Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

I. Giải đáp: Rụng tóc là dấu hiệu bệnh gì?

Chào bác sỹ! Năm nay tôi 33 tuổi, vừa sinh xong bé thứ 2 hồi năm ngoái. Kể từ sau khi sinh xong, tóc tôi liên tục rụng. Mỗi sáng ngủ dậy hay chải tóc là tóc lại rụng rất nhiều. Tôi nghe nói rụng tóc nhiều là do ung thư có phải không? Như trong trường hợp của tôi thì rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

(Minh Ngọc, Hải Dương)

tư vấn các loại bênh gây rụng tóc

Trả lời: Chào bạn Minh Ngọc, cảm ơn câu hỏi của bạn. Các bác sỹ tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Rụng tóc sinh lý là tình trạng bình thường của cơ thể, không có gì đáng ngại. Trung bình một ngày, tóc chúng ta sẽ rụng từ 30-100 sợi, và tóc mới sẽ mọc ra thay thế. Tuy nhiên, nếu tóc rụng nhiều một cách bất thường (nhiều hơn 100 sợi một ngày), đó có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh đáng lo ngại.

II. Tóc rụng là dấu hiệu của bệnh gì?

Rụng tóc có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau, và không phải căn bệnh nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp bạn sớm chấm dứt tình trạng khó chịu này. Rụng tóc thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

1. Bệnh thiếu máu

rụng tóc là dấu hiệu bệnh thiếu máu

Tương tự như các cơ quan khác trên cơ thể, tóc cũng được nuôi dưỡng chính bằng các chất dinh dưỡng từ máu. Vì thế, khi thấy tóc rụng nhiều, nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ đến đó là do cơ thể thiếu máu.

Những người vừa trải qua chấn thương hay phẫu thuật, bà bầu sau sinh… hoặc những người thiếu chất sắt trong cơ thể đều là những đối tượng bị thiếu máu. Để bổ sung lượng máu cho cơ thể, bạn nên ăn nhiều thịt bò, hải sản, các loại đậu…

2. Hội chứng buồng trứng đa nang

hội chứng buồng trứng đa nang gây rụng tóc

Rụng tóc là một trong những dấu hiệu phổ biến của căn bệnh đa nang buồng trứng. Khi mắc phải hội chứng này, nồng độ nội tiết tố androgen trong cơ thể sẽ suy giảm, từ đó làm giảm khả năng tái tạo của tóc, dẫn đến rụng tóc. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của nữ giới.

3. Do suy giảm tuyến giáp

suy-giap-o-phu-nu copy

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: tình trạng suy giảm tuyến giáp có khả năng gây rụng tóc từng mảng trên da đầu. Nguyên do là bởi khi tuyến giáp bị suy giảm sẽ không còn khả năng sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như cấu trúc của tóc.

Vì thế, nếu nhận thấy tóc mình thường xuyên rụng từng mảng lớn trên đầu, bạn nên tới bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để khám, tầm soát xem cơ thể có mắc các bệnh bất thường về tuyến giáp hay không.

4. Bệnh lý về suy giảm chức năng chuyển hóa

rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì

Các bệnh lý về suy giảm chức năng chuyển hóa của cơ thể như bệnh lupus ban đỏ, lichen phẳng, xơ cứng bì, vảy nến, bệnh về tuyến giáp, giang mai, viêm da tiết bã… đều gây ra tình trạng tóc rụng nhiều, rụng thành mảng…

Những người mắc phải các bệnh này thường nhận thấy tóc khô, xơ xác hơn, tóc rụng khi gội đầu hoặc chải tóc. Ngoài ra người bị rụng tóc còn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, viêm loét miệng, phát ban hình bướm trên má và mũi, nhạy cảm hơn với ánh sáng…

5. Do căng thẳng quá mức

căng thẳng gây rụng tóc

Khi cơ thể bị stress, căng thẳng lâu ngày sẽ khiến hệ thần kinh và hệ miễn dịch bị ảnh hưởng không tốt, làm yếu đi các nang tóc trên đầu, từ đó dẫn đến tình trạng rụng tóc.

Ngoài ra, tóc rụng nhiều có thể không phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng mà chỉ bắt nguồn từ những rối loạn trong cơ thể, do ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm, do tóc tiếp xúc quá nhiều với nhiệt độ cao hay các chất hóa học khi làm tóc…

Tìm hiểu: Rụng tóc có phải bị ung thư?

 Thực chất, tình trạng rụng tóc chỉ xảy ra do ảnh hưởng của thuốc, hóa chất khi bệnh nhân tiến hành điều trị khối u ung thư bằng liệu pháp hóa trị, xạ trị.

Đối với trường hợp của bạn là rụng tóc kể từ sau khi sinh con, đây có thể xem là tình trạng rụng tóc do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sau khi sinh. Nhìn chung, tình trạng này không đáng lo ngại và sẽ tự khỏi sau vài tháng. Trong thời gian đó, bạn chú ý nên bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và tóc.

Bên cạnh đó, bạn Ngọc cũng nên lưu ý nhiều đến thói quen chăm sóc tóc: hạn chế sử dụng nhiều hóa chất lên tóc, tránh buộc tóc quá chặt, thường xuyên ủ, dưỡng tóc, sử dụng các loại “mặt nạ” cho tóc…Chúc bạn nhanh chóng có được mái tóc khỏe đẹp như ý.