Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ có nguy hiểm không?

Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ giới hiện nay không phải tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên nhiều chị vẫn còn thiếu kiến thức, chủ quan không quan tâm tới vấn đề này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, các nàng cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp điều trị phù hợp khi bị mụn nhọt ở vùng kín qua bài viết sau đây.

I. Nguyên nhân nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ. Nếu bạn biết được căn nguyên gây bệnh thì việc hạn chế những đốm nhọt đáng ghét này sẽ dễ dàng hơn nhiều.

1. Vệ sinh kém

Nếu thấy mình bị nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ, bạn có thể nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là do vệ sinh chưa sạch sẽ. Vi khuẩn, cặn bẩn, nấm men tích tụ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, mọc mụn nhọt. 

Đặc biệt là chị em khi đến kỳ kinh nguyệt, vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn nhưng lại không vệ sinh kỹ, không thay quần lót thường xuyên, để băng vệ sinh quá lâu thì “cô bé” cũng dễ bị nổi mụn nhọt đấy.

2. Mặc quần lót quá chật

Không loại trừ khả năng nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ là do bạn mặc quần lót quá chật, bí hơi. Điều này khiến chân nang lông tích nhờn nhiều hơn, vi khuẩn có điều kiện phát triển và từ đó sinh ra mụn. 

3. Nang lông bị tắc nghẽn

Nếu bạn đang dùng dao lam để cạo lông vùng kín tại nhà mà có thể làm tổn thương da thì nên dừng lại. Bởi nó là tác nhân khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Thậm chí làm nang lông tắc nghẽn, chứa bụi bẩn, bã nhờn,… khiến sợi lông bị mọc ngược, xuất hiện mẩn đỏ.

4. Nhiễm nấm men

Trong môi trường âm đạo luôn tồn tại một số lượng nấm men nhất định. Nếu chị em không đảm bảo vệ sinh và độ pH cho cô bé của mình, nấm men sẽ phát triển nhanh và gia tăng. Khi đó vùng kín mọc mụn nhọt, có cảm giác khó chịu nhưng không quá nặng nề.

5. Nguyên nhân bệnh lý

Bị nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ đôi khi là do chị em đã mắc phải một bệnh lý xã hội nào đó. Chúng lây lan qua đường quan hệ tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai,… Nếu thấy dấu hiệu đau, ngứa, sưng tấy, nổi mụn nhọt bất thường ở vùng kín, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Một vài trường hợp âm đạo nổi mụn nhọt là do bị viêm da tiếp xúc. Các vật tiếp xúc gần chứa chất gây dị ứng, kích ứng như: thuốc tẩy lông, nước hoa vùng kín, xà phòng, nước tẩy rửa, bao cao su, xà phòng, bột giặt, dung dịch vệ sinh, quần áo giặt không sạch,… cũng có thể gây viêm da kích ứng.

Nổi mụn nhọt ở vùng kín và cách chữa trị

II. Dấu hiệu nhận biết khi nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ

Vùng kín bị mụn nhọt là vấn đề khó lòng mà “thổ lộ” cùng ai. Hãy để chúng tôi giúp bạn nhận biết 1 số dấu hiệu xuất hiện mụn nhọt ở bộ phận sinh dục sau đây:

1. Mụn bọc, mụn đầu trắng, mụn đinh, mụn cứng ở vùng kín

Mụn nhọt sưng to, nổi cục cứng ở xung quanh, gần mép vùng kín. Chị em sẽ cảm thấy vùng da nổi mụn đau rát, tấy đỏ.

2. Nổi mụn mủ, mụn nước ở môi lớn

Các đốm mụn nhọt xuất hiện dày trên môi lớn, gây sưng, đau rát. Mụn này được hình thành vài hôm sẽ tự vỡ ra kèm mủ trắng hoặc không. Rất có thể đây là mụn rộp sinh dục.

3. Nổi mụn thịt ở bộ phận sinh dục

Những mảng mụn thịt mềm nổi ở bộ phận sinh dục chạm vào hơi đau có thể là biểu hiện của sùi mào gà. Do đó, bạn nên đi khám phụ khoa ngay.

4. Một số biểu hiện khác

Thực tế thì khi bạn bị viêm âm đạo cũng nổi mụn ngứa. Mụn có thể không đau nhưng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, khiến chị em mất tự tin trong cuộc sống. Một số trường hợp nổi mụn nhọt ở vùng kín còn gây vô sinh và hiếm muộn nếu không được điều trị đúng cách.

Hình ảnh nổi mụn ở vùng kín nữ - Đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh

Xem thêm: CẤY LÔNG MU, VÙNG KÍN (Quy trình; Hình ảnh thực tế)

III. Mối nguy hại khi bị nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ

Những nốt mụn này có thể tự hết sau một thời gian tuy nhiên lại có thể tái phát trở lại nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó nó còn để lại những hậu quả nghiêm trọng:

  • Lây nhiễm cho bạn tình: Những bệnh xã hội như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục rất dễ lây cho sang bạn tình. Thậm chí là người thân thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Gây viêm nhiễm, lở loét: Mụn nhọt ở vùng kín có thể gây viêm nhiễm, lở loét, lây sang các bộ phận khác.
  • Vô sinh: 1 số trường hợp viêm nhiễm còn làm tổn thương bộ phận sinh dục hoặc chức năng sinh dục dẫn tới vô sinh.

Dấu hiệu yếu sinh lý ở nữ là gì? Chị em nên dùng cách nào để cải thiện hiệu quả? - Nhà thuốc FPT Long Châu

IV. Cách chữa nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ

Khi chữa nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ, bạn nên nhớ nguyên tắc không được nặn mụn. Bởi có thể khiến vùng da bị viêm và mụn lan rộng hơn. Có 2 cách chữa nổi mụn nhọt đó là:

  • Tại nhà: Đối với các vùng mụn nhọt do sinh hoạt hàng ngày gây ra thì chỉ cần chữa trị đơn giản ngay tại nhà.
  • Khám chữa tại cơ sở y tế chuyên khoa: Đối với các bệnh lý tình dục gây ra mụn nhọt ở vùng kín, chị em cần đi khám để thực hiện một vài xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

1. Mẹo chữa nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ ngay tại nhà

Đối với các trường hợp mụn không phải do bệnh lý, chị em có thể tham khảo 1 số phương pháp đơn giản và dễ làm dưới đây.

  • Dùng lá kinh giới: Trước tiên, bạn hãy tắm rửa và vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.  Sau đó giã nát lá kinh giới và thấm nước cốt lên vùng da bị nổi mụn.
  • Dùng lá tía tô: Nhờ khả năng sát khuẩn cao, tiêu viêm và làm thoáng lỗ chân lông nên lá tía tô cũng được dùng để loại bỏ mụn nhọt. Sau khi giã nhuyễn lá tía tô, bạn đắp lên vùng da bị mụn nhọt để 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Cách phân biệt lá tía tô và kinh giới, chúng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

2. Khám chữa tại cơ sở y tế chuyên khoa

Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu nổi mụn nhọt, các bạn nên theo dõi kỹ và đến cơ sở y tế uy tín khám chữa kịp thời. 

Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm có thể dựa trên điều kiện lâm sàng kết hợp các xét nghiệm để giúp bạn biết chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời chỉ định cách chữa bệnh phù hợp nhất cho bạn để cơ hội khỏi bệnh cao nhất và thời gian điều trị ngắn nhất.

Các phương pháp điều trị mụn nhọt có thể kể tới:

  • Thuốc: Nếu nổi mụn ở vùng kín nữ giới do viêm nang lông, viêm âm đạo có thể được điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Phương pháp ALA – PDT: Đối với trường hợp mọc mụn ở vùng kín nữ gây ra bởi bệnh sùi mào gà, bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị tiến trình ALA – PDT. Lợi thế của phương pháp này giúp các bác sĩ nhanh chóng loại bỏ các nốt mụn sùi và ngăn chặn nguy cơ chúng tái phát bệnh nhiều lần.
  • Phương pháp ức chế: đây là phương pháp tiên tiến và hiệu quả cao để điều trị nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do bệnh mụn rộp sinh dục gây ra. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, hiệu quả đến 98% và không tốn kém nhiều chi phí.

Quy trình khám bệnh và những điều cần lưu ý

V. Biện pháp phòng ngừa mụn vùng kín nữ tái phát

Để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn ở vùng kín nữ tái phát chị em nên xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng đồ lót thoáng mát, tránh quan hệ tình dục bừa bãi,…

Ngoài ra, bạn nên cấy lông mu tự thân trong trường hợp bẩn sinh ít lông mu hoặc không có lông mu. Cấy lông mu là phương pháp được công nhận giúp phục hồi lông mu ở vùng kín hiệu quả và lâu dài. Lông được cấy có chức năng sinh lý hệt như lông mu thật, giúp bảo vệ vùng kín khỏi các tác nhân gây hại. 

Hiện nay, tại Việt Nam đã có công nghệ cấy lông mu nhưng không nơi đâu hiện đại như tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Cơ sở quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chất lượng, công nghệ cấy tiên tiến, trang thiết bị nhập khẩu 100% đảm bảo an toàn và hiệu quả của thủ thuật. 

Xem thêm: Những điều bạn cần biết trước khi cấy lông vùng kín (cấy lông mu tự thân)

 

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề bị nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ để từ đó lên kế hoạch điều trị sớm, nhằm nhanh chóng lấy lại sự tự tin trong cuộc sống. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ hotline 024 3219 1111 – 028 3520 0009 để được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giải đáp chi tiết nhất.

Các tin liên quan