PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Những người sở hữu mái tóc dầu thường có cảm giác khó chịu vì lúc nào tóc trông cũng bóng loáng, ẩm ướt, dễ xẹp và khó vào nếp. Do đó, việc gội đầu sạch là điều vô cùng cần thiết để tóc trông bồng bềnh hơn. Tuy nhiên hẳn không phải ai cũng biết tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không. Mời bạn theo dõi ngay lời khuyên của chuyên gia sau đây!
Tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không? Câu trả lời là không bởi nó có thể gây ra một số vấn đề cho tóc và da đầu.
– Gội đầu hàng ngày có thể khiến da đầu tiết nhiều dầu hơn để bù đắp lượng dầu mất đi, khiến tóc ngày càng đổ dầu nhiều hơn và khó kiểm soát.
– Gội đầu quá nhiều sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên để bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Điều này khiến da đầu và tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng.
– Gội đầu thường xuyên làm bạn mất nhiều thời gian, công sức.
– Dầu gội có chứa nhiều hóa chất có thể làm tổn thương tóc, khiến tóc bị yếu và dễ hư tổn.
Biết được tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không rồi vậy thì gội bao nhiêu lần/tuần là hợp lý? Theo Ths. BS Nguyễn Quốc Tuấn (Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế) cho biết người có tóc dầu chỉ nên gội đầu 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên có trên tóc và da đầu.
Tuy nhiên, số lần gội đầu mỗi tuần có thể thay đổi theo tình trạng tóc, thói quen sinh hoạt của mỗi người. Cụ thế:
Tóc thẳng và mỏng có kết cấu ít lớp hơn tóc xoăn, gợn sóng nên dầu thừa dễ dàng thấm vào tóc. Vì vậy, tóc thẳng cần được gội đầu 3 – 4 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa. Tóc xoăn, dày có thể gội đầu 2 – 3 lần/tuần để giữ nếp tóc và giữ tóc sạch. Đối với mái tóc đã được nhuộm màu thì chỉ cần gội 2 – 3 lần/ tuần là đủ làm sạch tóc cũng như giúp giữ màu tóc hiệu quả nhất.
Mức độ dầu trên da đầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, di truyền, giới tính và môi trường sống. Tùy vào tình trạng thực tế mà bạn gội 2 – 4 lần/tuần.
Bụi bẩn trong không khí nhanh bám vào tóc và da đầu, khiến da đầu đổ nhiều dầu hơn để bảo vệ tóc. Điều này khiến tóc vừa bết bẩn vừa khó chải. Nếu bạn sống trong môi trường ô nhiễm nhiều, thường xuyên để tóc tiếp xúc ngoài trời thì nên gội 3 – 4 lần/tuần.
Các sản phẩm tạo kiểu như sáp hoặc gel vuốt tóc giúp tạo kiểu tóc đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều hoặc sai cách, các sản phẩm này sẽ tích tụ trên tóc và da đầu khiến nang tóc bị bít tách, kích ứng và tiết nhiều dầu hơn. Nếu sử dụng các sản phẩm này hàng ngày, thì bạn nên tăng số lần gội đầu trong tuần lên.
Lưu ý khi chăm sóc tóc dầu
Để hạn chế tình trạng tóc bết dầu, bạn cũng cần thay đổi thói quen chăm sóc tóc một cách khoa học:
– Gội đầu đúng cách: Khi gội đầu, bạn chỉ cần dùng 1 lượng dầu gội vừa đủ để gội đầu. Tránh sử dụng móng tay cào quá mạnh vào da đầu và tóc vì sẽ gây kích ứng da đầu và khiến da đầu tiết nhiều dầu hơn.
– Không nên dùng nhiều dầu xả: Dầu xả có tác dụng làm mềm tóc, giảm tình trạng tóc khô xơ bằng cách cung cấp thêm dầu cho tóc. Tuy nhiên, nếu tóc bết dính đang dư thừa chất nhờn thì việc dầu xả là điều không cần thiết vì nó khiến tóc càng thêm bóng dầu. Vì vậy, nếu bạn muốn dùng dầu xả chỉ dùng một lượng vừa đủ cho phần thân và đuôi tóc và nhớ là cần xả kỹ.
– Nên để tóc khô tự nhiên: Máy sấy có thể giúp tóc nhanh khô và vào nếp tốt hơn nhưng dưới tác động của nhiệt độ cao, tóc mất đi độ ẩm nên kích thích đổ đầu để bảo vệ tóc. Tốt nhất, sau khi gội bạn lấy 1 chiếc khăn bông sạch thấm khô nước trên tóc rồi để tóc khô 1 cách tự nhiên. Trường hợp phải dùng máy sấy thì chỉ dùng ở mức gió, không dùng mức sấy nóng.
– Hạn chế vuốt tóc và chải tóc quá nhiều: Vì mỗi lần vuốt, chải tóc sẽ khiến lớp bã nhờn từ da đầu xuống tóc và lan khắp tóc.
– Sử dụng vỏ gối thấm hút mồ hôi: Nên chọn vỏ gối có chất liệu lụa hay cotton có khả năng thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, nên thay vỏ gối thường xuyên để đảm bảo vỏ gối luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn trú ngụ.
– Hạn chế tạo kiểu tóc: Với mái tóc bết dính, bóng dầu nên hạn chế tạo các kiểu tóc và lạm dụng các sản phẩm tạo kiểu như gel, mousse, sáp thơm… Vì chúng càng khiến tóc bết dính tầm trọng hơn. Tốt nhất, chỉ nên để kiểu tóc đơn giản, gọn gàng.
– Bảo vệ tóc: Đội mũ nón khi ra ngoài trời, vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.
Tham khảo : 5 loại dầu gội dành cho tóc dầu
Hiện nay để trị tóc dầu cũng có nhiều cách như dùng dầu gội đặc trị hay gội đầu, ủ tóc bằng các nguyên liệu tự nhiên như nha đam, bia, chanh, muối, trà xanh, giấm táo,… Tuy nhiên những cách này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không thể điều trị tình trạng tóc dầu 1 cách dứt điểm, mất nhiều thời gian và dễ tái phát.
Bạn nên tới các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa tóc để thăm khám và tham khảo thêm các liệu pháp trị tóc dầu bằng công nghệ cao để khắc phục 1 cách tối ưu nhất. Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc tóc và da đầu bằng công nghệ được Sở Y tế cấp phép hoạt động. Tại đây áp dụng phương pháp trị liệu Tây – Đông Y kết hợp, đồng thời điều trị bằng laser giúp khắc phục triệt để các bệnh lý da đầu.
Phương pháp trị liệu này giúp các nang tóc được làm sạch tận gốc, tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, tế bào nấm có hại; tóc và da đầu được phục hồi từ bên trong. Lượng dầu sẽ giảm từ 50 – 70% ngay lần điều trị đầu tiên và sẽ được khắc phục triệt để chỉ sau 1 liệu trình điều trị.
Quy trình trị liệu tóc dầu gồm các bước:
– Bước 1: Kiểm tra tình trạng tóc và da đầu/Hair And Scalp Analysis
– Bước 2: Tẩy tế bào chết trên da đầu bằng tinh chất muối biển
– Bước 3: Gội đầu bằng dầu gội chuyên dụng chiết xuất từ thảo dược quý: linh chi, nhân sâm,… loại sạch bụi bẩn và dầu thừa bám trên tóc.
– Bước 4: Sử dụng máy chăm sóc đầu SPA trong 10 phút để chăm sóc làm sạch sâu da đầu, chân tóc, cải thiện tuần hoàn máu. Kết hợp tinh dầu oải hương thư giãn, bổ sung dưỡng chất cho da đầu, giảm triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, mê sảng.
– Bước 5: Dùng lược điện tiêu diệt vi khuẩn và kích thích hoạt động nang tóc.
– Bước 6: Dùng tinh chất chuyên biệt để điều tiết lượng dầu trên da đầu, bổ sung dưỡng chất cho tóc, da đầu, thông hoạt nang tóc.
– Bước 7: Trị liệu sóng âm và massage đốt sống cổ, vai gáy
– Bước 8: Sử dụng máy laser sóng âm 670nm với ánh sáng đỏ trong 20 phút, năng lượng tùy vào tình trạng tóc (cấp 5 – 8) giúp kích thích hoạt động nang tóc ngủ quên, các tế bào tóc bị teo, suy yếu, tiêu viêm, ức chế bài tiết dầu, cải thiện các mao mạch máu bổ sung oxy cho nang tóc, thúc đẩy hiệu quả của thuốc. Đồng thời, tổng hợp collagen và tiêu viêm, diệt khuẩn.
– Bước 9: Kiểm tra, đánh giá kết quả.
Xem thêm : Chi phí khám rụng tóc là bao nhiêu?
Hy vọng với thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đã biết tóc dầu có nên gội đầu hằng ngày không cũng như tìm ra bí quyết khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công! Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ hotline 024 3219 1111 để được giải đáp chi tiết nhất.