Hiện tượng rụng tóc có phải bị ung thư hay do bệnh da đầu

I. Rụng tóc thông thường và rụng tóc bệnh lý

rụng tóc nhiều do bệnh lý

Thông thường, mỗi ngày trung bình lượng tóc rụng khoảng 100 sợi và thay thế số tóc tương đương. Vì thế lượng tóc trên đầu sẽ được duy trì nguyên vẹn. Đây là quá trình rụng tóc sinh lý bình thường mà ai cũng có thể gặp phải.

Tuy nhiên, rụng tóc nhiều và bất thường lại có thể chứa nhiều nguy cơ mà bạn cần lưu ý. Rụng tóc không kiểm soát lại là tình trạng rụng tóc bệnh lý. Rụng tóc bệnh lý có thể biểu hiện dưới nhiều trường hợp dưới đây:

  • Tóc rụng hơn 100 sợi/ngày và rụng liên tục trong một thời gian dài.
  • Rụng tóc theo từng mảng.
  • Tóc cũ rụng nhưng tóc con không mọc thay thế hoặc mọc rất ít.
  • Tóc rụng kèm theo da đầu bị bong tróc.

Nếu thực sự bạn đang rơi vào tình trạng này thì bạn nên lưu ý về tình trạng sức khỏe của mình vì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại. Đặc biệt bệnh viêm da đầu gây rụng tóc mà nhiều người ít quan tâm đến.

II. Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều

Rụng tóc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà không phải ai cũng biết bởi thường chủ quan cho rằng đó chỉ là việc rụng tóc thông thường

1. Có các nguyên nhân sau:

2. Căng thẳng và stress lâu dài

3. Thiếu máu

4. Mất cân bằng hormone

5. Các bệnh làm suy giảm chức năng chuyển hóa như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, giang mai, vảy nến,…

6. Tác dụng phụ của sử dụng thuốc

7. Tiếp xúc nhiều với hóa chất

8. Thiếu dinh dưỡng: tóc rụng có thể do thiếu các vitamin như A, D, E, K,…đặc biệt là vitamin H

9. Do các bệnh da đầu: nấm da đầu, viêm nang lông,…

III. Rụng tóc có phải bị ung thư hay chỉ là bệnh da đầu ?

Các nghiên cứu chứng minh rằng rụng tóc không phải là dấu hiệu của ung thư. Hầu hết các trường hợp rụng tóc có liên quan đến ung thư thì nguyên nhân là do quá trình thực hiện các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị… Nhiều người nếu như không biết sẽ có quan niệm sai lầm và tỏ ra lo lắng quá mức, điều trị sai cách dẫn đến nhiều tổn hại.

Trừ ung thư da đầu, rụng tóc không được chứng minh rằng nó là dấu hiệu của các bệnh ung thư khác.

Khi được phát hiện về ung thư và tiến hành điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị,… nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư thì tóc mới bắt đầu rụng nhiều. Bởi việc điều trị hình thức này sẽ tiêu diệt cả các tế bào lành bao gồm các tế bào biểu bì, nang lông, móng,…

Trong khi đó, rụng tóc bệnh lý không bao gồm rụng tóc do hóa trị, xạ trị mà chỉ là dấu hiệu của căng thẳng, các bệnh về da đầu hay thiếu vitamin thì rụng tóc không liên quan gì đến các bệnh ung thư nguy hiểm. Vì vậy rõ ràng rụng tóc không phải dấu hiệu của ung thư.

IV. Rụng tóc nhiều thì phải làm sao?

rụng tóc nhiều phải làm sao

Cách tốt nhất để chữa bệnh rụng tóc là bạn nên điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài.

Điều trị bên ngoài là việc bạn nên thay đổi các thói quen không tốt để chăm sóc tóc như: không buộc tóc quá chặt, đổi dầu gội đầu phù hợp với tóc và da đầu, sử dụng các loại mặt nạ cho tóc từ thiên nhiên, tránh tiếp xúc tóc với hóa chất khi tóc còn đang yếu.

Điều trị dứt điểm bên trong bằng cách bổ sung các vitamin và các dưỡng chất cần thiết bằng các loại thực phẩm hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho tóc. Điều này không thể cải thiện ngay tình trạng tóc rụng nhưng tốt cho mái tóc sau này của bạn.

Tại phòng khám cấy ghép tóc y học Quốc tế, điều trị rụng tóc bằng công nghệ hiện đại đã khắc phục thành công cho nhiều khách hàng. Bằng các thiết bị như máy vật lý trị liệu s76, máy lade kích thích mọc tóc, máy phun sương đông y cao cấp để kích thích các nang tóc và tăng nhanh quá trình mọc ra của tóc. Phương pháp điều trị này được áp dụng rất nhiều trong những năm gần đây và đem lại hiệu quả cao cho nhiều người bị rụng tóc.

Trên đây là những thông tin để giải đáp cho câu hỏi “rụng tóc có phải bị ung thư” và cách điều trị chứng rụng tóc phiền phức.