Tóc bị hói ở trán: Nguyên nhân, cách điều trị tận gốc cho cả nam và nữ

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề tóc bị hói ở trán không chỉ ảnh hưởng về ngoại hình mà còn tác động đáng kể đến vấn đề tâm lý, mất đi sự tự tin. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng nhau khám phá những nguyên nhân và giải pháp hiệu quả nhất để đối mặt với tình trạng tóc bị hói ở trán. 

I. Dấu hiệu nhận biết tình trạng hói ở trán

Hói đầu là tình trạng rụng tóc thường gặp ở cả nam và nữ giới, đặc biệt là anh em ở độ tuổi trung niên. Hói đầu thường bắt đầu ở vùng trán và hai bên thái dương, sau đó lan rộng ra toàn bộ đầu.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trán hói:

  • Đường chân tóc bắt đầu cao lên: Đây là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của hói đầu. Đường chân tóc bắt đầu cao lên, dần dần tạo thành hình chữ M hoặc U.
  • Tóc rụng nhiều: Đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của hói đầu. Tóc rụng nhiều, có thể rụng thành từng búi hoặc rụng từng sợi.
  • Tóc thưa mỏng: Khi tóc rụng nhiều, vùng trán sẽ trở nên thưa mỏng, lộ da đầu.

Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào trên, việc thăm bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc tóc là quan trọng để đưa ra đánh giá chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Hói đầu ở đàn ông có thể điều trị không?

II. Nguyên nhân dẫn đến tóc bị hói ở trán

1. Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất gây hói đầu ở nam giới. Theo các nghiên cứu, có khoảng 80% nam giới bị hói đầu có yếu tố di truyền.

Yếu tố di truyền gây hói đầu là do sự thay đổi của gen, khiến các nang tóc nhạy cảm hơn với hormone testosterone. Testosterone được chuyển hóa thành một chất gọi là dihydrotestosterone (DHT) trong cơ thể. DHT có thể làm giảm kích thước và sức khỏe của nang tóc, khiến tóc rụng và không mọc lại.

2. Mắc một số bệnh lý 

Ngoài nguyên nhân di truyền, còn có một số bệnh lý có thể dẫn đến tóc bị hói ở trán, bao gồm: bệnh lý tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp), tiểu đường, hội chứng đa nang buồng trứng, rối loạn hệ thống tự miễn, thiếu máu, viêm nhiễm da đầu, nấm, vảy nến, chàm,…

3. Rối loạn nội tiết tố 

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra rụng tóc nhiều, đặc biệt là phụ nữ trong các thời điểm như sau sinh hoặc tiền mãn kinh, mãn kinh,…. Khi hàm lượng hormone nội tiết tố có sự thay đổi bất thường (suy giảm hoặc mất cân bằng) sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ phát triển, rụng và mọc của tóc, dẫn tới một số tình trạng như tóc yếu, xơ rối, mất đi độ mềm mượt, rụng nhiều hơn.

4. Thiếu dinh dưỡng

Tóc cũng tương tự các cơ quan khác trong cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Khi cơ thể không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, chất đạm, kẽm, canxi, vitamin B5, B12, biotin, omega 3,… có thể tác động xấu tới tế bào mầm tóc, khiến tóc yếu đi và hiện tượng rụng tóc diễn ra thường xuyên hơn. 

5. Căng thẳng quá mức

Căng thẳng, mệt mỏi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, hệ thần kinh mà còn gây ra hàng loạt những rối loạn do việc sản sinh  telogen effluvium quá mức. Chất này có thể tác động tiêu cực tới chu kỳ sinh trưởng và phát triển của những sợi tóc, khiến chúng rụng nhiều hơn.

6. Một số nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác cũng góp phần gia tăng nguy cơ hói tóc ở trán, bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Lạm dụng hóa chất tạo kiểu
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc (dầu gội, dầu xả, kem ủ hay dưỡng tóc,…) không phù hợp với tính chất tóc và da đầu
  • Thói quen chăm sóc tóc không đúng cách
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị xương khớp, huyết áp, thuốc chữa trầm cảm,…
  • Tác động xấu từ khói bụi, không khí ô nhiễm, hóa chất, nắng, gió,…

Những nguyên nhân gây rụng tóc bạn cần lưu ý

Xem thêm: Cấy tóc ở Hà Nội – Review 3 địa chỉ cấy tóc uy tín và chất lượng

III. Cách điều trị trán hói tận gốc cho cả nam và nữ

Tóc bị hói ở trán xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó muốn điều trị trán hói tận gốc điều đầu tiên cần làm đó là xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để từ đó đưa ra phác đồ, cách khắc phục hiệu quả nhất.

Với những trường hợp mức độ hói nhẹ, mọi người hoàn toàn có thể tự khắc bằng cách các phương pháp dân gian, chăm sóc tóc bằng việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như vỏ bưởi, dầu dừa, nha đam, bồ kết,… hay sử dụng thuốc ngăn ngừa rụng và kích thích mọc tóc (Minoxidil, Finasteride, Corticosteroids,…), điều trị bằng laser,… Tuy nhiên những phương pháp này thường không mang lại hiệu quả đối với những trường hợp hói nặng, tóc con không mọc được lại (mất nang tóc). Do vậy, để điều trị dứt điểm rụng tóc, giúp những người hói đầu thoát khỏi tình trạng này, sở hữu mái tóc đẹp như ý muốn thì cấy tóc tự thân chính là giải pháp toàn diện nhất. 

Để đảm bảo an toàn, và hiệu quả cao nhất bạn cần lựa chọn địa chỉ cấy ghép uy tín, chất lượng. Phòng khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế là đơn vị tiên phong chuyển giao kỹ thuật cấy tóc tự thân từ Hoa Kỳ về Việt Nam. Đây cũng là cơ sở đầu tiên và duy nhất tại nước ta có chuyên khoa cấy ghép nang tóc được Sở Y tế cấp phép hoạt động.

Ngoài ra, nơi đây còn được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, hạ tầng và sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tóc trên 10 năm kinh nghiệm cùng các kỹ thuật cấy ghép tiên tiến nhất hiện nay như FUE, HAT, PNS, SHT. Hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, 100% nhập khẩu từ các nước lớn như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Bên cạnh đó, chính sách bảo hành và cam kết hiệu quả bằng văn bản cũng góp phần khẳng định mức độ uy tín của phòng khám. 

Xem thêm: http://TOP SAO VIỆT CAN THIỆP CẤY TÓC THẨM MỸ THÀNH CÔNG | Hair transplant

Để ngăn ngừa tình trạng tóc bị hói ở trán, các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám cũng đưa ra một số lưu ý, bao gồm:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, các loại thịt, đậu các loại. Những thực phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc và lông mi, bao gồm protein, sắt, biotin, vitamin B, vitamin C, vitamin E,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp tăng độ ẩm tự nhiên, tạo độ dẻo dai, mềm mượt . Trung bình mỗi ngày bổ sung từ 2 -2.5 lít nước theo khuyến cáo của các chuyên gia.
  • Gội đầu 2-3 lần/tuần với dầu gội, dầu xả phù hợp an toàn, giúp nuôi dưỡng và bảo  vệ tóc
  • Hạn chế sử dụng các dụng cụ như máy sấy, thiết bị tạo kiểu tóc ở nhiệt độ cao làm khô và tổn thương tóc.
  • Bảo vệ tóc trước khi ra ngoài, hạn chế tác động xấu từ môi trường

Tóc bị hói ở trán có thể khắc phục nếu được phát hiện sớm, tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Do đó bạn nên chủ động tới các cơ sở chuyên khoa tóc như Phòng khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế  hoặc gọi số hotline 024 3219 1111 để đội ngũ bác sĩ, chuyên gia thăm khám khi có dấu hiệu rụng tóc bất thường, tóc rụng nhưng không mọc lại,…