Rụng tóc do rối loạn hormone có điều trị được không? Làm sao để khắc phục?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng nội tiết là 1 trong những nguyên nhân chính gây ra rụng tóc. Nếu bạn bị rụng tóc trong một thời gian dài thì nên suy xét tới yếu tố này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết tình trạng rụng tóc do rối loạn hormone là như thế nào cũng như gợi ý phương pháp điều trị hiệu quả giúp bạn sớm lấy lại thanh xuân cho mái tóc.

I. Rụng tóc do rối loạn hormone là như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tóc yếu và rụng nhiều, chẳng hạn: di truyền, tuổi tác, do bệnh lý, thiếu hụt dưỡng chất, chăm sóc tóc sai cách,… Và rối loạn hormone cũng là một trong số đó. Nang tóc là bộ phận đảm nhiệm vai trò duy trì sự sống của sợi tóc. Một khi các nang tóc bị tổn thương hoặc kìm hãm sự phát triển thì chu kỳ phát triển của tóc bị ảnh hưởng, dẫn tới rụng tóc sớm hoặc khó mọc lên tóc mới.

Tùy theo từng giai đoạn khác nhau mà sự thay đổi của hormone cũng khác nhau (tăng hoặc giảm). Do vậy, mọi lứa tuổi đều có thể bị rụng tóc do nội tiết tố thay đổi. Thanh thiếu niên rụng tóc do rối loạn nội tiết tố tuổi dậy thì, rụng tóc hói đầu do nội tiết tố nam ảnh hưởng, rụng tóc sau sinh, rụng tóc tiền mãn kinh, rụng tóc do rối loạn tuyến giáp đều là những nguy cơ bạn có thể gặp phải khi nội tiết tố mất cân bằng.

Dưới đây là một số loại hormone có thể ảnh hưởng tới việc rụng tóc:

– Testosterone: Testosterone là một hormone sinh dục nam, nhưng cũng được sản xuất ở phụ nữ với lượng nhỏ. Testosterone suy giảm có thể chuyển đổi thành dihydrotestosterone (DHT) bởi một loại enzyme gọi là 5-alpha reductase. DHT có thể gây hại cho nang tóc, khiến kích thước của nang tóc bị thu hẹp. Điều này có thể gây cản trở việc cung cấp dưỡng chất cho tế bào gốc tóc, dẫn đến sự suy yếu và giảm sức sống của chúng. Kết quả là, những sợi tóc cũ sẽ trở nên mỏng yếu và dễ rụng, trong khi tóc mới mọc chậm hơn, chiều dài ngắn hơn, xoăn và khả năng sống dần giảm đi.

– Estrogen: Estrogen là một hormone sinh dục nữ, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của nang tóc. Estrogen có thể giúp ngăn chặn sự sản xuất DHT và kích thích sự phát triển của tóc mới. Khi Estrogen giảm, chu kỳ mọc tóc sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự suy yếu và dễ gãy rụng của tóc.

– Progesterone: Đây là một hormone sinh dục nữ, được sản xuất trong giai đoạn luteal của chu kỳ kinh nguyệt. Progesterone có thể giúp ngăn chặn sự rụng tóc, do vậy thiếu hụt hormone này có thể gây ra tình trạng rụng tóc.

– Thyroid hormone: Thyroid hormone là hormone do tuyến giáp sản xuất, có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả sự phát triển của tóc. Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hoặc quá mức (cường giáp) có thể dẫn đến rụng tóc.

– Cortisol: Hormone gây ra căng thẳng, stress này có thể khiến tóc rụng dần, thưa và mỏng ở vùng phía trước mái. Nếu nghiêm trọng còn gây rụng tóc từng mảng

– Prolactin: Prolactin là một hormone được sản xuất bởi tuyến yên, có vai trò trong việc tiết sữa. Nồng độ prolactin cao có thể dẫn đến rụng tóc.

Xem thêm : Chu kỳ sinh trưởng của tóc diễn ra như thế nào?

II. Rụng tóc do rối loạn hormone có điều trị được không?

Rụng tóc do rối loạn hormone hoàn toàn có thể cải thiện được. Nhưng mức độ thành công của việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn và mức độ nghiêm trọng của rụng tóc.

Bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc và đánh giá tình trạng tóc thực tế. Bác sĩ sẽ có các bước kiểm tra lâm sàng, kiểm tra nang tóc và da đầu hoặc xét nghiệm nếu cần thiết. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số giải pháp khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều do rối loạn nội tiết tố, các bạn có thể tham khảo và áp dụng để nhanh chóng lấy lại mái tóc mọc dày, đẹp tự nhiên như mong ước.

1. Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên

Đối với những trường hợp rụng tóc mức độ nhẹ, trước hết mọi người có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên an toàn như bồ kết, vỏ bưởi, nha đam, trứng gà, sữa chua,… để bổ sung dưỡng chất, kích thích mọc tóc nhanh giúp mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh hơn.

2. Điều trị bằng thuốc

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị rụng tóc do rối loạn hormone phổ biến. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

– Minoxidil: Minoxidil là một loại thuốc bôi tại chỗ có thể giúp kích thích sự phát triển của tóc mới. Minoxidil thường được sử dụng để điều trị rụng tóc ở cả nam và nữ.

– Finasteride: Finasteride là một loại thuốc uống có thể giúp ngăn chặn sự sản xuất DHT, một loại hormone có thể gây rụng tóc. Finasteride thường được sử dụng để điều trị rụng tóc ở nam giới.

– Spironolactone: Spironolactone là một loại thuốc uống có thể giúp ngăn chặn sự sản xuất DHT và kích thích sự phát triển của tóc mới. Spironolactone thường được sử dụng để điều trị rụng tóc ở phụ nữ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng 1 số sản phẩm chức năng có khả năng ổn định nồng độ hormone trong cơ thể. Ví dụ như các loại có thành phần là vitamin, chất kẽm và nhiều khoáng chất quan trọng khác, tốt cho thận và tốt cho quá trình cải thiện nồng độ hormone trong cơ thể.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị rụng tóc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

3. Điều trị rụng tóc bằng công nghệ cao

Hiện nay, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực điều trị rụng tóc do rối loạn hormone tại Việt Nam, đã được Sở Y tế cấp phép. Nơi đây hội tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã điều trị thành công cho hàng ngàn khách hàng bị rụng tóc do rối loạn nội tiết.

Đến đây, bạn sẽ được test nang tóc và da đầu với thiết bị có độ phóng đại lên tới 200 lần. Nếu các nang tóc vẫn còn vẫn có thể mọc trở lại các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị kích thích nang tóc phát triển bằng công nghệ Hair Growth Pro. Còn với trường hợp rụng tóc lâu ngày (quá 6 tháng) nang tóc đã bị mất hoặc teo nhỏ thì cần phải có sự can thiệp bởi cấy tóc tự thân để phục hồi mái tóc dày đẹp.

Ưu điểm của cấy tóc tự thân:

– Nguyên liệu cấy là những nang tóc tự thân nên tóc sau cấy có độ tương thích cao, khả năng bị đào thải thấp và vẫn giữ được bản chất vốn có của tóc tự nhiên. Tỷ lệ sống sót cao (>95%)

– Quá trình thực hiện thủ thuật diễn ra nhanh chóng (3-5 giờ). Trước khi cấy tóc tự thân khách hàng sẽ được gây tê để hạn chế cảm giác đau đớn.

– Sử dụng bút cấy có đường kính siêu nhỏ từ 0,6 -1 mm, hạn chế tối đa xâm lấn, không chảy máu, không để lại sẹo.
Thời gian hồi phục nhanh không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của khách hàng, điều chỉnh được hướng mọc của tóc.

– Sau 3-6 tháng thì tóc sau khi cấy phát triển ổn định, bắt đầu mọc lại dài và đẹp tự nhiên, chắc khỏe từ gốc đến ngọn, đặc biệt không tái rụng.

Và để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc do rối loạn hormone các bạn nên chú ý một số điều sau:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe mái tóc.

– Điều chỉnh lại thói quen chăm sóc tóc đúng cách, hạn chế tình trạng tóc yếu và gãy rụng nhiều

– Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan

– Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích,…

– Bảo vệ tóc trước tác động của thời tiết và môi trường xấu

Tham khảo : Chi phí cấy tóc tự thân là bao nhiêu?

Rụng tóc do rối loạn hormone là một vấn đề phổ biến và thường gặp. Mong rằng với những chia sẻ trên đây các bạn có thêm kiến thức, lựa chọn cho bản thân những cách khắc phục hiệu quả phù hợp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số hotline 0243.219.1111028.3520.0009 của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết.

Các tin liên quan