Rụng tóc mai (Rụng tóc vùng trán): Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Rụng tóc mai hay còn gọi là rụng tóc vùng trán, diễn ra rất phổ biến có thể bắt gặp ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại chủ quan không đi khám và chữa trị kịp thời đến khi phần tóc vùng trán bị thụt lùi mất hẳn vùng tóc mái mới tìm cách chữa thì quá muộn. Vậy rụng tóc mai nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Rụng tóc vùng trán là rụng tóc phần phía trước và vùng thái dương, tóc bắt đầu rụng từ vùng trán sau đó rụng dần về phía đỉnh đầu khiến khuôn mặt thiếu cân đối. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến hói đầu vô cùng nghiêm trọng.

rụng tóc mai

I. Nguyên nhân rụng tóc mai (Rụng tóc vùng trán)

– Đối với nữ giới:

  •       Thay đổi yếu tố nội tiết: Thường xảy ra khi đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, dùng thuốc ngừa thai, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  •       Thiếu hụt dinh dưỡng: Tóc cần được cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn để có một mái tóc chắc khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ thường bị thiếu hụt dinh dưỡng mỗi lúc hành kinh, khi mang thai, sinh nở, nuôi con… Tình trạng thiếu dinh dưỡng làm thay đổi chu kỳ tăng trưởng của tóc.
  •       Các vấn đề tâm lý như thường xuyên căng thẳng, lo âu, sợ hãi, trầm cảm…

– Đối với nam:

  •       Rụng tóc do yếu tố di truyền: Thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi bị hói đầu, nguyên nhân là do độ nhạy cảm với các thụ thể của hậu chất nội tiết nam tăng cao, dẫn đến tóc rụng sớm.
  •       Rối loạn nội tiết nam: Khi có sự tăng hoặc giảm nồng độ nội tiết tố nam có thể gây tình trạng rụng tóc, thường gặp ở người rối loạn sinh lý.
  •       Căng thẳng, stress, lo âu… là yếu tố làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến tóc chậm phát triển, thậm chí có thể gây bạc tóc.
  •       Nguyên nhân từ viêm nhiễm da đầu, dùng thuốc trị bệnh, ảnh hưởng từ các thói quen trong lối sống như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia…

Ngoài ra rụng tóc có thể do một số thói quen như: Gãi đầu quá mạnh khi gội đầu, sấy tóc ở nhiệt độ cao, đi ngủ khi tóc còn ướt, nhuộm và tẩy tóc nhiều lần trong một năm, thường xuyên thức khuya…

rụng tóc mai

Xem thêm: Da đầu bị đỏ không ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

II. Rụng tóc mai có điều trị được không?

Rụng tóc mai ở vùng trán hoàn toàn có thể điều trị được nhưng không phải ngày một ngày hai, nếu bạn xác định được rõ nguyên nhân và chọn cho mình phương pháp hiệu quả ngay từ đầu thì có thể sẽ hạn chế được tình trạng rụng tóc và giúp cho nang tóc bị rụng mọc trở lại.

Hiện nay, có rất nhiều người khi phát hiện ra mình bị rụng tóc ở vùng trán thường  áp dụng các biện pháp sau:

1. Sử dụng liệu pháp tự nhiên

  •       Dầu oliu hoặc dầu dừa: Làm ấm dầu ô liu hoặc dầu dừa bằng cách đặt chai dầu vào cốc nước nóng. Sau đó, bạn thoa lên vùng da đầu bị rụng tóc, massage nhẹ nhàng khoảng 15- 20 phút. Xả lại bằng dầu gội đầu. Kiên trì áp dụng khoảng 2-3 lần/tuần.
  •       Trà xanh: Rửa sạch lá trà xanh rồi cho vào nồi đun cùng với nước. Để trà nguội rồi thoa lên vùng thái dương và vùng trán để kích thích mọc tóc. Chờ khoảng 30 phút rồi xả lại bằng nước sạch.
  •       Tinh dầu bưởi: Lấy một vài giọt tinh dầu bưởi hòa cùng với nước và xịt đều khắp da đầu, sau đó mát xa liên tục khoảng 3 đến 5 phút, để hỗn hợp trên da đầu khoảng 30 phút nữa rồi xả lại với nước sạch là được.
  •       Mật ong: Dùng mật ong để trị hói trán như sau: Lấy mật ong nguyên chất thoa đều lên tóc từ chân đến ngọn sau đó massage nhẹ nhàng khoảng 30 phút, cuối cùng gội lại tóc thật sạch bằng nước ấm, thực hiện chữa bệnh hói đầu bằng phương pháp này 2 đến 3 lần trong tuần để kích thích tóc mọc trở lại.
  •       Nha đam: Lấy khoảng 1 muỗng gel nha đam tươi thoa trực tiếp lên vùng rụng tóc 2 bên thái dương để khoảng 1 giờ thì rửa sạch lại với nước hoặc dầu gội thông thường. Nha đam sẽ nuôi dưỡng các nang tóc và thúc đẩy sự tăng trưởng giúp tóc mọc lại nhanh chóng ở khu vực nhạy cảm này, để hiệu quả đạt tối ưu đừng quên gội 3 lần trong tuần nhé.

rụng tóc mai

2. Cấy tóc tự thân khắc phục triệt để rụng tóc vùng trước trán

 Tuy nhiên những cách chữa rụng tóc vùng trán trên chỉ mang tính chất tạm thời, không có tác dụng triệt để và không thể kích thích nang tóc hư tổn phát triển cũng như hỗ trợ nang tóc mới mọc lên bình thường được. Đối với trường hợp bị hói trán do di truyền hay bị rối loạn nội tiết, hói đầu lâu năm các nang tóc đã bị teo, bị hoại tử hoàn toàn thì không mang lại hiệu quả.

Vì vậy để chữa hói trán dứt điểm, chúng ta phải sử dụng công nghệ cao với phương pháp cấy tóc tự thân. Cấy tóc tự thân là phương pháp được đánh giá là khắc phục tình trạng rụng tóc phần trán một cách hiệu quả.

Bác sĩ sẽ dùng chính những nang tóc còn khỏe của bạn để cấy vào vùng trán thiếu tóc nhằm khôi phục lại mái tóc. Công nghệ cấy tóc tự thân FUE và HAT sẽ nhẹ nhàng lấy các nang tóc ở phía sau đầu để cấy ghép, đảm bảo khách hàng không bị đau, không bị chảy máu. Tóc sau khi cấy mọc đều, đẹp tự nhiên và không bị rụng lại.

Đặc biệt, phương pháp này không chỉ khắc phục rụng tóc phần trán mà còn trị hói lâu năm, da đầu có sẹo không mọc được tóc, điều chỉnh đường chân tóc, cấy tóc đường chữ M. Chắc chắn sẽ mang đến diện mạo mới hoàn hảo cho bạn.

Quá trình thực hiện cấy tóc diễn ra nhanh chóng chỉ 3 – 6 giờ mà không phải nằm viện, ít xâm lấn, không chảy máu và không đau, không để lại sẹo. sau khi cấy từ 2 – 5 tháng các nang tóc mới này nhanh chóng ổn định và phát triển lấp đầy trán của bạn bởi các sợi tóc dài mượt tự nhiên mà không để lại di chứng nào, chấm dứt hoàn toàn tình trạng rụng tóc trọn đời.

Hiện nay, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn, đánh giá là phòng khám tin cậy, đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt về việc điều trị các vấn đề về tóc. Đồng thời cũng là đơn vị đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực cấy ghép tóc, lông mày, cấy râu, cấy lông vùng kín… được Bộ Y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

III. Phòng rụng tóc mai – rụng tóc vùng trán bằng cách nào?

Ngoài ra, để ngăn ngừa rụng tóc mai vùng trán để sở hữu mái tóc chắc khỏe, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

– Gội đầu bằng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược dịu nhẹ cho da đầu

– Hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu tóc như: uốn, ép, duỗi, sấy… ở nhiệt độ cao

– Không gãi mạnh lên da đầu, chải tóc khi còn ướt

– Bổ sung các thực phẩm tốt cho tóc như: Biotin, Vitamin A, E, C, kẽm, sắt…

– Nếu thấy có triệu chứng rụng tóc liên tục trên 100 sợi mỗi ngày, vuốt tóc bị rụng, tóc thưa mỏng đi nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

rụng tóc mai

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng rụng tóc mai hay rụng tóc vùng trán, hi vọng giúp bạn tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp để sở hữu mái tóc dày hơn ở vùng trán. Chúc các bạn có được mái tóc ưng ý. Mọi thắc mắc bạn hãy liên hệ ngay hotline 024.3219.1111 để được các chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhất!

Xem thêm: Thêm hi vọng cho những người tóc thưa, tóc hói