Còn Ống Động Mạch: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ không hiếm gặp nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một trong những bệnh lý tim bẩm sinh đó là Còn ống động mạch.

Còn ống động mạch

Tổng quan bệnh Còn ống động mạch

Khi còn trong bụng mẹ, một mạch máu nhỏ gọi là ống động mạch nối thân động mạch phổi và động mạch chủ để giúp đưa máu của mẹ đến phổi cho trẻ. Vị trí nối ở cách chỗ xuất phát của động mạch dưới đòn trái 5-10mm.  Trong thời kỳ này, phổi của bé chưa hoạt động, máu từ thất phải vào hệ tuần hoàn phổi ít, chủ yếu qua ống động mạch vào động mạch chủ. Sau khi sinh, phổi của trẻ bắt đầu chứa đầy không khí, mạch máu này không còn cần thiết nữa. Ống động mạch sẽ đóng chức năng trong khoảng 10-15 giờ sau khi sinh và đóng về mặt giải phẫu khi trẻ 2-3 tuần tuổi. 

Nếu trẻ vẫn còn ống động mạch, một ít máu sẽ quay trở lại phổi.

Còn ống động mạch

Nguyên nhân bệnh Còn ống động mạch

Nguyên nhân chính xác của bệnh còn ống động mạch vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sinh non khi phổi chưa trưởng thành. Một số nguyên nhân khác cũng gây bệnh Còn động mạch đó là:

  • Trẻ bị suy hô hấp khi sinh
  • Trẻ mắc hội chứng Down. 
  • Mẹ nhiễm rubella khi mang thai.
  • Trẻ có tật tim bẩm sinh khác kèm theo.
  • Tiền sử gia đình cũng có anh chị em mắc bệnh.

Còn ống động mạch

Triệu chứng bệnh Còn ống động mạch

Nếu kích thước ống động mạch nhỏ, trẻ thường không có triệu chứng bất thường nào. Bệnh chỉ được phát hiện khi bác sĩ nghe thấy âm thanh thổi khi máu chuyển qua động mạch bằng ống nghe.

Nếu kích thước ống động mạch lớn, triệu chứng bệnh còn ống động mạch ở mỗi lứa tuổi lại khác nhau: 

  • Từ 3-6 tuần tuổi: trẻ thở nhanh, nhiều mồ hôi, ăn kém, giảm cân.
  • Trẻ hay bị ho khan, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi
  • Người trưởng thành: khó thở (thường về đêm), rối loạn nhịp tim, biểu hiện suy tim.., tím chi dưới.

Còn ống động mạch

Đối tượng nguy cơ bệnh Còn ống động mạch

  • Trẻ sinh non khi phổi chưa trưởng thành 
  • Tỷ lệ nữ giới mắc Còn động mạch cao gấp 2 lần nam giới. 
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh
  • Trẻ sinh ra mắc các bệnh di truyền: hội chứng Down…
  • Mẹ bị nhiễm Rubella trong khi có thai
  • Trẻ sinh ra ở vùng cao có nguy cơ còn ống động mạch cao hơn

Phòng ngừa bệnh Còn ống động mạch

Còn động mạch là một bệnh lý tim bẩm sinh ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Chính vì vậy, cách hiệu quả nhất để phòng ngừa dị tật này là đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Phụ nữ trước và trong khi mang thai cần tiêm phòng đầy đủ, bổ sung vitamin và các chất cần thiết cho cơ thể. Trong quá trình mang thai, cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Biện pháp chẩn đoán bệnh Còn ống động mạch

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Còn ống động mạch đó là:

  • Nghe qua ống nghe: biện pháp này chỉ được thực hiện khi ống động mạch nhỏ.
  • Siêu âm tim có thể xác định được kích thước ống, chiều shunt, chức năng buồng tim và áp lực động mạch phổi. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và có độ chính xác cao. Điện tâm đồ: có thể thấy tăng gánh thất trái, thất phải hoặc cả hai thất
  • Chụp X-quang ngực có thể xác định các dấu hiệu gián tiếp của bệnh còn ống đồng như bóng tim to (suy tim), bất thường ở tim, phổi.

Còn ống động mạch

Biện pháp điều trị bệnh Còn ống động mạch

Đối với trẻ sinh non, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc. Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) có thể dùng để đóng ống động mạch (Ibuprofen, Indomethacin). NSAID không có tác dụng với trẻ đủ tháng và người lớn.

Đối với trẻ sinh đủ tháng nhỏ hơn 6kg, nếu không có triệu chứng có thể tiếp tục trì hoãn can thiệp đến khi >6kg. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng suy tim không kiểm soát được bằng thuốc thì có thể phải phẫu thuật.

Đối với trẻ từ 6kg trở lên, trẻ có thể được thực hiện can thiệp bít ống động mạch bằng dụng cụ qua da.

Đối với người lớn: có thể can thiệp bít ống động mạch. Nếu ống động mạch nhỏ, không triệu chứng thì không cần phải can thiệp. Chống chỉ định can thiệp khi có hội chứng Eisenmenger (shunt đã đảo chiều).

Còn ống động mạch

Cần chú ý gì khi chăm sóc trẻ mắc bệnh Còn ống động mạch

Trẻ nhỏ bị còn ống động mạch thường khó thở. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng khó thở ở trẻ, trong một vài trường hợp có thể tím chi dưới. Cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn một số vấn đề quan trọng cần biết như: 

  • Thời gian để trẻ hồi phục là bao lâu?
  • Trẻ nên tránh những hoạt động hàng ngày nào.
  • Cách chăm sóc trẻ tại nhà 
  • Những triệu chứng hoặc vấn đề mà trẻ sẽ gặp phải và cách xử trí.
  • Việc trẻ dùng một số loại thuốc điều trị bệnh có gây tương tác thuốc hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không.
  • Trẻ cần tái khám khi nào, bệnh có chữa trị dứt điểm được không.

Còn ống động mạch

Còn ống động mạch nên được khắc phục ngay khi phát hiện để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc đối với trẻ nhỏ, cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.