Hói đầu ở phụ nữ: nguyên nhân do đâu và làm thế nào để điều trị? 

Hói đầu ở phụ nữ cũng nghiêm trọng không kém gì ở các đấng mày râu. Khi bị hói, tóc của chị em sẽ thưa dần, đường chân tóc ngày càng rộng khiến “khổ chủ” vô cùng tự ti và mặc cảm. Vậy nguyên nhân do đâu mà nữ giới bị hói đầu? Làm thế nào để điều trị tình trạng này hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

I. Hói đầu ở phụ nữ là gì? 

Lâu nay, nhiều người nghĩ chỉ có đàn ông mới bị hói đầu nhưng thực tế phụ nữ cũng có nguy cơ rơi vào tình trạng này. Hói đầu ở phụ nữ thường xảy ra ở phần đỉnh đầu, khiến tóc ở vị trí này mỏng và đường chân tóc lộ rõ rệt. Phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng bị hói đầu càng cao. 

Một vài dấu hiệu nhận biết hói đầu ở phụ nữ:

  • Tóc rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày và rụng thành từng mảng khi tắm, gội đầu, chải tóc… 
  • Tóc rụng nhiều ở phần đỉnh đầu, khiến mảng da đầu (đường chân tóc) ngày càng rõ rệt 
  • Tóc mọc thưa thớt ở hai phần rẽ ngôi, mái tóc không còn bồng bềnh hoặc mọc dài như trước
  • … 

Hói đỉnh đầu nữ | Nguyên nhân và cách trị hói đầu ở phụ nữ

II. Do đâu nữ giới bị hói đầu? Điểm mặt 8 lý do phổ biến nhất

Có nhiều lý do dẫn đến hói đầu ở chị em phụ nữ. Dưới đây là 8 lý do phổ biến nhất: 

1. Rối loạn thần kinh nội tiết 

Rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rụng tóc ở nữ giới. Cụ thể là suy giảm nồng độ của hormone estrogen bên trong cơ thể khiến tóc mỏng hơn, giòn hơn và dễ gãy rụng hơn. 

Việc suy giảm hormone estrogen cũng khiến các nang tóc co lại tiêu biến dần và đến một lúc nào đó là biến mất hẳn. 

2. Mất cân bằng dinh dưỡng 

Dinh dưỡng cũng đóng một vài trò quan trọng đối với sự phát triển của tóc. Bởi các nang lông cần một lượng lớn oxy và chất dinh dưỡng từ mạch máu để cung cấp và nuôi dưỡng tóc phát triển. Nếu thiếu hụt các chất này, tóc sẽ mọc chậm, yếu và dễ gãy rụng. 

3. Tâm lý, stress kéo dài 

Stress ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cơ thể, trong đó bao gồm khả năng phát triển của tóc, từ đó khiến phụ nữ bị hói đầu. Việc chịu căng thẳng trong thời gian dài có thể gây hại cho nang tóc, khiến chúng teo dần, giảm độ tái tạo, tăng số lượng tóc tiến vào giai đoạn rụng… dẫn đến tình hói đầu. 

4. Phụ nữ sau sinh 

Phụ nữ mang thai khiến nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng, lúc này tóc sẽ nhanh dài, bóng mượt và chắc khỏe hơn. Tuy nhiên sau sinh, lượng estrogen bên trong cơ thể sẽ sụt giảm, thậm chí bị ức chế bởi hormone prolactin mà người mẹ tiết ra trong thời gian cho con bú. 

Điều này khiến tóc rụng nhiều hơn, thậm chí dẫn đến hói đầu. Tuy nhiên đây chỉ là tình trạng tạm thời và tóc có thể mọc lại trong tương lai (nếu được chăm sóc tốt) 

5. Chăm sóc tóc không đúng cách 

Chăm sóc tóc không đúng cách, chẳng hạn như buộc tóc quá chặt, lạm dụng nhuộm tóc, duỗi tóc, ép tóc… khiến cấu trúc tóc bị tổn thương, dễ rụng và khó mọc trở lại. 

6. Di truyền 

Di truyền cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng hói đầu ở phụ nữ. Hiểu đơn giản, nếu trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ bị rụng tóc thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị rụng tóc (do gen rụng tóc được kế thừa từ ông – bà, cha – mẹ) 

7. Tuổi tác

Tuổi tác càng cao, tình trạng lão hóa càng ảnh hưởng nhiều đến xương khớp, da đầu và cả nang tóc. Lúc này, tế bào mầm tóc không còn khỏe mạnh nữa, khó phát triển khỏe mạnh và rất dễ gãy rụng. 

8. Bệnh lý 

Một vài bệnh lý có thể ảnh hưởng đến kết quả mọc tóc, khiến tóc rụng nhiều như viêm da đầu, nấm đầu, tiểu đường, ung thư… 

Bị rụng tóc do stress: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

III. Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ? 

Như bạn đã thấy, hói đầu ở phụ nữ có rất nhiều nguyên nhân như tuổi tác, di truyền, dinh dưỡng… các bác sĩ đều khuyến khích nữ giới khi gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều mà không mọc lại nên đến các cơ sở y tế chuyên khám rụng tóc để được chẩn đoán và tư vấn điều trị. 

IV. Chẩn đoán tình trạng hói đầu ở nữ 

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng hói đầu ở phụ nữ bằng các biện pháp sau: 

  • Kiểm tra tiền sử bệnh lý: thu thập thông tin về tiền sử hói của gia đình người khám, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt… 
  • Khám lâm sàng: kiểm tra da đầu để xác nhận tình trạng tóc và mức độ hói. Bác sĩ có thể sử dụng máy do chuyên biệt để kiểm tra tình trạng nang tóc 
  • Xét nghiệm vi trùng, nấm: tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng ở da đầu 
  • Sinh thiết da đầu: lấy mẫu sinh thiết da đầu để kiểm tra các bệnh ngoài da (có thể gây ra tình trạng hói đầu) 
  • Xét nghiệm máu

V. Các phương pháp điều trị hói đầu ở phụ nữ 

Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể: 

1. Các phương pháp hỗ trợ điều trị hói đầu 

Là những biện pháp có hiệu quả với trường hợp rụng tóc, hói đầu nhẹ và nang tóc vẫn còn hoạt động. Cụ thể:

– Thay đổi lối sống: cải thiện chế độ dinh dưỡng, hạn chế các thói quen xấu, ngủ đủ giấc… 

– Giảm căng thẳng: sử dụng các liệu pháp tâm lý như thiền định, yoga để cải thiện tâm lý 

– Sử dụng thuốc Minoxidil 5% kích thích mọc tóc hoặc Finasteride ngăn ngừa tác dụng của hormone DHT gây rụng tóc 

– Lăn kim kết hợp bôi thuốc nhằm kích thích nang tóc mọc trở lại 

– Sử dụng tia laser để kích thích nang tóc mọc trở lại 

2. Cấy tóc tự thân 

Các giải pháp trên chỉ mang tính chất hỗ trợ, không có hiệu quả rõ rệt. Do đó, với các trường hợp rụng tóc nhiều lần, hói đầu từ trung bình – nặng thì cách duy nhất đó là cấy tóc tự thân.

Về cơ bản, đây là kỹ thuật phân bổ lại mật độ tóc trên cơ thể. Bác sĩ sẽ sử dụng chính những nang tóc khỏe mạnh của khách hàng để cấy lên vị trí bị hói đầu. Sau một thời gian, tóc cấy bám chắc vào da đầu và phát triển ổn định. Từ đó phục hồi hiệu quả khu vực bị hói đầu. 

Xem thêm: CẤY TÓC Ở ĐÂU TỐT? TOP 5 ĐỊA CHỈ CẤY TÓC TỐT Ở HÀ NỘI

IV. Gợi ý địa chỉ khám rụng tóc chất lượng: Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế

Tại Việt Nam hiện có nhiều địa chỉ điều trị rụng tóc nhưng hiếm nơi nào chất lượng và uy tín bằng Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Đây là địa chỉ khám chuyên sâu về tóc được giới chuyên môn đánh giá cao và được hàng ngàn người tin tưởng lựa chọn. 

Đến phòng khám, khách hàng sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 với bác sĩ chuyên khoa có trên 10 năm kinh nghiệm. Nhân viên sẽ sử dụng dụng máy Hair And Scalp Analysis 4D chuyên dụng với độ phóng đại lên tới 200, độ nét cao để kiểm tra tình trạng nang tóc và đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

Nếu vẫn còn nang tóc, bác sĩ sẽ chỉ định Hair Growth Pro (HPG) – công nghệ phục hồi nang tóc số 1 của Nhật Bản. Kết hợp tinh chất phục độc quyền, sóng RF và tia laser để đả thông kinh lạc, kích thích nang tóc teo biến phục hồi trở lại. 

Nếu không còn nang tóc, bác sĩ sẽ tiến hành phục hồi bằng công nghệ cấy tóc hiện đại bậc nhất: FUE, HAT, SHT và PNS với cam kết: an toàn, không đau, không biến chứng, tỷ lệ nang tóc sống sau cấy có thể lên đến 98%. 

Kết quả điều trị hói đầu của khách hàng nữ tại Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế: 

Xem thêm: CẤY TÓC HẠ TRÁN CAO ĐIỀU CHỈNH ĐƯỜNG CHÂN TÓC | Hair transplant

Thông qua bài viết, hẳn bạn đã biết về nguyên nhân gây hói đầu ở phụ nữ cũng như cách điều trị hiệu quả tình trạng này. Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ khi điều trị bệnh, kết hợp với chế độ sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng để phòng ngừa hói đầu tái phát trở lại. Nếu có nhu cầu khám rụng tóc bạn hãy liên hệ Hotline: 024.3219.1111 hoặc đến trực tiếp Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế nhé!