PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Tóc có thể bám trụ được trên da đầu là nhờ vào chân tóc. Do đó nếu chân tóc yếu sẽ khiến các sợi tóc bị gãy rụng và hư tổn, dẫn tới tình trạng thưa tóc, hói đầu mà nhiều người gặp phải như hiện nay. Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục chân tóc yếu như thế nào? Tham khảo bài viết sau để có lời giải đáp cho những thắc mắc trên nhé!
Cấu tạo của tóc gồm 2 phần: thân tóc – phần tóc mọc ra khỏi da đầu và nang tóc – phần nằm bên dưới da đầu. Nhiều người hay gọi nang tóc là chân tóc, nhưng thực tế chân tóc nằm bên trong nang tóc và chúng được nuôi dưỡng bằng các mạch máu li ti ở đáy nang, không phải nang tóc. Chân tóc yếu là tình trạng chân tóc bị tổn thương dẫn đến đứt gãy, gây ra tình trạng rụng tóc. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ khiến tóc ngày càng thưa mỏng, thậm chí tóc không thể mọc lại.
Biết chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm được cách khắc phục chân tóc yếu hiệu quả. Theo đó, chân tóc yếu là vì những lý do sau đây:
Khi da đầu nhờn sẽ tăng tiết dầu, bụi bẩn dễ dàng bám lại sinh ra gàu, tóc mau bẩn và bết dính. Hiện nay có nhiều nguyên nhân làm cho da đầu bị nhờn như như chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa chất béo hay do hệ tuần hoàn điều tiết không được tốt,… Tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng tiết bã nhờn ở chân tóc là do lượng Dihydrotestosterone (DHT) tăng sinh mạnh, kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn tại chân tóc diễn ra mạnh hơn.
Lượng DHT dư thừa lớn sẽ tác động ngược vào nang tóc, khiến chúng dần suy yếu, teo nhỏ, lớp màng bảo vệ trên da đầu dày hơn, chậm lại sự truyền máu đến mao mạch, chân tóc yếu gây rụng tóc.
Thành phần của dầu gội đầu thường chứa một lượng hoạt chất nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên tóc và làm sạch da đầu. Tuy nhiên việc gội đầu quá thường xuyên có thể khiến tóc mất đi các dưỡng chất tự nhiên làm chân tóc bị suy yếu, mất độ đàn hồi.
Việc lạm dụng hóa mỹ phẩm như dầu gội có hoạt tính tẩy rửa mạnh, thuốc nhuộm nhiều hóa chất khiến cho mái tóc của bạn chịu tác động xấu, chân tóc yếu dễ rụng. Ngoài ra, ép, uốn, dập xù, tạo kiểu hay tẩy tóc, nhuộm tóc quá thường xuyên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mái tóc, làm mất đi sự tự nhiên, khiến cấu trúc tóc bị biến đổi.
Để duy trì sức khỏe của chân tóc, bạn cần dung nạp đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin C, collagen, vitamin B, sắt, kẽm,… Chính vì thế nếu bạn duy trì chế độ ăn uống thiếu chất cơ thể không thể hoàn thành và thực hiện quá trình tổng hợp dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể nói chung và mái tóc nói riêng. Điều này khiến nang tóc teo dần, dễ bị tổn thương, phát sinh tình trạng khô xơ, gãy rụng.
Chịu căng thẳng trong thời gian dài có thể hình thành nhiều tác động xấu lên hệ tuần hoàn và vùng dưới đồi trong cơ thể. Trong trường hợp căng thẳng không được kiểm soát sẽ làm giảm số lượng hồng cầu, giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến nang tóc và gây mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ hư tổn, khiến nang tóc suy yếu, tóc khô xơ, hư tổn.
Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thành phần dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó nếu thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc, các cơ quan sẽ mệt mỏi, suy nhược và hoạt động kém. Đồng thời làm phát sinh tình trạng thiếu máu, căng thẳng, mất tập trung, mất căng bằng nội tiết, chân tóc từ đó cũng yếu dần.
Suy giáp, hội chứng rối loạn chán ăn tâm thần có thể làm suy giảm chức năng của tế bào da đầu, khiến nang tóc dễ tổn thương, chân tóc yếu và tăng số lượng tóc rụng. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị ung thư, tuyến giáp, gout, chống trầm cảm, kiểm soát huyết áp cũng làm suy yếu chân tóc.
Sinh sống trong môi trường khói bụi ô nhiễm sẽ làm tổn thương chân tóc. Ngoài ra khi thời tiết khô hanh có thể làm mất độ ẩm của da, khiến tóc giòn và dễ gãy rụng hơn. Khi độ ẩm không được đảm bảo, chân tóc sẽ không thể chắc khỏe và hấp thu tốt dưỡng chất.
Ngoài các nguyên nhân cơ bản nêu trên, tình trạng chân tóc yếu còn do:
Chân tóc yếu nếu để lâu sẽ khiến mái tóc ngày càng thưa mỏng, thậm chí tăng nguy cơ hói đầu. Vậy chân tóc yếu phải làm sao? Dưới đây là một số cách khắc phục chân tóc yếu mà bạn có thể tham khảo.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất là một trong những cách khắc phục chân tóc yếu được các chuyên gia khuyến nghị. Những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nang tóc có thể kể đến như:
Tham khảo thêm: Chuyên gia giải đáp: Cấy tóc đau không? Mức độ an toàn như thế nào?
Trường hợp đã áp dụng những cách khắc phục chân tóc yếu trên nhưng tình trạng rụng tóc thuyên giảm, chân tóc ngày càng yếu đi thì bạn nên tìm đến Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời bằng các kỹ thuật hiện đại.
Với những trường hợp nang tóc mới suy yếu, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phục hồi bằng công nghệ laser cường độ thấp. Khách hàng sẽ được trải nghiệm hệ thống máy móc, thiết bị chuyên khoa tóc tối tân để trị liệu da dầu và phục hồi nang tóc. Nhờ vậy, da đầu sạch sâu, cải thiện tuần hoàn máu dưới da, đưa dưỡng chất vào tận sâu trong nang tóc. Thúc đẩy việc phục hồi nang tóc suy yếu, kích hoạt các nang tóc bị teo, tăng cường sức sống, giảm lượng tóc rụng và kích thích tóc mọc lại chỉ sau 1 liệu trình.
Trường hợp nang tóc đã mất, da đầu lộ rõ những mảng hói thì khách hàng nên tham khảo công nghệ cấy tóc tự thân. Đây được đánh giá là bước tiến vượt bậc trong ngành Y khoa bởi không chỉ tái tạo nang tóc, kích thích tóc mọc trở lại nhanh chóng, khỏe mạnh mà còn đảm bảo độ an toàn cao, thân thiện với cơ thể do sử dụng những nang tóc tự thân làm nguyên liệu cấy ghép. Chỉ sau 6 – 9 tháng, vùng da đầu mất tóc sẽ được bao phủ, tóc mọc cứng cáp, đúng hướng, cấu trúc như sợi tóc vốn có, không bị rụng lại.
Xem thêm: TỔNG QUAN QUY TRÌNH CẤY TÓC TẠI PHÒNG KHÁM CẤY GHÉP TÓC Y HỌC QUỐC TẾ