Cây Sắn Dây – Tác dụng và những kiêng kị khi sử dụng

Cây sắn dây được biết đến là một loại thực phẩm tuy nhiên nó còn là một loại thuốc chữa bệnh, được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta. Vậy bài viết ngày hôm nay sẽ gửi tới độc giả những tác dụng mà ít người biết tới của sắn dây.

Cây sắn dây

Thông tin về cây sắn dây

Cây sắn dây là một loại cây thuộc họ đậu. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta. Nó không chỉ có thể thông kinh hoạt lạc, mà còn có thể điều trị sốt và đau đầu. Có thể nói rằng nó là loại cây rất giàu giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu.

  • Tên khác: Khau cát (Tày), bạch cát, cát căn, bằn mắm kéo (Thái)
  • Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth
  • Họ: đậu (Fabaceae)

Mô tả dược liệu cây sắn dây

1. Đặc điểm thực vật

Cây sắn dây là một loại cây có thân dây leo dài, khỏe, có khi bò lan mặt đất; thân non màu xanh, mềm, có nhiều lông mịn màu vàng nâu; thân già màu xám, cứng, có nhiều nốt sần. 

Lá của cây là lá kép và mọc so le nhau bao gồm 3 lá chét hình tim đáy bằng, cuống lá màu xanh, có nhiều lông, mặt bụng có rãnh ở giữa, dài 10-13cm, phù ở đáy. Mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, có lông; gân lá lông chim nổi rõ mặt dưới; cuống lá chét màu xanh, hình trụ, dài 4 –8 mm, nhiều lông. 

cây sắn dây

Rễ sắn dây lớn, màu xám, vỏ ngoài có nhiều đường vân tròn quanh củ, bần dày, một số chỗ bong ra, củ cắt ngang màu trắng, nhiều sợi, có vài vòng nâu

Hoa thường có màu xanh lơ hay xanh tím, mùi thơm dịu. Đài hoa hình chuông và có lông áp sát màu vàng. Quả đậu, dẹt, dài tầm 8cm, thắt lại giữa các hạt và có nhiều lông màu vàng nâu.

2. Bộ phận dùng

Rễ, củ, thân, lá và hoa đều được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh.

3. Phân bố

Cây sắn dây phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chúng thường mọc hoang phổ biến ở vùng rừng núi phía Bắc, đồng thời được trồng ở rất nhiều nơi khác.

cây sắn dây

4. Thu hái và sơ chế

  • Thu hái: Cây sắn dây thường được thu hoạch vào mùa đông, khi thời tiết khô ráo ( khoảng từ tháng 12 tới tháng 2 năm sau)
  • Sơ chế: Do phần rễ củ là bộ phận được dùng phổ biến nhất nên khi thu hoạch sẽ đào lấy phần củ. Củ sau khi đào lên rửa sạch và cạo phần vỏ bên ngoài rồi cắt thành từng đoạn và đem đi phơi hoặc sấy khô rồi nghiền thành bột.

5. Bảo quản

Củ sắn dây khô hay bột sắn dây đều phải được bảo quản trong túi kín và cất ở những vị trí khô ráo, thông thoáng để tránh nấm mốc cũng như mối mọt.

cây sắn dây

6. Thành phần hóa học

  • Phần lá sắn dây có chứa rất nhiều các acid amin, điển hình nhất là asparagin.
  • Phần hoa có saponin triterpenic, glucosyl tryptophan PF-P…
  • Phần củ có một số thành phần hóa học sau: Các dẫn chất isoflavon, formononetin, dẫn chất coumestan, isoflavon dime kudzuisoflavon, các glucosid loại olean triterpen, các sapogenin…
  • Rễ chứa các hợp chất isoflavon (puerarin, daidzein,daidzin), puerosid A, puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean tritrerpen.

Vị thuốc sắn dây

1. Tính vị

Vị ngọt cay, không độc, tính bình.

2. Quy kinh

Kinh Vị, Tỳ, Bàng Quang.

cây sắn dây

Tác dụng của cây sắn dây

1. Sắn dây làm giãn mạch máu

Trong sợi sắn dây có chứa các chất Flavonoid có rất nhiều lợi ích cho cơ thể của chúng ta. Nó có thể giúp chúng ta cải thiện chức năng chuyển hóa oxy của cơ tim và cũng có thể giúp chúng ta làm giãn mạch máu, từ đó cải thiện vi tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó làm giảm lực cản của các mạch máu. Từ đó, Pueraria lobata có khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp và xơ cứng động mạch.

2. Cân bằng nhiệt độ cơ thể

Cây sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt.

3. Giảm lượng đường và chất béo

Đó là nhờ vào thành phần Puerarin chủ yếu có trong củ sắn dây và một số họat chất có gốc Aglycone làm giảm đáng kể nồng độ đường trong máu của chúng ta, và flavonoid có trong sắn dây có thể giúp chúng ta giảm nồng độ lipid và  cholesterol trong máu, vì vậy rễ sắn dây có tác dụng điều trị rất tốt cho người có lượng đường trong máu cao , huyết áp cao và mỡ máu cao.

cây sắn dây

4. Giải rượu

Các chất có trong pueraria lobata có thể phản ứng với ethanol, có thể giúp chúng ta làm giảm tác dụng gây mê của ethanol trên cơ thể từ đó giúp loại rượu trong gan và cơ thể một cách dễ dàng. Vì vậy sắn dây có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng đỏ mặt sau khi uống, sắn dây cũng có thể tổ chức tiêu hóa và hấp thụ rượu trong đường tiêu hóa của chúng ta, do đó bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa của chúng ta khỏi tổn thương do rượu.

5. Làm đẹp

Hàm lượng dinh dưỡng trong cây sắn dây có thể làm tăng cường độ khỏe của làn da, chúng làn da có sức khỏe để chống chọi với những yếu tố gây hại. Những người thường hay cảm thấy khô miệng, mắt khô thì sắn dây cũng là một chất bổ lí tưởng. Hơn nữa sắn dây có thể làm giảm những triệu chứng do chúng ta suy nghĩ quá nhiều trong cuộc sống.

6. Làm dịu cơn khát

Những người đã ăn sắn dây đều cảm thấy sảng khoái và thoải mái. Thực tế, sắn dây là một chất bổ sung lí tưởng có thể giúp chúng ta làm dịu cổ họng và khô mắt.

cây sắn dây

Cây sắn dây không nên kết hợp ăn với gì?

1. Sắn dây không nên ăn với hạnh nhân

Sắn dây có thể kết hợp với hầu như tất cả các loại thực vật mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên riêng với hạnh nhân thì tốt nhất đừng nên kết hợp. bởi vì các chất trong hai loại thực phẩm này sẽ tạo ra phản ứng, từ đó hình thành nên một chất không tốt cho sức khỏe, tạo ra cảm giác khó chịu, không thoải mái.

2. Sắn dây không nên ăn với gừng tươi

Gừng tươi là một loại thực phẩm vô cùng phong phú chất dinh dưỡng, có thể giúp chúng ta thúc đẩy cảm giác thèm ăn và làm ấm cơ thể. Có điều sắn dây khi kết hợp với gừng sẽ khiến cơ thể chúng ta bị chóng mặt, mắt mờ…

cây sắn dây

3. Bột sắn không thể ăn với thịt dê

Thịt dê giúp chúng ta bổ sung năng lượng và giàu protein giúp bổ máu, bổ thận và tráng dương. Có thể nói, thịt dê là một loại thức ăn vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, sắn dây cũng bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng vì vậy tốt nhất là không nên ăn cùng nhau, nếu không cơ thể nhận chất bổ quá nhiều cùng lúc sẽ gây ra triệu chứng nóng trong người như chảy máu cam…

Lưu ý: Cây sắn dây mặc dù có tác dụng trị bệnh nhưng tác dụng thường chậm và phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi điều trị bệnh với dược liệu này. Điều này không chỉ đảm bảo tính an toàn mà còn giúp nhận được kết quả tốt nhất. 

cây sắn dây

Bài viết về cây sắn dây xin được kết thúc tại đây. Hy vọng quý độc giả đã hiểu được công dụng và những lưu ý khi sử dụng cây sắn dây để có thể tận dụng được loại dược liệu này.