Bạn đã biết rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì chưa?

Rất nhiều chị em đang gặp phải tình trạng rụng tóc sau khi gội đầu, chải đầu. Thậm chí, chỉ cần đưa tay vuốt nhẹ lên tóc cũng khiến tóc rụng vương vãi xuống sàn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn tạo nên tâm lý tự ti, lo lắng. Và điều mà họ băn khoăn chính là không biết rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Có phải dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có vấn đề hay không? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì

I – Phân biệt rụng tóc nhiều do bệnh lý và sinh lý

Bạn cần biết, trung bình tóc trên đầu của mỗi người có khoảng hơn 100.000 sợi. Chúng đều trải qua thời kỳ sinh trưởng, ngừng sinh trưởng và rụng. Thông thường, chị em bị rụng 30-60 sợi tóc/ngày. Các sợi tóc bị rụng thường là những sợi tóc đã già cỗi, chân tóc bị yếu nên không thể bám được vào nang tóc và bị đào thải. Sau đó, một chân tóc mới sẽ được hình thành từ nang tóc và dần mọc lên thay thế sợi tóc cũ để đảm bảo độ dày đồng đều cho mái tóc. Đây được gọi là rụng tóc sinh lý theo vòng đời nên hoàn toàn bình thường.

Thế nhưng, khi tóc rụng nhiều trong thời gian dài và không có dấu hiệu mọc lại thì đó lại là một điều bất thường và bạn cần lưu ý. Rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một số chứng bệnh nguy hiểm. 

rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì

II – Dấu hiệu nhận biết rụng tóc bệnh lý như thế nào?

Khác với rụng tóc sinh lý bình thường, rụng tóc bệnh lý có các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Lượng tóc rụng nhiều trên 100 sợi/ngày, nhất là khi tóc ướt, khi gội đầu, khi vuốt tóc hoặc chải tóc sau khi vừa ngủ dậy.
  • Lượng tóc mọc lại không bù đủ lượng tóc rụng nhiều dẫn đến tình trạng tóc thưa mỏng, lộ rõ mảng da đầu
  • Sợi tóc mọc lại yếu, thường là sợi mảnh hoặc xoăn, ít chắc khỏe và nhanh bị rụng sau đó.
  • Một số chị em còn xuất hiện tình trạng rụng tóc từng mảng hoặc hói đầu nhẹ.

rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì

III.  Rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? 

  1. Stress, căng thẳng

Chịu căng thẳng, áp lực cao độ trong thời gian dài làm cho hệ miễn dịch mất kiểm soát. Từ đó khiến cho các tế bào bạch cầu tấn công chính các nang tóc, gây rụng tóc. 

  1. Bệnh lý tuyến giáp

Rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Có phải tuyến giáp không? Tuyến giáp tiết ra các hormone giáp trạng gồm Thyroxine, Tri-iodo-thyronine nhằm điều khiển việc trao đổi chất ổn định trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh, việc  trao đổi chất trong cơ thể sẽ được giữ ổn định. Ngược lại, nếu bạn bị suy giáp, cường giáp, nhân giáp sẽ làm quá trình này bị ảnh hưởng. Tóc cũng sẽ không tiếp nhận được dưỡng chất dẫn tới gãy rụng nhiều. 

  1. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ do sự mất cân bằng hormone sinh dục bên trong cơ thể. Ngoài các triệu chứng thường gặp như chu kỳ kinh nguyệt không đều, tăng cân bất thường, đầy bụng, khó chịu ở bụng thì rụng tóc là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý.

rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì

  1. Do bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch “nhầm tưởng” các nang tóc bình thường là các kháng nguyên có hại xâm nhập vào cơ thể. Dẫn đến việc hệ miễn dịch tấn công vào các nang tóc đang chuẩn bị mọc, ngăn không cho chúng phát triển thành sợi tóc mới. Không những làm tóc bị rụng nhiều mà còn không thể mọc lại tóc mới. Hoặc tóc mới có mọc lại nhưng số lượng ít hơn tóc rụng đi, chất tóc yếu, sợi mảnh và nhanh rụng. 

  1. Viêm da đầu

Nguyên nhân gây viêm da đầu có thể là do các loại vi khuẩn, nấm có hại như: vi khuẩn P. Acne; nấm Malassezia Ovale… Chúng sẽ khiến tóc rụng nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm bệnh nặng hơn như: rụng tóc từng mảng hoặc hói đầu.

  1. Tóc rụng nhiều do thiếu chất, suy nhược cơ thể

Nếu bạn chưa biết rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì thì rất có thể là do cơ thể suy nhược, thiếu chất. Bởi chị em trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt cơ thể lại mất đi một lượng máu nhất định nên dễ bị thiếu máu. Bên cạnh đó, nhiều chị em ăn uống kiêng khem để giảm cân khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất. Các nang tóc không được cấp đủ nguồn máu và lượng dinh dưỡng cần thiết nên dễ gây tình trạng rụng tóc nhiều.

rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì

IV – Một số cách điều trị rụng tóc nhiều ở nữ giới

Tùy từng bệnh lý mà có cách khắc phục khác nhau. Trước hết bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, xác định bệnh lý gặp phải. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và điều trị theo phác đồ phù hợp. Bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống giàu chất đạm, chất khoáng. Đặc biệt là kẽm cùng với các thực phẩm dồi dào vitamin. Hãy xây dựng lối sống khoa học, tránh căng thẳng và stress; chăm sóc tóc đúng cách. Thay thế các loại dầu gội chứa nhiều hóa chất bằng các loại nước gội đầu từ dược liệu thiên nhiên như: Bồ kết, sả, cỏ mần trầu, hương nhu,… để da đầu sạch và tóc chắc khỏe hơn.

Bên cạnh đó, có thể can thiệp công nghệ cao để phục hồi mái tóc trở về trạng thái ban đầu. Hiện nay, 2 phương pháp đang được chị em áp dụng và cho hiệu quả tốt chính là trị rụng tóc bằng laser và cấy tóc tự thân.

  1. Điều trị hói đầu bằng laser

Trị liệu kích thích mọc tóc bằng laser là phương pháp hiện đại, phù hợp với trường hợp tóc rụng nhưng vẫn còn nang tóc. Quy trình thực hiện sẽ làm sạch da đầu và kích thích những nang tóc suy yếu bằng sóng laser. Từ đó, giúp chúng hồi phục và phát triển trở lại. 

Chị Thu Huyền (Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tôi năm nay đã hơn 30 tuổi rồi. Sau khi sinh bé thứ 2 tóc lại bị rụng. Tôi chủ quan vì cứ nghĩ tóc sẽ mọc lại như hồi sinh bé đầu. Thế nhưng vài năm rồi mái tóc ngày càng xác xơ. Giờ nhìn như người già 40 – 50 tuổi vậy, thật sự rất đau lòng. Tôi đã thử nhiều cách rồi, thuốc Đông Tây y, dân gian đủ cả nhưng không những không mọc tóc mà còn bị kích ứng. Gần đây tôi biết đến Phòng khám Cấy tóc tự thân qua lời giới thiệu của chị đồng nghiệp. Sau một liệu trình trị rụng tóc chuyên sâu ở đây, tôi thấy tình hình khả quan hơn nhiều. Tóc con đã dần mọc lại, tôi vui lắm. Chi phí ở đây cũng rất hợp lý, bác sĩ tận tâm nữa”.

rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì

  1. Cấy tóc tự thân

Bên cạnh các trường hợp phát hiện sớm và điều trị kịp thời còn có những chị em đã bị rụng tóc lâu năm, để lại những mảng hói thiếu thẩm mỹ. Với các trường hợp này thì nang tóc đã bị hoại tử và mất đi khả năng tự sản sinh. Khi này, bạn có thể nhờ đến công nghệ cấy tóc tự thân để tái phân bổ lại mật độ tóc trên da đầu đồng đều hơn. 

Kỹ thuật này là việc ứng dụng vi phẫu để lấy ra một bộ phận nang tóc khỏe mạnh, gia công và nuôi dưỡng. Sau đó bóc tách thành những nang tóc nhỏ hơn và cấy vào vùng da đầu bị hói của khách hàng. Phương pháp này vô cùng an toàn do sử dụng nguồn tóc tự thân của cơ thể nên tương thích hoàn toàn. Sau khi cấy không bị kích ứng, bài trừ, tóc không bị rụng lại. 

Cấy tóc tự thân đảm bảo tiêu chi 4 không: không đau đớn, không can thiệp dao kéo, không cần nghỉ dưỡng, không để lại sẹo xấu. Do đó, chị em có thể an tâm khi thực hiện thủ thuật này. Chỉ sau 3 tháng, chị em sẽ hoàn toàn bất ngờ với sự thay đổi trên mái tóc. Tóc con mọc lên chắc khỏe, đồng đều, đúng hướng, dần phủ lấp những mảng trống một cách tự nhiên.

Để được tư vấn về tình trạng tóc của bản thân hay muốn tìm hiểu rõ hơn về pháp trị rụng tóc bằng công nghệ cao, bạn có thể liên hệ hotline 024.3219.1111 hoặc đến trực tiếp 2 cơ sở của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Đội ngũ chuyên gia và bác sĩ của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì?”. Hi vọng những chia sẻ này đã giúp chị em có thêm kiến thức để chăm sóc và phục hồi mái tóc hiệu quả.