[ Ngải Cứu ] 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ cây ngải cứu

Cây ngải cứu là một thảo dược quen thuộc, có tác dụng cầm máu, an thai…Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng và lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này qua bài viết dưới đây.

cây ngải cứu

  • Ngải cứu thuộc họ Cúc
  • Tên gọi khác là cỏ linh ti, quá sú, nhả ngải, ngải diệp, thuốc cứu.
  • Tên khoa học của ngải cứu là Artemisia vulgaris.

Đặc điểm sinh thái của cây ngải cứu

Cây ngải cứu là loài cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0,4-1m. Toàn bộ cành, thân, lá cây đều có lông nhỏ. Lá mọc so le, phiến lá xẻ, mặt trên màu xanh sẫm, dưới màu trắng. 

Hoa ngải cứu mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa có màu lục nhạt và thường nở vào mùa hè. Quả nhỏ và không có lông.

  • Phân bố

Cây ngải cứu dễ sống và thường được trồng hoặc mọc hoang ở khắp mọi nơi. Ngải cứu được tìm thấy chủ yếu ở các nước của khu vực Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi, Alaska. Tại Việt Nam, ngải cứu là vị thuốc quen thuộc và được trồng trong vườn nhà trên khắp cả nước.

cây ngải cứu

  • Bộ phận dùng: Lá, cành
  • Thu hái và sơ chế

Lá và cành ngải cứu thường được thu hoạch vào tháng 5-6 khi hoa chưa nở. Lúc này, cây chứa lượng tinh dầu lớn nhất có lợi cho sức khỏe. Sau khi thu hái, lá được rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô trong bóng râm.

Ngải cứu khô có màu nâu, mùi nồng. Ngải cứu khô dùng làm thuốc chữa bệnh, để càng lâu thì công dụng càng cao.

  • Bảo quản: Nhiệt độ phòng, nơi khô ráo
  • Thành phần hóa học 

Lá cây ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất chính như acid amin, cholin, flavonoid, adenine.

  • Vị thuốc
  • Tính vị: Tính ấm, vị đắng
  • Quy kinh: Can, Tỳ và Thận

cây ngải cứu

Tác dụng của cây ngải cứu

Ngải cứu có rất nhiều tác dụng như: 

  • Giúp sơ cứu vết thương, cầm máu
  • Điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh
  • Giảm đau nhức xương khớp, đau do thần kinh tọa, viêm khớp
  • Điều trị đau đầu, ho, cảm cúm
  • Chữa viêm họng
  • Điều trị suy nhược cơ thể
  • Giảm cân, giảm mỡ bụng
  • Làm sáng da, trị mụn
  • Chữa mẩn ngứa, rôm sảy
  • Hỗ trợ lưu thông máu não
  • Phòng ngừa ung thư

cây ngải cứu

Cách dùng và liều lượng dùng ngải cứu

Tùy vào mục đích chữa bệnh, tình trạng sức khỏe của từng người mà ngải cứu được sử dụng theo các cách và liều lượng khác nhau. Ngải cứu có thể dùng dưới dạng sắc nước, đắp hoặc chế biến trong món ăn. Liều dùng ở mỗi người thường không giống nhau. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ngải cứu chữa bệnh.

Tác dụng phụ của cây ngải cứu

Tác dụng phụ đặc trưng khi dùng ngải cứu chữa bệnh đó là dị ứng. Đặc biệt, những bệnh nhân dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, ragweed, cỏ bạch dương, cà rốt hoặc cần tây cũng thường bị dị ứng khi dùng ngải cứu. Ngoài ra, một vài nguồn thông tin khác cho thấy vị thảo dược tự nhiên này cũng gây phản ứng dị ứng ở bệnh nhân bị dị ứng với mật ong, ô liu, sữa ong chúa, mù tạt trắng, kiwi, cao su, hạt micronesian và một số loại cây khác thuộc chi Artemisia. 

cây ngải cứu

10 bài thuốc dân gian chữa bệnh từ ngải cứu

1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh

  • Nguyên liệu: 500 gram ngải cứu, hương phụ, 1 lít nước
  • Cách làm: Sắc ngải cứu với hương phụ và nước. Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn sáng và tối 1 tiếng, mỗi lần 30 ml.

2. Chữa đau đầu

  • Nguyên liệu: 300g ngải cứu, 100g lá bưởi, 100g lá khuynh diệp
  • Cách làm: rửa sạch nguyên liệu, nấu các thảo dược trên cùng 2 lít nước trong vòng 20 phút rồi tắt bếp, đổ hỗn hợp ra chậu nhỏ, trùm chăn xông ngay. 

3. Điều trị động thai hoặc làm giảm đau nhức do thấp khớp

  • Nguyên liệu: 50 gram lá ngải cứu tươi, 100 gram gạo tẻ
  • Cách làm: Lá ngải cứu tươi rửa sạch, thái nhỏ và nấu nước. Sau đó, lọc lấy nước thuốc thêm 100 gram gạo tẻ, nấu cháo. Khi ăn cho một lượng đường đỏ vừa đủ. Tốt nhất nên ăn nóng vào buổi sáng và trưa. Ăn liên tục 3 – 5 ngày.

cây ngải cứu

4. Cải thiện tình trạng lạnh bụng, suy nhược, biếng ăn ở phụ nữ sau sinh

  • Nguyên liệu: 20 gram lá ngải cứu, 1 con gà ác 200 gram
  • Cách làm: Hầm gà với ngải cứu. Dùng liên tục vài ngày.

5. Điều hòa kinh nguyệt

  • Nguyên liệu: 6 – 12 gram lá ngải cứu tươi
  • Cách làm: Dùng lá ngải cứu tươi sắc thuốc và uống 3 lần mỗi ngày. Nên uống một tuần trước ngày kinh nguyệt dự kiến. 

6. Điều trị mụn trứng cá, mụn cóc, mụn cơm

  • Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi
  • Cách làm: Hái một nắm lá ngải cứu, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng bị mụn trứng cá. Sau 20 phút đắp nên rửa lại mặt bằng nước ấm. 

7. Trị bong gân

  • Nguyên liệu: 100 gram lá ngải cứu khô, rượu hoặc giấm
  • Cách làm: Dùng lá ngải cứu khô, tẩm rượu hay giấm rồi bó vào nơi bị đau nhức. Mỗi ngày băng 1 lần, giúp giảm sưng và đau.

cây ngải cứu

8. Chữa rôm sảy, ghẻ lở và mẩn ngứa ở trẻ

  • Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi
  • Cách làm: Giã nát một nắm lá ngải cứu tươi, vắt lấy nước cốt và hòa với nước, tắm cho trẻ. 

9. Giúp làm sáng và dưỡng ẩm da

  • Nguyên liệu: Lá ngải cứu tươi
  • Cách làm: Dùng lá ngải cứu tươi, chần sơ qua nước sôi. Sau đó, vớt ra và thái nhỏ rồi tiếp tục đun với 500 ml nước trong vòng 20 phút. Loại bỏ bã, chờ nước nguội cho vào bình thủy tinh, bảo quản tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày lấy một lượng vừa đủ thoa đều lên mặt vào buổi sáng, trưa và trước khi đi ngủ.

10. Điều trị thương hàn nóng gây phát ban, tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai

  • Nguyên liệu: Ngải cứu khô, 20ml rượu
  • Cách làm: Viên ngải cứu khô lại thành từng viên bằng quả trứng gà rồi sắc với 200 ml rượu trắng. Khi thuốc cạn còn 100 ml, tắt bếp, lọc lấy thuốc và uống 2 lần trong ngày.

cây ngải cứu

Lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu để chữa bệnh

Tuy ngải cứu là một thảo dược nhưng nó cũng có tính độc. Vì vậy, nhưng đối tượng sau đây không nên dùng ngải cứu để chữa bệnh:

  • Người bị viêm gan, rối loạn đường ruột 
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế sử dụng ngải cứu

Không nên quá lạm dụng ngải cứu, dùng vừa đủ liều lượng theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi dùng cây ngải cứu để chữa bệnh bạn nên kiên trì dùng mỗi ngày để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.