PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Bệnh lý là một trong những nguyên nhân có thể gây rụng tóc nhiều ở nam giới. Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý chung của cánh mày râu, rụng tóc nhiều còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị đe dọa bởi một số bệnh lý nguy hiểm. Rụng tóc nhiều ở nam giới là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Rụng tóc là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể. Trung bình mỗi ngày số tóc rụng đi ở khoảng từ 30-100 sợi và được thay thế nhanh chóng bởi các sợi tóc mới từ nang tóc.
Rụng tóc nhiều ở nam giới là tình trạng rụng tóc bệnh lý. Khi này, số lượng tóc rụng sẽ vượt mức 100 sợi/ngày, đồng thời nang tóc bị tổn thương khiến việc sản sinh các sợi tóc mới bị ngưng trệ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các nang tóc dần bị hoại tử và mất chức năng sinh lý, gây ra hói đầu.
Rụng tóc nhiều hay hói đầu thuộc nhóm bệnh lý da liễu khó chữa xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó yếu tố nội tiết và bệnh lý chiếm tỉ lệ lớn. Ngoài ra, điều kiện môi trường và cách chăm sóc tóc sai cách cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng da đầu, nang tóc dẫn đến rụng tóc nhiều.
Tính di truyền quy định tới nội tiết của cơ thể, gây ảnh hưởng đến hoạt động mọc và rụng tóc từ bên trong. Có đến 95% trường hợp nam giới rụng tóc, hói đầu là yếu tố di truyền. Tỉ lệ nam giới mắc hói đầu di truyền cao hơn khi có người nhà (thường là ông, bố) cũng bị hói đầu.
Bệnh lý khiến nội tiết tố nam thay đổi. Khi này, nang tóc sẽ chịu tổn thương do sự tăng sinh của hormone Dihydrotestosterone (DHT) khi cơ thể bị rối loạn ở nam giới. DHT gây tăng tiết bã nhờn và teo nang tóc khiến tóc rụng và khó mọc trở lại. Rụng tóc do nội tiết cũng có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh lý khiến nội tiết bị rối loạn.
Không chỉ gây bất tiện, gây mất thẩm mỹ hay ảnh hưởng tới tinh thần, rụng tóc có thể là những biểu hiện đầu tiên của nhiều bệnh lý. Rụng tóc nhiều ở nam giới là bệnh gì?
Rụng tóc nhiều ở nam giới là bệnh gì? Rụng tóc là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tuyến giáp. Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, từ đó tóc ít mọc và thưa dần.
Bệnh có 2 dạng là suy giáp – do cơ thể sản xuất quá ít hormone, tuyến giáp hoạt động kém; hoặc cường giáp – trong trường hợp có quá nhiều hormone được sinh ra hay tuyến giáp hoạt động quá mức.
Các loại nấm thường kí sinh trên các tế bào chết của tóc và dễ dàng lây lan ra toàn bộ da đầu. Chúng dẫn đến các loại viêm da đầu, nhiễm trùng…. khiến tóc thưa yếu, dễ rụng. Nếu không được cải thiện dứt điểm, bệnh có thể gây rụng tóc từng mảng lớn, có thể dẫn đến hói đầu.
Hệ miễn dịch bị rối loạn sẽ khiến chúng nhận diện sai lầm nang tóc là yếu tố “ngoại xâm” gây hại. Khi này, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt hoạt động đào thải khiến nang tóc bị tổn thương, hủy hoại dẫn tới hiện tượng rụng tóc, hói đầu.
Rụng tóc, hói đầu ở nam giới có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim trước tuổi 40. Theo đó, người bị rụng tóc vùng đỉnh đầu có tỷ lệ bệnh tim cao. Nam giới dưới 55 tuổi, bị hói ít, có nguy cơ này cao hơn 30% so với người bình thường, tỉ lệ này còn cao hơn nhiều ở người bị hói nhiều. Bởi vậy, nếu đang gặp phải trường hợp rụng tóc nhiều bất thường thì không nên chủ quan.
Rụng tóc và hói đầu ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân tiểu đường. Lí do là do cơ thể không thể sử dụng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn vào. Nang tóc yếu ớt do thiếu chất khiến việc duy trì quá trình sản sinh và nuôi dưỡng tóc không đảm bảo, gây rụng, lâu mọc lại.
Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Người mắc bệnh thiếu máu, người vừa trải qua chấn thương hay phẫu thuật, bà bầu mới sinh vừa mới mất nhiều máu… đều khiến tóc rụng cho máu là nguồn nuôi dưỡng chính cho tóc.
Không hẳn là bệnh lý, việc cơ thể thừa – thiếu chất cũng có thể gây nên hiện tượng rụng tóc. Khi hàm lượng dinh dưỡng không cân bằng, các tế bào mầm tóc cũng trở nên èo uột, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng vitamin A từ dược phẩm sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được hết dẫn đến rối loạn hoạt động trao đổi chất và gây ra rụng tóc. Duy trì lượng vitamin A phù hợp chỉ khoảng 5000 IU mỗi ngày là biện pháp để chấm dứt tình trạng này.
Theo các chuyên gia của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế, để chữa trị rụng tóc bệnh lý triệt để, người bệnh cần tuân thủ hai nguyên tắc sau:
Với đa dạng các nguyên nhân khác nhau gây rụng tóc nên việc xác định yếu tố gây ảnh hưởng và xử lý sớm là điều đầu tiên cần thực hiện để chữa khỏi tóc hói.
Theo các chuyên gia, khi nguyên nhân cốt lõi gây rụng tóc, chậm mọc tóc không được giải quyết triệt để và bị kéo dài, không chỉ tốn kém thời gian và tiền bạc, mà còn dẫn đến nguy cơ trở thành rụng tóc vĩnh viễn.
Sau khi giải quyết nguyên nhân gây rụng tóc thì liệu tóc có mọc lại không? Câu trả lời cho vấn đề này phụ thuộc vào tình trạng nang tóc cụ thể ở mỗi người.
Cũng giống như cây phát triển tươi tốt nhờ rễ, mỗi sợi tóc đều mọc lên từ bộ phận gọi là nang tóc (chân tóc). Những nang tóc này nằm trong lớp dưới cùng của da đầu và được nuôi dưỡng bằng những mạch máu rất nhỏ.
Chính vì vậy, việc duy trì sự phát triển của nang tóc là yếu tố quyết định sự “thành-bại” trong điều trị rụng tóc và kích thích mọc tóc. Những trường hợp rụng tóc quá lâu khiến nang tóc bị teo và biến mất nên khó hồi phục hoàn toàn.
Bởi vậy, các bác sĩ và chuyên gia uy tín luôn khuyên bạn rằng khi phát hiện thấy dấu hiệu rụng tóc bất thường, người bệnh cần điều trị sớm và điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời. Nên tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua chế độ ăn uống và viên uống dưỡng tóc. Các tế bào nang tóc nhận các dưỡng chất này để sản xuất tóc mới và tăng cường khả năng bám giữ các sợi tóc.
Trên thực tế, tóc hói có chữa được không phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng phát hiện xử lý. Rụng tóc hói đầu ở giai đoạn đầu, khi các nang tóc chữa bị tổn thương hoặc tổn thương mức độ nhẹ sẽ hoàn toàn có cơ hội chữa trị bằng một số cách như:
Không thừa nếu bạn kiên trì làm đẹp mái tóc từ việc mát xa hay làm mặt nạ ủ tóc từ các tinh dầu tự nhiên (dầu ô liu tinh dầu dừa, tinh dầu bưởi…), sữa chua, trứng gà hay mật ong, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe bên trong, mềm mượt bên ngoài.
Trị liệu kích thích mọc tóc bằng laser là phương pháp hiện đại, phù hợp với trường hợp nang tóc chữa bị hoại tử.
Quy trình làm sạch và kích thích bằng sóng laser sẽ giúp các nang tóc bị tổn thương dần hồi phục và tiếp tục đảm đương công việc sản sinh các sợi tóc. Đây là phương pháp đẩy mạnh quá trình tiêu viêm và diệt khuẩn – nguyên nhân gây hại lên nang tóc. Cách này đồng thời xử lý những tác nhân gây hại cho tóc và da đầu như hóa chất, bụi bẩn, vi khuẩn…, đồng thời kích hoạt hoạt động sản sinh sợi tóc mới từ nang mà không gây hại tới da đầu.
Bên cạnh các trường hợp phát hiện sớm và điều trị kịp thời còn có những người mắc bệnh hói đầu lâu năm. Các trường hợp này phải xử lý ra sao?
Hói đầu kéo dài, thường trên 6 tháng, hầu hết các trường hợp này nang tóc đã bị hoại tử và mất đi khả năng tự sản sinh nang tóc tự nhiên từ những vùng da đầu hói. Khi này, bạn có thể nhờ đến cấy tóc tự thân để sắp xếp lại thẩm mỹ mái tóc. Kỹ thuật này là việc ứng dụng vi phẫu thuật để lấy ra một bộ phận nang tóc khỏe mạnh, gia công và nuôi dưỡng, sau đó bóc tách thành những nang tóc nhỏ hơn và cấy vào vùng da đầu bị hói của bệnh nhân.
Sau khi cấy từ 3-6 tháng là bạn đã có một mái tóc hoàn toàn tự nhiên, khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển như tóc thật. Hơn nữa cấy tóc còn mang lại hiệu quả vĩnh viễn nên bạn không phải lo lắng việc tóc sẽ bị rụng đi không mọc trở lại, cấy tóc hoàn toàn không có tác dụng phụ, không gây hại cho sức khỏe chúng ta.
Để biết chính xác tình trạng nang tóc, bạn có thể lựa chọn kiểm tra – soi nang tóc tại phòng khám cấy tóc hoặc bệnh viện da liễu.
Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Rụng tóc nhiều ở nam giới là bệnh gì?”. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp các anh cảnh giác trước những bệnh lý gây nguy hiểm đến sức khỏe và có cách điều chỉnh phù hợp. Nếu có thắc mắc bạn hãy gọi ngay tới hotline 02432191111 để được các chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhất nhé!