Bị rụng lông vùng kín ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp 

Bị rụng lông vùng kín có thể khiến “cô bé” đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương do ma sát. Hiểu và nắm rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp chị em phụ nữ điều trị dễ dàng và hiệu quả. Từ đó bảo vệ vùng kín tốt hơn trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài. 

I. Lông vùng kín có tác dụng như thế nào với cơ thể 

Lông vùng kín hay lông mu là phần lông mọc ở gần gò mu phía trên phần âm hộ của nữ. Phần lông này chính là dấu hiệu báo trước tuổi trưởng thành của nữ giới và cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sinh lý của người phụ nữ.

Một số chức năng sinh lý của lông vùng kín mà bạn nên biết: 

– Giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng kín: lông mu có chức năng như một “màng đệm” giúp các nếp gấp ở vùng kín không thể chạm vào được nhau, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị ban đỏ hoặc nhiễm trùng cô bé do các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, nấm, bụi bẩn… 

– Điều hòa nhiệt độ: lông vùng kín giữ vai trò điều tiết nhiệt độ và độ ẩm của vùng kín, không để nó quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này đóng vai trò rất lớn đối với sự ổn định sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ. 

– Giảm tổn thương đến Cô bé: các sợi lông mu còn giảm ma sát đến cô bé khi vận động hoặc khi quan hệ tình dục, hạn chế tổn thương hoặc đau rát sau mỗi lần “hành sự”. 

– Hấp dẫn người khác giới: theo nghiên cứu khoa học, các nang lông vùng kín sẽ tiết ra một chất kích thích pheromone giúp thu hút đối tượng khác giới và gia tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục 

Tóm lại, lông vùng kín đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Vì vậy đột ngột bị rụng lông vùng kín khiến nhiều người hoang mang, lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và có thể gây hại đến sức khỏe không?.

TRIỆT LÔNG BIKINI AN TOÀN, KHÔNG GÂY NGỨA. NÀNG NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

II. Nguyên nhân khiến bạn bị rụng lông ở vùng kín 

Để điều trị thành công và đảm bảo lông vùng kín khỏe mạnh đầu tiên ta phải hiểu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng lông này. 

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến lông vùng kín bị rụng: 

– Rụng lông vùng kín do vấn đề nội tiết: rối loạn hormone ở nữ giới có thể ảnh hưởng đến chu kỳ mọc và rụng lông của cơ thể. Do đó, chị em có thể bị rụng nhiều lông vùng kín vào thời điểm: dậy thì, sau khi sinh thai, trong kỳ kinh nguyệt… 

– Bị rụng lông vùng kín do mắc bệnh: rụng lông mu có thể là dấu hiệu báo hiệu một vài căn bệnh mạn tính như: rối loạn tuyến yên, béo phì, buồng trứng đa nang… Do đó, bạn không nên chủ quan nếu gặp phải tình trạng rụng lông vùng kín kèm theo các dấu hiệu khác như mệt mỏi, chán ăn, hay cáu gắt, ra dịch âm đạo bất thường… 

– Sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây rụng lông: một số loại thuốc điều trị bệnh có thể khiến bạn bị rụng lông vùng kín. Chúng có thể là: thuốc điều trị ung thư, thuốc trị chứng loạn thần, thuốc trị bệnh xương khớp… 

– Bị rụng lông mu do rối loạn trao đổi chất: cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, bị rối loạn trao đổi chất… khiến các nang lông không hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết dẫn đến xơ yếu, dễ rụng và khó mọc trở lại.  

– Nấm vùng kín: vùng kín của nữ giới thường xuyên phải đối mặt với vi khuẩn, nấm xâm nhập. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho chúng sinh sôi và phát triển, gây ngứa, viêm âm đạo và rụng lông tại vùng kín. 

– Di truyền: nhiều chị em bẩm sinh có ít lông mu hoặc không có lông mu, tình trạng này là di truyền và chỉ có thể điều trị hiệu quả bằng cấy tóc tự thân 

Xem thêm: CẤY LÔNG MU, VÙNG KÍN (Quy trình ; Hình ảnh thực tế)

III. Bị rụng lông vùng kín điều trị như thế nào? 

Như bạn đã thấy, nó nhiều nguyên nhân khiến lông vùng kín bị rụng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà cách điều trị sẽ khác nhau: 

3.1. Xây dựng thói quen lành mạnh 

Đây là cách điều bị bị rụng lông vùng kín cơ bản và cũng là cách phòng ngừa bị rụng lông rất hữu hiệu. Tuy nhiên, cách này có hiệu quả không quá rõ rệt, phù hợp với những trường hợp bị rụng lông do yếu tố dinh dưỡng, rối loạn hormone… Cụ thể:

  • Ngủ đủ giấc giúp cơ thể tái tạo năng lượng và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn 
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ bữa ăn hàng ngày, bao gồm các chất như Protein; vitamin (B, A, C, D…);  khoáng chất (canxi, sắt…); Chất béo axit omega-3… 
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước để cơ thể bổ sung đủ dưỡng chất và giữ ẩm cho lông vùng kín, giúp chúng phát triển khỏe mạnh hơn 
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, khả năng hấp thụ dưỡng chất và oxy của các nang lông 
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia (nếu có) vì chúng ảnh hưởng đến khả năng phát triển của lông tóc, thậm chí khiến lông mu rụng vĩnh viễn. 
  • ….

3.2. Điều trị các căn bệnh gây rụng tóc 

Rụng tóc cũng có thể là dấu hiệu quả các căn bệnh mạn tính (rối loạn tuyến giáp, huyết áp cao, bệnh tim…). Do đó, bạn không được chủ quan mà nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như: Mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe, tiết dịch âm đạo bất thường… kéo dài và không thuyên giảm. 

Tùy thuộc vào lý do dẫn đến rụng lông mu mà bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị khác nhau: 

  • Đối với những người bị rụng lông mu do viêm hoặc nấm âm đạo có thể sử dụng một số loại như hydroxychloroquine, corticosteroid,… có tác dụng kháng viêm và diệt nấm. Sau đó có thể cân nhắc sử dụng tinh chất dưỡng lông hoặc thuốc mọc lông mu phát triển vùng nang lông trở lại.
  • Trường hợp mắc các bệnh lý mạn tính, bác sĩ thường sẽ khuyên khách hàng đến các bệnh viện chuyên điều trị các bệnh tương ứng. Sau khi điều trị hoàn toàn bệnh, khách hàng có thể dựa vào tình trạng nang lông để lựa chọn phương pháp kích thích mọc lông bằng thuốc hoặc cấy lông mu tự thân (trường hợp nang lông đã tiêu biến hoàn toàn) 

3.3. Cấy lông mu tự thân 

Trường hợp bị rụng lông vùng kín được chẩn đoán mất nang lông hoặc bẩm sinh cơ thể có ít nang lông hoặc không có lông mu chỉ có thể điều trị bằng cấy lông mu tự thân. Đây là phương pháp hiện đại giúp tái tạo lại vùng lông tiêu biến một cách tự nhiên và trọn đời. 

Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đặc biệt để chiết tách lấy những sợi tóc nằm tại vị trí sau gáy. Những sợi tóc này sau đó sẽ được cấy lên vùng cần mọc lông (đã được tạo khuôn từ trước) một cách tỉ mỉ và theo chiều mọc tự nhiên của lông. 

Chỉ sau 3 – 6 tháng thực hiện thủ thuật, nang tóc được cấy sẽ phát triển trở lại, phủ rậm vùng kín bằng những sợi lông có đặc tính sinh học hệt như lông mu (mềm, xoăn, cong). Hơn nữa, vì nguyên liệu sử dụng là nang tóc tự thân của chính khách hàng, do đó không xảy ra phản ứng đào thải và kết quả cấy có thể được duy trì trọn đời nếu được chăm sóc tốt. 

Song, hiện nay có rất ít địa chỉ cấy lông mu an toàn và hiệu quả. Nếu có nhu cầu bạn có thể liên hệ Phòng Khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế – đơn vị chuyên thực hiện thủ thuật cấy ghép lông tóc tự thân, được Sở Y tế kiểm tra và cấp phép hoạt động. Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, đơn vị còn đảm bảo chắc chắn về hiệu quả điều trị bằng văn bản, cam đoan giúp khách hàng sở hữu kết quả cấy ghép như ý. Nếu không sẽ tiến hành hoàn lại tiền.

Xem thêm: Những điều bạn cần biết trước khi cấy lông vùng kín (cấy lông mu tự thân)

Thông tin liên hệ

  • Hệ thống Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế
  • Cơ sở Hà Nội: 38 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở Sài Gòn: 260 Nguyễn Đình Chiểu P6, Q3, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 024 3219 1111
  • Email: phongkhamcaytocquocte@gmail.com

Như vậy, thông qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng bị rụng lông vùng kín cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, bạn có thể liên hệ đến Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế để được tư vấn tận tình nhất nhé!