng sán lợn

Chúng ta cũng cần giữ một thói quen sinh hoạt phù hợp để không những phòng tránh bệnh ấu trùng sán lợn mà còn liên quan tới những bệnh khác do thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây ra.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Rửa sạch cũng như gọt vỏ các loại rau và trái cây trước khi ăn.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tã và trước khi chế biến thức ăn;
  • Sử dụng các loại rau trái cây có xuất xứ đảm bảo an toàn;
  • Chỉ uống nước đóng chai hoặc nước đun sôi;
  • Cần sử dụng hệ thống lọc nước để đảm bảo nguồn nước được sạch sẽ, không nhiễm vi trùng vi khuẩn.
  • Không sử dụng thịt lợn bệnh để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống chín”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh;

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

  • Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn);
  • Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột;
  • Không dùng phân người và gia súc chưa ủ đúng kỹ thuật để bón cho rau xanh và cây trồng;
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông; vệ sinh môi trường sống cho người và vật nuôi;
  • Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi;
  • Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn;
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (nhất là trước khi chế biến thực phẩm hoặc trước khi ăn), vệ sinh cơ thể sạch sẽ;
  • Tẩy giun sán 6 tháng một lần đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên

 Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ấu trùng sán lợn

Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn gồm:

  • Phân tích mẫu phân. Đối với nhiễm trùng sán dây đường ruột, bác sĩ có thể kiểm tra phân của bạn hoặc gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm;
  • Xét nghiệm máu. Đối với nhiễm trùng mô, bác sĩ cũng có thể kiểm tra máu của bạn để tìm các kháng thể mà cơ thể đã sản xuất để chống nhiễm trùng sán dây;
  • Xét nghiệm hình ảnh. Một số xét nghiệm chẳng hạn như CT hoặc MRI, X-quang, siêu âm tìm các nang, có thể phát hiện tình trạng nhiễm sán dây xâm lấn.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Các biện pháp điều trị bệnh Ấu trùng sán lợn

Trong một số trường hợp, bệnh ấu trùng sán lợn không cần điều trị vì sán dây tự ra khỏi cơ thể chúng ta. Nhiều người không nhận ra sự tồn tại của chúng do không có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán nhiễm bệnh ấy trùng sán lợn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hoặc phương pháp để điều trị như:

  • Thuốc trừ giun sán. Prednisone hoặc Dexamethasone có tác dụng làm giảm viêm trong các mô cơ quan do sán gây ra;
  • Điều trị chống động kinh. Nếu bệnh gây co giật, bạn có thể sử dụng thuốc chống động kinh;
  • Đặt shunt. Bạn có thể được đặt một ống vĩnh viễn (shunt) trong đầu để hút dịch não tủy;
  • Phẫu thuật. Những nang này có thể được loại bỏ tùy thuộc vào vị trí và các triệu chứng của chúng. Các nang phát triển trong gan, phổi và mắt thường được loại bỏ vì chúng có thể đe dọa chức năng các cơ quan.

Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng và không nên điều trị bằng Đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển, vì dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh ấu trùng sán dây lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn hoàn toàn có thể bị “tuyệt chủng” nếu như chúng ta làm tốt các công tác phòng chống, duy trì thói quen sạch sẽ trong ăn uống và sinh hoạt. Hy vọng chúng ta có thể cùng chung tay đẩy lùi căn bệnh này trong xã hội!