PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Mỗi ngày tóc của chúng ta đều rụng đi và có những sợi tóc mới mọc lên thay thế. Tuy nhiên có những trường hợp rụng tóc với số lượng lớn, kéo dài và xảy ra thường xuyên. Thậm chí khiến da đầu lộ rõ những mảng hói không có tóc. Vậy ngoài chu kỳ sinh lý tự nhiên thì rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện? Cùng tìm hiểu nhé!
Một người bình thường có thể bị rụng tóc từ 30 sợi – 100 sợi/ngày. Đây là hiện tượng rụng tóc sinh lý với sự rụng đi và mọc thay thế bởi một sợi tóc mới. Kiểu rụng tóc này xảy ra hàng ngày với 1 lượng tóc nhất định, không quá nhiều và không có dấu hiệu bất thường nào trong chu trình rụng tóc cũ – mọc tóc mới.
Tuy nhiên, nếu bạn bị rụng tóc với số lượng nhiều bất thường đột ngột và không tự khỏi. Số lượng tóc rụng >100 sợi/ngày và kèm theo những triệu chứng bất thường sau thì cần đặc biệt lưu ý. Bởi đây là lời cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
– Lượng tóc rụng nhiều bất thường, kéo dài.
– Tóc rụng nhiều hơn khi bị tóc ướt, khi gội đầu, khi vuốt tóc hoặc đơn giản là chải tóc sau khi vừa ngủ dậy.
– Số lượng tóc con mọc mới ít hơn so với lượng tóc rụng đi. Thậm chí không mọc lại dẫn tới khu vực đó bị lộ da đầu.
– Nếu có tóc con mọc lại cũng rất yếu, sợi mảnh, dễ rụng.
Xem thêm : Rụng tóc nhiều có nên đi khám không ?
Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng giống như con bướm đang xòe cánh. Nằm trước tuyến giáp là da và cơ thịt, nằm sau tuyến giáp là khí quản. Tuyến giáp tiết ra các hormone giáp trạng giúp điều khiển việc trao đổi chất ổn định trong cơ thể.
Khi tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh, đồng nghĩa nhịp độ trao đổi chất trong cơ thể sẽ được duy trì ổn định, giúp tóc phát triển bình thường. Nhưng khi tuyến giáp bị bệnh sẽ gây rối loạn hormone trong cơ thể, khiến tóc rụng nhiều.
– Suy giáp: Tuyến giáp không tiết đủ lượng hormone duy trì sự chuyển hóa bình thường của cơ thể.
– Cường giáp: Tuyến giáp tiết quá nhiều hormone khiến tốc độ chuyển hóa chất tăng bất thường.
– Nhân giáp: Xuất hiện các khối u trong tuyến giáp.
Với nữ giới nếu chưa biết rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì thì bạn cần kiểm tra xem có phải đang mắc buồng trứng đa nang không? Đây là tình trạng cơ thể nữ giới bị rối loạn các nội tiết tố androgen (estrogen, progesterone, testosterone… ) làm quá trình mọc tóc bị cản trở, khiến tóc mọc chậm, yếu và dễ gãy rụng.
Bệnh tự miễn (bệnh tự miễn dịch) làm cho hệ miễn dịch “lầm tưởng” các nang tóc là các kháng nguyên gây hại nên tấn công chúng lúc chúng đang chuẩn bị mọc, ngăn không cho chúng phát triển. Điều này khiến tóc bị rụng nhiều hơn bình thường và số lượng tóc mọc lại ít hơn, chất tóc mảnh, yếu, dễ rụng so với tóc cũ.
Bệnh nấm hoặc viêm da đầu không phải nguyên nhân trực tiếp gây rụng tóc. Tuy nhiên, khi bị những bệnh này thì da đầu có nhiều gàu ngứa. Theo thói quen bạn sẽ dùng tay để gãi mạnh vào da đầu khiến cho các nang tóc vốn đã tổn thương lại thêm tác động vật lý thì càng dễ rụng.
– Ung thư da đầu gây ra các triệu chứng như:
– Da đầu xuất hiện các mảng màu đỏ với diện tích nhỏ, nằm rải rác và sẽ lan rộng theo thời gian.
– Da đầu có nhiều gàu bất thường, xuất hiện gàu ướt, nhiều bã nhờn, tóc bết dính, ngứa ngáy.
– Tóc rụng quá nhiều >100 sợi, xuất hiện rụng tóc mảng. Khi tiến triển nặng, các vết loét bắt đầu lan rộng, các khối u bắt đầu xâm lấn vào xương sọ gây biến dạng và bội nhiễm.
Rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì thì đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu. Khi cơ thể bị thiếu máu thì lượng máu lưu thông đến các nang tóc và da đầu bị sụt giảm, khiến cho tóc không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Vì thế, tóc sẽ bị yếu dần và gãy rụng nhiều.
Nếu cơ thể bạn đang thiếu các dưỡng chất như: protein, biotin, sắt và kẽm thì sẽ bị rụng tóc đáng kể. Tuy nhiên, đây là tình trạng rụng tóc tạm thời nên sau khi cơ thể được bổ sung đầy đủ những thành phần kể trên thì tóc có thể sẽ mọc trở lại.
Việc phải hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ cũng là nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều. Trong trường hợp này, tóc thường mọc lại sau khi quá trình hóa trị hoặc xạ trị kết thúc vài tháng.
Nếu bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) không được điều trị kịp thời, tình trạng rụng tóc cũng có thể xảy ra. Đặc biệt là bệnh giang mai khiến không chỉ tóc bị rụng từng mảng trên da đầu mà các vùng lông khác như lông mày, râu, lông cơ thể bị rụng.
Xem thêm : Ăn gì chống rụng tóc
Tình trạng rụng tóc mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu để kéo dài nhiều ngày sẽ khiến cho tóc rụng ngày càng nhiều hơn và tăng nguy cơ hói đầu. Điều này làm mất thẩm mỹ, khiến bạn cảm thấy tự ti và mặc cảm về ngoại hình và mái tóc của mình.
Vì vậy, khi có dấu hiệu bị rụng tóc nhiều thì mọi người nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám nhằm xác định rõ nguyên nhân và tình trạng rụng tóc cụ thể. Từ đó có phương pháp chữa trị, khắc phục hiệu quả.
Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là địa chỉ uy tín, đi đầu và chuyên sâu trong lĩnh vực trị liệu rụng tóc công nghệ cao với các gói liệu trình đặc thù dành cho từng khách hàng. Các khâu thăm khám được trực tiếp thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa 10 năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, đảm bảo có phác đồ điều trị hiệu quả, triệt để.
Đến với phòng khám khách hàng sẽ được kiểm tra nang tóc bằng máy Hair And Scalp Analysis và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân, mức độ rụng tóc. Từ đó các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị rụng tóc chuyên sâu bằng liệu pháp tăng sinh nang tóc Hair Growth Pro hay cấy tóc tự thân.
Lưu ý:
Đối với rụng tóc do các bệnh lý như nấm da đầu, tuyến giáp, bệnh đa nang buồng trứng,… bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh lý này trước rồi mới áp dụng các cách cải thiện, kích thích mọc tóc.
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động kết hợp thay đổi các lối sống và thói quen tốt dưới đây để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phục hồi tóc mọc nhanh và dày hơn:
– Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, cân bằng lại cuộc sống hiện tại, hướng suy nghĩ đến những điều tích cực.
– Chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao, vận động cơ thể điều độ để tăng tuần hoàn máu.
– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 11h tối.
– Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể bằng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Ví dụ như Hàu, cá hồi, các loại trai, hến, nội tạng động vật (đặc biệt là gan), lòng đỏ trứng gà; ức gà, hạt đậu nành, đỗ đen, mè đen; hạnh nhân; hạt lanh, quả óc chó, trái cây tươi, rau xanh,…
Xem thêm : Chi phí khám rụng tóc bao nhiêu?
Qua những thông tin hy vọng đã giúp mọi người biết được rụng tóc là dấu hiệu của bệnh gì? Từ đó phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0243.219.1111 để đặt lịch khám cũng như được bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất nhé!