Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ khiến chị em lo lắng

Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn những bệnh lý sinh dục làm ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng và khả năng sinh sản ở chị em. Hiểu đúng tình hình bệnh lý để xử lý kịp thời là việc mà chị em cần chuẩn bị để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do đâu? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu.

I. Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do đâu?

“Cô bé” rất nhạy cảm với những tác động từ cơ thể và các tác nhân bên ngoài. Ngoài đau rát và ngứa, tình trạng mụn nhọt xuất hiện cũng cảnh báo tình trạng vùng kín đang gặp phải vấn đề.

Mụn nhọt ở vùng kín nữ được hình thành do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Từ gốc rễ này, người ta chia thành nhóm nguyên nhân là sinh lý và bệnh lý.

1. Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do vệ sinh kém

Vệ sinh kém khiến mụn nhọt được hình thành do vi khuẩn, nấm men hay chịu tác động từ các chất hóa học gây kích ứng.

Vệ sinh không đúng cách là cách thức nhanh nhất để vi khuẩn, cặn bẩn, nấm men tích tụ và gây nên tình trạng viêm nhiễm, mọc mụn nhọt. Đặc biệt là thời điểm trước chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Những thói quen như không thay quần lót thường xuyên, để băng vệ sinh quá lâu sẽ trực tiếp tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn hình thành, phát triển và gây mụn.

Bên cạnh đó, nhiều chị em có thói quen sử dụng dung dịch tẩy lông, nước hoa vùng kín, xà phòng, nước tẩy rửa, bao cao su,…. có các thành phần gây mẫn cảm cũng dễ khiến vùng kín nổi mụn nhọt.

Ngoài ra, không loại trừ khả năng nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do thói quen mặc quần lót bó sát của bạn. Mặc dù trông nó rất quyến rũ, những loại quần lót bó sát, chất liệu kém thông thoáng sẽ khiến lỗ chân lông vùng nhạy cảm bị bí bách, đổ mồ hôi, tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và từ đó sinh ra mụn.

2. Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do căng thẳng kéo dài

Chắc hẳn chị em không còn lạ lẫm trước nguyên nhân mụn nhọt do stress kéo dài. Tuy nhiên, không chỉ trên làn da bình thường, vùng da nhạy cảm cũng hoàn toàn có thể nổi mụn với nguyên nhân này.

Theo các chuyên gia, căng thẳng là tác nhân khiến nội tiết tố, hormones trong cơ thể rối loạn, khiến hoạt động không theo chu kỳ, gây ra sự thay đổi trạng thái cơ thể, dẫn đến mụn nhọt.

3. Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do triệt lông

Xu thế hiện nay của mọi người là ưa thích việc cạo hoặc triệt lông vùng kín. Tuy nhiên, điều này là không nên vì chúng có thể khiến cho vùng kín của bạn bị nổi mụn nhọt và gây ra nhiều vấn đề rắc rối khác.

Triệt lông nếu không được làm đúng cách sẽ gây dị ứng và mẩn đỏ tại khu vực nhạy cảm. Chúng sẽ tạo ra những tổn thương nhỏ và khiến cho lông bị mọc ngược. Điều này khiến cho bạn rất dễ bị viêm nang lông và sinh ra mụn.

Lông vùng kín đảm nhiệm chức năng bảo vệ trước những tác nhân gây hại như bụi bẩn, mồ hôi; giữ độ ẩm lý tưởng và độ ấm cho vùng nhạy cảm. Bởi vậy, trái ngược với tẩy lông vùng kín, nhiều chị em sở hữu vùng kín lông thưa thớt hoặc vô mao còn thực hiện các thủ thuật cấy lông để bảo vệ “cô bé” khỏe mạnh.

4. Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do bệnh lý

Nếu tình trạng mọc mụn nhọt ở vùng kín kéo dài, gây ra đau đớn, ngứa ngáy cho bệnh nhân từ 1 tuần trở lên. Đậy có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm.

4.1 Sùi mào gà

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh gây mụn nhọt ở vùng kín. Triệu chứng cơ bản của bệnh là sự xuất hiện các nốt sần sùi, u nhú, mọc nhô lên trên bề mặt da, có màu hồng nhạt. Chúng không mọc lẻ tẻ mà liên kết với nhau thành từng đám. Nếu không điều trị, các nốt mụn có thể chứa dịch mủ bên trong, nếu vỡ ra sẽ gây tổn thương lan rộng. Tình trạng mụn nhọt này thường kèm theo biểu hiện đi tiểu khó khăn, bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu, ẩm ướt suốt ngày.

Nếu bệnh sùi mào gà không được điều trị sớm có thể gây ra tình trạng ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Đối với nam giới thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tinh hoàn. Nhiều bệnh nhân thậm chí đối diện với tỉ lệ vô sinh – hiếm muộn do không điều trị triệt để căn bệnh sùi mào gà.

4.2 Mụn rộp sinh dục

Thủ phạm chính là virus HSV chủng 1 và 2. Vị trí tấn công cơ bản của bệnh chính là vùng kín của cả hai giới. Tại đây, chúng gây nên các nốt mụn bọc, nhỏ, mọc thành từng chùm, có chứa dịch mủ màu trắng hay trong suốt bên trong. Chúng gây ngứa ngáy và đau đớn cho bệnh nhân khi chạm vào. Tình trạng mụn rộp sinh dục thường mọc ở môi lớn, môi bé, âm hộ (bên ngoài bộ phận sinh dục), ít khi tấn công sâu bên trong cổ tử cung.

Virus gây u nhú ở người (HPV) phần lớn ẩn náu giữa các tế bào sừng biểu bì. Virus chủ yếu tập trung ở cơ quan sinh dục (HSV – 2) lây nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua phần tổn thương niêm mạc máu ở da hay những chỗ bị rách. Đến thời kỳ cuối, mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thay thế các dây thần kinh xương. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí gây vô sinh.

II. Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ là do vi khuẩn và virus gây nên. Lúc này, chúng làm ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày và đe dọa đến khả năng sinh sản của chị em nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Những ảnh hưởng của mụn nhọt đối với cơ thể chị em như sau:

1. Ảnh hưởng tới tâm lý – đời sống

Đầu tiên, tình trạng mụn nhọt khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy khi chạm vào quần hay váy. Do đó, bệnh nhân lúc nào cũng thấy khó chịu, không thể hoàn thành công việc và đời sống hằng ngày. Nhiều bệnh nhân còn stress, căng thẳng kéo dài, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn.

2. Gây viêm nhiễm vùng kín

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở vùng kín thường là bệnh lý, do vi khuẩn, nấm mốc, tạp trùng gây nên. Do đó, nếu chúng tấn công sâu bên trong, có thể ảnh hưởng tới ống dẫn trứng, cổ tử cung, phần phụ của nữ giới; tinh hoàn, ống dẫn tinh, bàng quang, tuyến tiền liệt ở nam giới. Nhiều trường hợp, bệnh nhân đối diện với tình trạng không thể làm cha làm mẹ, chỉ vì biến chứng của căn bệnh này.

3. Cuộc “yêu” gặp khó khăn

Các nốt mụn nhọt mọc ngay ở bộ phận sinh dục khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi quan hệ tình dục. Nhiều cặp vợ chồng không thể tìm thấy được khoái cảm hay hưng phấn khi quan hệ mà xuất hiện các nốt mụn nhọt. Thông thường, các cặp vợ chồng thường hạn chế làm điều này. Tuy nhiên, nếu kéo dài có thể gây lãnh cảm, không còn hứng thú trong “cuộc yêu” nữa.

III. Làm gì khi nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ?

– Thăm khám và điều trị tại phòng khám phụ khoa là một trong những lựa chọn chị em cần lưu tâm khi xuất hiện mụn nhọt bất thường ở vùng kín. Tại đây, tùy vào tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc chỉ định xử lý bằng phương pháp đốt để loại bỏ căn nguyên bệnh lý.

– Để quá trình trị mụn nhọt ở vùng kín diễn ra suôn sẻ và an toàn cũng như đạt hiệu quả cao, sau đây là 1 số điều bạn cần lưu ý:
Không nên gãi hoặc nặn mụn nhọt dù có bị ngứa rát hay khó chịu. Vì khi gãi, vi khuẩn sẽ xâm nhập và khiến tình trạng bệnh thêm phức tạp hơn.

– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, giải tỏa căng thẳng, stress.

– Vệ sinh vùng kín đúng cách và chọn loại dung dịch rửa phù hợp. Không tẩy rửa quá sạch nhưng cũng không nên để vùng kín quá bẩn.

– Không quan hệ tình dục khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ.

– Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý ngưng hoặc tăng liều thuốc. Nếu muốn kết hợp điều trị dân gian, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi để lý giải về thắc mắc “Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do đâu?”. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp chị em hiểu hơn về cơ thể và có các cách chăm sóc phù hợp.
Chúc chị em luôn xinh đẹp và khỏe mạnh!

popup ưu đãi