PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới bị hói đầu ít và thường ở mức độ nhẹ hơn so với nam giới. Tuy nhiên không thể vì thế mà các chị em chủ quan, nhất là khi tình trạng hói ở đường ngôi giữa đang ngày càng có nguy cơ bị trẻ hóa. Vậy nếu gặp phải tình trạng đường rẽ ngôi bị hói, các bạn nữ nên làm gì để khắc phục? Tìm hiểu ngay!
Trước hết bạn phải cần biết rằng trung bình mỗi ngày 1 người bình thường rụng từ 30 – dưới 100 sợi tóc. Do đó, không phải ai rụng tóc cũng đồng nghĩa với việc họ sắp bị hói đầu.
Vậy các bạn nữ có thể dựa vào yếu tố nào để biết được mình có đang đối mặt với tình trạng đường rẽ ngôi bị hói khi còn trẻ hay không?
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, có thể bạn đang phải tình trạng đường rẽ ngôi bị hói.
Tình trạng tóc rụng nhiều, nhất là vùng đỉnh đầu, đường rẽ ngôi phần lớn diễn ra trong thời kỳ mang thai, sau khi sinh hoặc tiền mãn kinh/ mãn kinh, nữ trung tuổi. Cụ thể trong các giai đoạn này, cơ thể phụ nữ thường xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, làm giảm lượng Testosterone đồng thời tăng cường DHT.
Đây cũng chính là nhân tố sẽ khiến cho nang tóc bị co lại trong khi lớp màng trên da đầu lại dày, dẫn đến quá trình tiếp nhận chất dinh dưỡng của tóc bị gián đoạn. Tóc dần dần bị yếu, dễ gãy rụng và khó phát triển lại, gây ra tình trạng tóc rụng, thưa hói ở đường rẽ ngôi.
Những lo lắng, bất ổn, áp lực đến từ cuộc sống, công việc, gia đình, các mối quan hệ… cũng là nguyên nhân góp phần khiến tóc rụng nhiều và có thể dẫn đến đường rẽ ngôi bị hói ở phụ nữ.
Một số trường hợp mắc các bệnh như viêm nhiễm da đầu, hội chứng buồng trứng đa nang, thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp hoặc đang tham gia điều trị hóa trị/ xạ trị cũng có thể bị rụng tóc nhiều đỉnh đầu, đường rẽ ngôi.
Sử dụng hóa chất tẩy, nhuộm, uốn tóc quá đà của nhiều chị em phụ nữ cũng là lý do khiến tóc hư tổn. Việc lạm dụng hóa chất và nhiệt độ cao khi làm tóc sẽ làm phá hủy lớp Lipid và Keratin ở biểu bì, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng. Thậm chí nhiều trường hợp bị hóa chất tổn thương nặng, khiến tóc rụng nhiều thành từng mảng.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ đang có lối sống thiếu khoa học như: Thức khuya, sử dụng chất kích thích, đồ có cồn, ăn đồ ăn nhanh,…
Bên cạnh đó, một số bạn nữ cũng có những thói quen chăm sóc tóc không đúng cách như: Cột tóc quá chặt, thường xuyên buộc tóc đuôi ngựa, chải tóc khi còn ướt (thậm chí vừa gội đầu vừa chải tóc), đi ngủ khi tóc vẫn còn ẩm, lạm dụng hóa chất, không chú ý bảo vệ tóc dưới nhiệt độ cao,… Điều này gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến sức khỏe mà còn khiến cho tóc nhanh rụng hơn.
Xem thêm: Phương pháp cứu cánh cho sao Việt bị hói chỉ với 1 lần thực hiện
Trước khi thử nghiệm bất kỳ phương pháp điều trị rụng tóc, đường rẽ ngôi bị hói bạn cần nắm rõ nguyên tắc sau: Lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng của bản thân.
Sở dĩ nhiều người chữa hói đầu vài năm nhưng không có hiệu quả là do cho phương pháp không phù hợp với tình trạng của mình. Chính vì vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất khi điều trị đường rẽ ngôi bị hói là chị em cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Vì một số trường hợp như vấn đề về tâm lý, bệnh lý hoặc thay đổi hormone… khó phát hiện, nên tốt nhất bạn hãy thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ có kinh nghiệm tư vấn chi tiết.
Tùy vào từng nguyên nhân mà có những phác đồ khác nhau. Ví dụ như nếu vấn đề xuất phát từ tâm lý căng thẳng, stress thì giải tỏa áp lực công việc hay tăng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, đi nghỉ dưỡng, tập thiền, yoga là liệu pháp tốt nhất. Còn với các trường hợp hói đầu do bệnh lý thì bạn cần xử lý dứt điểm bệnh trước khi bắt tay vào điều trị hói đầu.
Để cải thiện tình trạng đường ngôi giữa bị hói một cách hiệu quả thông thường sẽ có hai phương pháp chính là sử dụng các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên và áp dụng phương pháp y khoa như dùng thuốc hoặc cấy tóc tự thân.
Phương pháp khắc phục đường rẽ ngôi bị hói được nhiều người áp dụng phải kể tới các mẹo dân gian bằng thảo dược tự nhiên. Trong các thành phần thảo dược không chỉ dễ kiếm, an toàn mà chứa nhiều dưỡng chất cho lợi cho tóc mà còn giúp khắc phục vấn đề về da đầu của chị em. Một số mẹo dân gian có thể kể đến như:
Hiện trên thị trường có 1 số loại thuốc hỗ trợ xử lý vấn đề này như: Minoxidil; Spironolactone; … Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi chọn mua bất kỳ loại thuốc nào, tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Mặc dù có chi phí thực hiện cao hơn so với các phương pháp khác nhưng cấy tóc tự thân đang được nhiều chị em đánh giá là thực sự mang lại hiệu quả. Đây là hình thức phân bổ các nang tóc của khách hàng từ vị trí nang tóc khỏe mạnh sang khu vực đường ngôi tóc bị hói, rụng tóc.
Theo kết quả thực hiện tế cho thấy, tỷ lên nang tóc sống đạt tới 95 – 97%. Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội như:
Tóc cấy sau khoảng 1 – 3 tháng kể từ khi làm thủ thuật sẽ rụng thay thân và dần thay thế bởi lớp tóc mới. Tóc mọc ổn định sau 3 – 6 tháng. Đây là tóc thật nên sẽ rụng theo chu kỳ sinh trưởng và được thay thế tự nhiên, không lo bị rụng trở lại. Đường ngôi giữa tóc mọc dày đẹp, không lộ dấu vết thẩm mỹ.
Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân trị hói đầu ở nữ giới tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/
Trên đây là tất cả những nội dung quan trọng về việc khắc phục tình trạng đường rẽ ngôi bị hói. Nếu đang còn nhiều băn khoăn và muốn thử nghiệm phương pháp này, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hoặc gọi số hotline: 024.3219.1111 để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm và có chuyên môn giỏi, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Khám bệnh hói đầu ở đâu? Top 5 địa chỉ khám hói đầu uy tín trên cả nước