PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Gần đây tôi thấy tóc rụng nhiều bất thường, chỉ vuốt nhẹ cũng đã rụng cả nắm. Tôi không biết nguyên nhân do đâu và làm sao để chân tóc chắc khỏe? Mong bác sĩ cho lời khuyên và hướng khắc phục để tóc tôi sớm mọc lại. – Chị Thu Ngân (31 tuổi, Hà Nội)
Cảm ơn chị Ngân đã dành thời gian gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn của phòng khám chúng tôi. Với câu hỏi “Làm sao để chân tóc chắc khỏe?” của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Cấu tạo của tóc bao gồm 2 phần là nang tóc và thân tóc. Nang tóc là phần ẩn sâu dưới da đầu, có dạng hình bầu và bám chặt vào cấu trúc da đầu với nhiều mạch máu nhỏ li ti. Ở giữa nang tóc có 1 phần là chân tóc. Nang tóc tiếp nhận dưỡng chất từ cơ thể qua các mạch máu để nuôi dưỡng chân tóc mọc dài lên và nhú khỏi da đầu, hình thành thân tóc.
Do đó, nang tóc khỏe thì chân tóc mới phát triển tốt. Ngược lại nang tóc yếu sẽ đồng nghĩa chân tóc yếu đi, sự bám dính chân tóc vào nang tóc lỏng lẻo, dẫn tới rụng tóc như trường hợp của chị Thu Ngân.
Bằng mắt thường, chị Ngân cũng có thể tự quan sát và biết được tình trạng chân tóc yếu như thế nào:
Sức khỏe chân tóc ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố nội tiết tố estrogen. Khi cơ thể có hàm lượng estrogen dồi dào trong máu thì chân tóc sinh trưởng tốt, sợi tóc mọc lên bóng khỏe và đen hơn. Nhưng khi estrogen trong cơ thể bị suy giảm sẽ khiến nội tiết tố nữ mất cân bằng, chân tóc bị yếu đi và dần tách khỏi nang tóc, gây ra chứng rụng tóc.
Những trường hợp dễ bị suy giảm nội tiết tố khiến chân tóc yếu là: phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh (ngoài 40 tuổi), mãn kinh (ngoài 50 tuổi), phụ nữ sau sinh. Chị Ngân rất có thể là 1 trong những đối tượng đó.
1 số bệnh lý da đầu gây ra bởi vi khuẩn sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe chân tóc nói riêng cũng như toàn bộ mái tóc nói chung. Những vi khuẩn này thường làm tổ tại chân tóc và da đầu gây cảm giác ngứa ngáy, sưng, đau da đầu, chân tóc bị suy yếu, khiến tóc rụng ồ ạt.
Khi não bộ căng thẳng sẽ tác động không tốt đến hệ thần kinh và quá trình sản sinh các tế bào tóc. Nó gây tác động tiêu cực đến chu kỳ sinh trưởng của tóc, khiến chân tóc yếu, tóc mọc chậm, chân tóc dễ bị tách khỏi nang tóc.
Nguyên nhân gây ra gàu là do bụi bẩn, mồ hôi, da đầu quá khô hay dầu nhờn tiết ra quá mức. Các vảy gàu khiến chân tóc bị bít tắc, có cảm giác ngứa ngáy. Phản xạ tự nhiên chính là đưa tay lên gãi khiến da đầu tổn thương, chân tóc vốn đã yếu nay lại càng dễ rụng hơn.
Trong quá trình tạo kiểu cần sử dụng nhiều loại thuốc làm tóc, hóa chất, máy làm tóc nhiệt độ cao, máy sấy. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến chân tóc và cấu trúc tóc bị ảnh hưởng, làm tóc rụng nhiều.
Chân tóc tiếp nhận dưỡng chất từ nang tóc nhờ mạch máu nhỏ li ti. Khi cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng thì nang tóc không có đủ nguồn dưỡng chất để cung cấp cho chân tóc, làm chân tóc bị yếu và dễ tách khỏi nang tóc.
Một số loại thuốc về tuyến giáp, chống đông máu, chống trầm cảm, kiểm soát huyết áp, chống ung thư,… đều có thể làm suy yếu chân tóc, khiến tóc dễ gãy rụng.
Tham khảo: Nguyên nhân và cách trị dứt điểm tóc thưa ở đỉnh đầu nữ
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khiến chân tóc yếu dễ rụng khác nhau mà chị Ngân lựa chọn cách cải thiện phù hợp. Dưới đây là một số cách giúp khắc phục tình trạng này mà chị Ngân có thể thử áp dụng tại nhà.
Chị Ngân có thể cung cấp thêm cho cơ thể các loại thực phẩm giàu estrogen tự nhiên (phytoestrogen) như: thịt bò, thịt nạc lợn, cá hồi, cá mòi, hàu, cua, tôm, bông cải trắng, bông cải xanh, hạnh nhân, yến mạch, hạt điều, gan và các loại nội tạng động vật; lòng đỏ trứng gà,…
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm các loại thực phẩm chức năng bổ sung estrogen tự nhiên. Trường hợp bị thiếu hụt estrogen trầm trọng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nội tiết để cải thiện tình trạng này.
Trường hợp chân tóc yếu do các bệnh lý về da đầu, chị Ngân cần đi thăm khám da liễu và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Lưu ý đừng trì hoãn thời gian hoặc cố gắng trị tại nhà vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da đầu trầm trọng hơn, diện tích da đầu bị chân tóc yếu rụng nhiều rộng hơn và việc chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà tóc của chị Ngân vẫn gãy rụng thì hãy đến Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để đội ngũ bác sĩ kiểm tra nang tóc và thiết kế phác đồ phù hợp. Việc xác định chính xác nguyên nhân sâu xa khiến chân tóc yếu chính là chìa khóa giúp tóc chị Ngân mọc lại nhanh chóng và phát triển tốt.
Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị chuyên khoa tóc hàng đầu tại Việt Nam, đã điều trị thành công rất nhiều bệnh lý về tóc và da đầu, được giới chuyên môn và khách hàng đánh giá cao. Tại đây sở hữu một môi trường thăm khám chất lượng, khang trang cùng với đầy đủ thiết bị, máy móc hiện đại, kiểm duyệt đầu vào chặt chẽ, nhập khẩu nguyên chiếc 100% từ các nước nổi tiếng trên thế giới như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Nếu nang tóc chị Ngân vẫn còn có thể khôi phục được, bác sĩ sẽ chỉ định gói trị liệu da đầu, chăm sóc và phục hồi nang tóc hàng tuần. Giúp cải thiện tình trạng chân tóc yếu trở nên khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, nang tóc bị tiêu biến, rụng tóc kéo dài đến hói đầu, cách khắc phục chân tóc yếu an toàn và hiệu quả duy nhất chỉ có phương pháp cấy tóc tự thân.
Xem thêm: TỔNG QUAN QUY TRÌNH CẤY TÓC TẠI PHÒNG KHÁM CẤY GHÉP TÓC Y HỌC QUỐC TẾ
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp chị Ngân biết được làm sao để chân tóc chắc khỏe hơn và kích thích tóc mọc trở lại nhanh chóng. Để đặt lịch khám cũng như tìm hiểu thêm về cách cải thiện sức khỏe nang tóc bằng công nghệ hiện đại, chị Ngân và quý khách hàng hãy gọi ngay tới số hotline 02432191111. Đội ngũ bác sĩ và chuyên gia của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế luôn sẵn sàng tư vấn nhiệt tình!