Chân tóc là ở đâu và nếu mất chân tóc làm thế nào để khắc phục?

“Tôi năm nay 29 tuổi và bị rụng tóc nhiều khoảng 2-3 năm nay. Tóc tôi rụng lưa thưa khắp đầu, chủ yếu là trước trán và trên đỉnh đầu. Tôi có sử dụng thuốc kích thích mọc tóc nhưng cả năm trời không cải thiện. Tôi đọc trên mạng thấy bảo có thể là da chân tóc bị teo nhỏ hay biến mất nên dùng thuốc hay liệu pháp tự nhiên không cải thiện. Vậy chân tóc là ở đâu? Nếu mất chân tóc thì tóc có mọc lại không? Mong sớm nhận được giải đáp từ bác sĩ vì tôi lo lắng mình bị hói đầu ảnh hưởng tới thẩm mỹ.” (Thu Uyên – Hà Nội)

1. Chân tóc là ở đâu?

Xin chào Thu Uyên, cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Để trả lời câu hỏi chân tóc là ở đâu, thay mặt đội ngũ bác sĩ Ths. BS Nguyễn Quốc Tuấn xin giải đáp chi tiết như sau:

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết, mỗi người sẽ có trung bình khoảng 100.000 chân tóc trên da đầu. Chân tóc (nang tóc) là một cấu trúc hình túi nằm ở lớp biểu bì (lớp ngoài cùng) của da. Chân tóc có nhiều mạch máu li ti và chứa tế bào mầm tóc. Dưỡng chất sẽ thông qua mạch máu đi tới chân tóc nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe.

Xung quanh chân tóc còn có các tuyến nhờn (tuyến bã, tuyến dầu) có tác dụng bôi trơn sợi tóc, hỗ trợ sợi tóc cứng cáp và dựng lên. Chân tóc được coi là phần “chết” bởi không có sự trao đổi hóa sinh. Khi cắt tóc, chỉ tác động lên phần thân tóc nên bạn không cảm thấy đau.

Chân tóc là gì? Chân tóc ở đâu? Nguyên nhân rụng chân tóc và cách khắc phục - Nhà thuốc FPT Long Châu

2. Chu kỳ phát triển của tóc

Thông thường, tóc sẽ mọc ra khỏi chân tóc và phát triển theo chu kỳ nhất định với 3 giai đoạn khác nhau, bao gồm:

  • Giai đoạn Anagen (tăng trưởng): tóc bắt đầu mọc lên từ gốc. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 7 năm.
  • Giai đoạn Catagen (chuyển tiếp): sự phát triển của tóc bắt đầu có dấu hiệu chậm lại, và chân tóc cũng co lại trong giai đoạn này. Thông thường, Catagen sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tháng.
  • Giai đoạn Telogen (nghỉ ngơi): các sợi tóc cũ sẽ rụng đi và được thay thế bởi những sợi tóc mới bắt đầu mọc ra từ cùng một chân tóc. Điều này thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng.

Các cân tóc không chỉ đơn thuần là “nghỉ ngơi” trong giai đoạn Telogen. Có rất nhiều các hoạt động tế bào xảy ra trong giai đoạn này nhằm giúp tái tạo lại các mô và tạo điều kiện giúp tóc mọc nhiều hơn. Nói cách khác, giai đoạn Telogen đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần hình thành nên một mái tóc chắc khỏe.

Ngoài ra, mỗi một chân tóc khác nhau sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau của cùng một chu kỳ phát triển. Một số nang có thể đang ở trong giai đoạn phát triển, trong khi những nang khác có thể đang ở giai đoạn nghỉ ngơi. Hoặc một số sợi tóc đang trong giai đoạn phát triển, số tóc khác lại rụng đi. Trung bình, 1 người bình thường sẽ bị rụng khoảng 30 – dưới 100 sợi tóc vào mỗi ngày. 

Chu kỳ rụng tóc và mọc tóc diễn ra như thế nào? [Giải đáp chi tiết]

3. Vai trò của chân tóc

Biết được chân tóc là ở đâu rồi thì hãy cùng tìm hiểu về vai trò và chức năng của nó nhé! Trung bình mỗi tháng, tóc của bạn sẽ mọc ra khoảng nửa inch. Nhìn chung, tốc độ mọc tóc của bạn có thể bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tuổi tác, loại tóc và sức khỏe tổng thể của bạn.

Các chân tóc không chỉ chịu trách nhiệm về mức độ phát triển của tóc mà chúng còn tác động đến vẻ ngoài của mái tóc. Hình dạng của chân tóc sẽ quyết định đến mức độ xoăn của tóc. Các nang tròn sẽ tạo ra tóc thẳng, trong khi đó các nang hình bầu dục sẽ tạo ra mái tóc xoăn hơn. 

Mặt khác, nó cũng đóng một phần trong việc quyết định nên màu tóc. Màu tóc của con người thường được quyết định bởi hai loại melanin chính, bao gồm eumelanin và pheomelanin. Thông qua các gen sẽ giúp xác định xem liệu bạn có eumelanin hay pheomelanin, cũng như lượng sắc tố mà bạn có. 

Lượng eumelanin dồi dào giúp cho tóc có màu đen, một lượng eumelanin vừa phải sẽ làm cho tóc có màu nâu (người châu Á, Phi). Nếu trong chân tóc có chứa ít eumelanin thì tóc bạn sẽ có màu vàng. Mặt khác, sắc tố pheomelanin sẽ làm cho tóc có màu đỏ (người châu Âu).

Như vậy, cả hai melanin này đều được lưu trữ trong các tế bào chân tóc, sau đó quyết định nên màu sắc của tóc. Vào một thời điểm nào đó, các chân tóc có thể mất đi khả năng sản xuất ra các hắc sắc tố melanin (nhất là người cao tuổi), dẫn đến sự phát triển của tóc bạc hoặc tóc trắng.

Khi tóc rụng mà vẫn còn chân tóc thì tóc có thể mọc lại. Trường hợp chân tóc bị tổn thương sẽ làm ngừng quá trình sản xuất tóc, thậm chí mà nang tóc teo nhỏ, biến mất và không thể mọc lại.

Tóc là gì? Cấu tạo và 6 điều thú vị về tóc của bạn

4. Dấu hiệu nhận biết chân tóc bị teo và rụng 

Theo như Thu Uyên chia sẻ là bạn đang lo lắng không biết có phải chân tóc bị teo nhỏ hay biến mất không mà dùng thuốc hay liệu pháp tự nhiên không cải thiện. Với người khỏe mạnh thường rụng 30 – dưới 100 sợi là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên, nếu Thu Uyên thấy những biểu hiện sau thì rất có thể chân tóc của bạn đang bị teo dần:

  • Vùng da đầu không có tóc ngày càng lan rộng. 
  • Tóc rụng một cách dễ dàng ngay cả khi bạn dùng tay vuốt tóc. 
  • Vùng tóc ở đỉnh đầu và trán rất mỏng, thậm chí là hói. 
  • Đường chân tóc ở hai bên trán cao lên do rụng tóc và không mọc trở lại. 
  • Vùng tóc rụng trên da đầu vẫn còn tóc có nghĩa là chân tóc bị teo nhưng vẫn có khả năng mọc lại và cần được điều trị ngay. 
  • Nếu vùng da đầu trắng trơn không còn sợi tóc nào mọc lại thì nguy cơ cao là chân tóc đã chết hẳn và không còn khả năng hồi phục. 

Q&A: Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

5. Nguyên nhân chân tóc bị teo và rụng

Khi chân tóc bị teo đồng nghĩa nang tóc đã bị tổn thương khiến cho tóc gãy rụng nhiều. Xác định chính xác nguyên nhân khiến chân tóc yếu gây rụng tóc là bước đầu tiên mà Thu Uyên không thể bỏ qua. Bạn có thể đến phòng khám chúng tôi để tiến hành kiểm tra da đầu, soi nang tóc. Chữa trị triệt để theo từng nguyên nhân sẽ giúp hạn chế tối đa hậu quả mà chúng mang lại. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chân tóc bị teo và rụng:

– Nguyên nhân chủ quan 

  • Thiếu hụt dưỡng chất do giảm cân, ăn kiêng, ăn uống không khoa học 
  • Lạm dụng hóa chất tạo màu, tạo kiểu hoặc sử dụng các loại máy làm tóc ở nhiệt độ cao. 
  • Do mệt mỏi thường xuyên, căng thẳng dẫn đến stress. 
  • Có thói quen thường xuyên nhổ tóc tại một vùng da đầu. 

– Nguyên nhân khách quan 

  • Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh
  • Mắc các bệnh lý về da đầu như: vảy nến, viêm da, nấm, eczema,… 
  • Tuần hoàn máu kém hoặc có vấn đề rối loạn tuần hoàn máu khiến tóc bạc sớm và gãy rụng nhiều. 
  • Rối loạn hệ nội tiết

Xem thêm: Cấy tóc bao nhiêu tiền? Địa chỉ cấy an toàn với chi phí phải chăng 

6. Những phương pháp khắc phục tình trạng chân tóc bị tổn thương

Bạn có thể áp dụng 1 số biện pháp làm giảm tình trạng mất chân tóc như:

  • Ngủ đủ giấc, duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan, tích cực.
  • Giảm thiểu căng thẳng bằng việc vui chơi, giải trí, nghe nhạc, bơi lội, yoga,..
  • Gội đầu với tần suất hợp lý 2 – 3 lần/tuần, không chà gãi mạnh khi gội đầu.
  • Sử dụng dầu gội lành tính, độ tẩy rửa thấp.
  • Không chải tóc khi ướt, hạn chế gội đầu vào ban đêm, không để tóc ẩm khi đi ngủ.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein, biotin, vitamin, khoáng chất, beta caroten…
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích, đồ có cồn,…

Ngoài ra, để khắc phục dứt điểm tình trạng chân tóc bị tổn thương, Thu Uyên có thể tham khảo thêm các liệu pháp công nghệ cao:

– Trị rụng tóc bằng laser

Điều trị bằng công nghệ laser (LLLT – viết tắt của Low level laser (light) therapy) là cách trị rụng tóc và phục hồi chân tóc yếu hiệu quả đang được số ít phòng khám chuyên khoa tại Việt Nam áp dụng thành công. Cơ chế là sử dụng ánh sáng đỏ cường độ thấp tác dụng lên tóc và da đầu để ức chế bài tiết dầu, tổng hợp collagen, tiêu diệt vi khuẩn.

Không những vậy còn giúp cải thiện nguồn cung cấp máu cho mao mạch và cung cấp oxy xung quanh nang tóc. Từ đó, khơi thông và kích hoạt các tế bào chân tóc bị teo, bổ sung dưỡng chất tự nhiên cao cấp để phục hồi và kích thích tóc mọc trở lại. 

Trị liệu bằng laser tác dụng thấy rõ ngay lần sử dụng đầu tiên, tình trạng da đầu dầu giảm đáng kể, số lượng tóc rụng cũng giảm, da đầu chắc khỏe, chân tóc cứng cáp và bám chắc vào da đầu hơn.

– Cấy tóc tự thân

Cấy tóc tự thân là thủ thuật thẩm mỹ áp dụng với trường hợp không còn chân tó, tóc rụng quá 6 tháng mà không thấy mọc lại, không còn khả năng hồi phục và sản sinh tóc tự nhiên.

Đây là phương pháp tái phân bổ mật độ tóc, sử dụng chính những nang tóc chắc khỏe của khách hàng (thường là phần tóc sau gáy) làm nguyên liệu và được cấy trực tiếp vào phần da đầu thưa hói bằng bút cấy chuyên dụng có đường kính siêu nhỏ.

Thủ thuật đảm bảo 4 không: Không đau đớn, không chảy máu, không để lại sẹo và không phải nằm viện. Tóc được cấy ghép là tóc tự thân nên độ tương thích hoàn toàn. Sau khi thích nghi với môi trường mới sẽ tăng sinh và phát triển trở lại, giữ nguyên các đặc tính vốn có, được thay thế theo chu kỳ tự nhiên mà không lo tái rụng.

Xem thêm: KẾT QUẢ NHẬN ĐƯỢC SAU CẤY TÓC TỰ THÂN |Hairtransplant|

Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp Thu Uyên biết chân tóc là ở đâu cũng như biết cách khắc phục hiệu quả. Để được thăm khám, tư vấn miễn phí về tình trạng rụng tóc của bản thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hay gọi tới số hotline 024.3219.1111- 028.3520.0009. Các bác sĩ, chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ nhiệt tình!