[Hướng dẫn] Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn

Trẻ sơ sinh rất non nớt và nếu không cẩn thận rất dễ làm tổn thương bé. Vì thế, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn nhất.

Mỗi khi trẻ bị sổ mũi, viêm mũi….thường xuất hiện các dịch nhầy và rỉ mũi, dễ làm bít tắc đường thở, gây khó chịu cho các con. Vì thế, rửa mũi là cách tốt nhất giúp loại bỏ các tình trạng trên. Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ đường mũi, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống họng, vào tai và ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho trẻ.

rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Da của trẻ rất nhạy cảm và non nớt. Vì thế, việc chăm sóc cho trẻ cần hết sức thận trọng, nhất là vệ sinh đường mũi họng luôn sạch sẽ. Đã có bao nhiêu phụ huynh biết rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, đặc biệt là những người mới sinh con lần đầu, kinh nghiệm còn chưa có nhiều.

Các bạn có thể rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách theo những cách sau đây:

Cách 1: Rửa mũi cho trẻ đúng cách bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tên hóa học là Natri Clorid 0,9%. Có nghĩa là trong dung dịch nước muối sinh lý, có chứa 0,9% nồng độ NaCl và 1 lít nước.

Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ sơ sinh là cách an toàn và đơn giản nhất. Hơn nữa, nó còn giúp làm ẩm niêm mạc mũi, loãng đờm, long đờm khi bé bị viêm mũi nặng. Bố mẹ có thể dễ dàng mua được loại nước muối sinh lý này ở bất kỳ hiệu thuốc nào với giá thành rất rẻ.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý như sau:

  • Bố mẹ hãy đặt trẻ nằm xuống giường và nghiêng đầu bé một chút
  • Sử dụng ống phun của lọ nước muối đặt sát vách lỗ mũi của bé và nhỏ tầm 2-3 giọt vào một bên lỗ mũi của bé. Chú ý không bịt lỗ mũi bên kia lại. 
  • Khi bơm mũi bên phải nên cho trẻ nghiêng đầu sang trái và ngược lại.
  • Hướng dòng nước bơm về phía sau đầu của trẻ, không hướng về phía đỉnh đầu. 
  • Nếu làm đúng thì nước muối sẽ đi thông qua lỗ mũi bên bơm và chảy ra từ lỗ mũi bên đối diện. 
  • Cho trẻ xì mũi nhẹ nhàng sau khi rửa mũi. 
  • Rửa sạch bơm tiêm hay chai rửa mũi sau khi sử dụng. 

Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Cách 2: Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch vệ sinh đường mũi

Với những bé có chất nhầy dày, đặc trong mũi thì rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách là dùng dung dịch vệ sinh mũi như ống cao su xịt mũi, máy hút mũi. Như vậy mới loại bỏ những chất nhầy này, làm sạch, thông thoáng mũi bé. 

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Chúng ta nên dùng dung dịch Isotonic để xịt mũi cho bé. Đây là dung dịch có cùng nồng độ muối với chất lỏng cơ thể nên rất dịu nhẹ, an toàn với trẻ sơ sinh.
  • Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi: Chúng ta có thể sử dụng các dung dịch chứa hypertonic để xịt cho bé. Nó sẽ giúp làm sạch nhanh, loãng đờm, loại bỏ chất nhầy ở mũi bé hiệu quả.

Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Cách 3: Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút dãi, đờm ở miệng và họng bé

Cách rửa mũi này chỉ được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bởi vì, trẻ bị vướng chấy nhầy trong mũi không được lấy ra bằng ống bơm hay máy hút. Trẻ gặp khó khăn khi thở vì thiếu ô xy.

Cách thực hiện như sau:

  • Cho dung dịch nước rửa mũi vào cốc sạch
  • Dùng ống có kết nối với dung dịch nước rửa mũi vào ống và dùng công tắc giữ nước lại
  • Từ từ luồn ống vào một bên mũi bé cho đến khi ống chạm đến cổ họng.
  • Bật công tắc cho nước trong ống chảy ra làm loãng đờm và hút dịch ra ngoài. 
  • Lặp lại quá trình này đến khi mũi bé hết dịch và dễ thở hơn. 

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách bằng cách hút vệ sinh mũi

Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Các bạn đã biết rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ 2 lần/ngày để đảm bảo đường mũi họng thông thoáng. Không rửa mũi quá nhiều gây tổn thương vùng niêm mạc mũi bé.
  • Chỉ khi trẻ có triệu chứng viêm mũi, nghẹt tắc mũi nhiều, chảy nước mũi trong hay xanh thì mới cần sử dụng đến các dụng cụ hút mũi.
  • Đối với trẻ từ 0- 4 tháng tuổi, mẹ chỉ cần dùng dụng cụ hút mũi. Những trẻ lớn hơn thì có thể rửa mũi bằng xilanh, các dụng cụ rửa mũi khác nhau.
  • Mẹ có thể vừa tắm cho bé vừa vệ sinh vùng mũi bằng cách lau bằng tăm bông nhúng nước ấm. Tuy nhiên, không khuyến khích cách này thì nếu gặp vật chèn bên trong sẽ dễ gây tổn thương vách mũi củ trẻ.
  • Đối với phụ huynh: Cần vệ sinh tay thật kỹ trước khi làm cách phương pháp rửa mũi cho bé. Đồng thời, khi thực hiện phải nhẹ nhàng, cẩn trọng tránh làm tổn thương vùng mũi của bé.

Lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Trên đây là một số lưu ý dành cho các bậc cha mẹ để rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Tuy nhiên, khi bé có các dấu hiệu nghẹt mũi nặng, khó thở, thở yếu, mặt tím tái thì chúng ta cần đưa bé đến bệnh viện để điều trị bởi các bác sĩ chuyên môn, không tự chữa trị tại nhà cho bé khi bé bệnh nặng.