Hãy tìm hiểu về vấn đề này để có cái nhìn tổng quát nhất về chứng bệnh hói đàu này, đâu là nguyên nhân và phương pháp nào chữa trị dứt điểm?
1. Hói đầu là gì?
Bệnh hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều để lại những mảng “sân bay” trắng trơn trên da đầu, không thấy lỗ chân lông và thường xảy ra ở nam giới nhưng cũng có trường hợp nữ giới mắc phải. Căn bệnh này đôi khi chỉ là tình trạng rụng tóc để lộ da đầu nhưng nặng hơn là rụng lông toàn thân, phần lớn đều ở độ tuổi 30. Đây là chứng bệnh không gây nguy hiểm nhưng ít nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, cản trở công việc và giảm chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên nhân của bệnh hói đầu?
Bệnh hói đầu bắt nguồn từ sự suy yếu của tế bào mầm tóc, dẫn đến tóc rụng nhiều, mất kiểm soát. Sự suy yếu này có sự khác nhau giữa nam giới và nữ giới:
- Nam giới: Chủ yếu do yếu tố di truyền (thường gặp ở nam trẻ tuổi), do rối loạn thần kinh nội tiết nam, chịu áp lực, căng thẳng trong thời gian dài, hút thuốc, rượu bia, viêm nhiễm da đầu, tác dụng phụ của thuốc, sinh hoạt không khoa học…
- Nữ giới: thường bắt nguồn từ rối loạn thần kinh nội tiết nữ, thiếu dinh dưỡng, stress dài ngày, lạm dụng hóa chất tạo kiểu, tác dụng nhiệt quá mức lên tóc, ảnh hưởng từ các bệnh lý (suy giáp, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, viêm nhiễm…)
- Ngoài ra, một số người còn mắc phải “hội chứng ám ảnh” – tức lo lắng rằng tóc sẽ rụng thêm, rụng nhiều và trở thành hói. Chính vì sự lo lắng, ám ảnh quá mức này là một “chất xúc tác” khiến tế bào mầm tóc nhanh hư tổn, quá trình rụng tóc được đẩy nhanh hơn, hói đầu cũng đến sớm hơn.
- Xem thêm: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
3. Hói đầu có di truyền không?
Như đã nói ở trên, hói đầu chủ yếu do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng rụng tóc, hói đầu thì con cái (chủ yếu xảy ra ở nam giới) khi sinh ra cũng có nguy cơ bị hói đầu rất cao. Vì chứng hói đầu là tính trạng trội nên những người sinh ra có gen mang nguyên nhân gây nên chứng bệnh này không sớm thì muộn cũng sẽ rụng tóc, hói đầu với cấp độ khác nhau.
4. Triệu chứng nhận biết bệnh hói đầu
Mỗi người có thể nhận biết nguy cơ hói đầu thông qua một số triệu chứng điển hình sau:
- Tóc rụng nhiều và liên tục trong thời gian dài
- Không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất ít
- Nhiều mảng da đầu bị lộ ra
- Với nam giới, thường là hói từng mảng (kết quả từ quá trình rụng tóc từng mảng), đường ngôi trán bị mất đi, phần hói thường tập trung ở đỉnh đầu và hai bên thái dương, da đầu nhẵn bóng.
- Với nữ giới, hói đầu thường xảy ra ở những người đang điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị. Phụ nữ thường gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều ở đường rẽ ngôi, hai bên trán và phần đỉnh đầu, tóc của họ thường mỏng, mảnh và rất thưa.
- Bệnh hói đầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, đôi khi những thay đổi nào là dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng bệnh đang tiến triển. Một số thay đổi có thể xảy ra như có những vết lõm xuất hiện trên bề mặt móng, những vết đốm và đường kẻ trắng xuất hiện, móng bắt đầu trở nên thô ráp, mất đi độ bóng, trở nên mỏng, dễ gãy và chẻ đôi.
5. Phòng ngừa bệnh hói đầu như thế nào?
Như vậy, nếu gia đình có tiền sử hói đầu hoặc khi thấy số lượng tóc rụng nhiều, để tránh nguy cơ hói đầu, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa về tóc hoặc da liễu để các bác sĩ tư vấn, chỉ định thuốc ngăn ngừa hói đầu, bảo vệ và thúc đẩy tế bài mầm tóc phát triển. Bởi lẽ, khi tình trạng hói đầu kéo dài, nang tóc có nguy cơ bị teo, khi đó các biện pháp khắc phục hói đầu sẽ không còn hiệu quả vì tóc không có chỗ mọc lên nữa. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh gây hại cho tế bào mầm tóc.
- Gội đầu đúng cách: Không nên gội đầu quá thường xuyên hoặc dùng quá nhiều loại dầu gội vì chúng có thể làm phá vỡ cấu trúc tóc. Chỉ nên gội đầu từ 2 – 3 lần/tuần với nước lạnh. Đồng thời khi gội nên massage da đầu nhẹ nhàng để vừa làm sạch da, vừa thúc đẩy hệ tuần hoàn mạch máu. Xả sạch sau mỗi lần gội.
- Giải tỏa căng thẳng, áp lực vì đây là một trong những nguyên nhân sẽ khiến tóc gãy rụng. Khi có những chuyện không vui xảy ra, nên suy nghĩ theo hướng lạc quan và tích cực. Ngoài ra, có thể tập yoga, thiền, đạp xe, bơi lội để cơ thể được tĩnh tâm, thoải mái.
- Bổ sung dưỡng chất tốt cho tóc như protein, vitamin E, nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm… Không nên dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, đặc biệt là hút thuốc, vì trong thuốc lá có nhiều nicotin làm tổn thương tế bào mầm tóc. Hút thuốc càng nhiều, tóc càng nhanh gãy rụng.
- Hạn chế để tóc tiếp xúc với các loại hóa chất tạo kiểu hoặc tiếp xúc nhiệt độ cao (như khi uốn, duỗi, nhuộm). Nếu muốn làm đẹp, chỉ nên áp dụng các phương pháp này 6 tháng/ lần. Khi ra đường cũng cần có biện pháp che chắn cho đầu tóc khỏi tia cực tím và ô nhiễm môi trường bằng mũ nón, che ô.
6. Bệnh hói đầu có cải thiện được không?
Khi phải “sống chung với lũ” nhiều người đã chọn giải pháp cạo trọc đầu, đội tóc giả, tạo kiểu tạm thời hoặc dùng thuốc đặc trị, dùng các loại thảo dược tự nhiên, thậm chí là cấy tóc. Nếu tóc thưa ở đỉnh đầu, hãy chọn kiểu tóc hất tóc về phía trước để tăng độ dày và độ che phủ. Nếu tóc thưa nhiều ở phía trước gần trán, nam giới nên để mái, tuy nhiên tránh để tóc mai dài dẫn đến mất cân đối. Bạn cũng nên chú ý giữ tóc gáy và mai tóc ở độ dài vừa phải, nếu không kiểu đầu sẽ càng “tố cáo” tình trạng tóc mỏng của “khổ chủ”.
Mới đây, sau khi phát hiện nguyên nhân chính gây rụng tóc, hói đầu là do tế bào mầm tóc suy yếu, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển để phòng ngừa và cải thiện chứng hói đầu từ sớm.
7. Điều trị bệnh hói đầu bằng phương pháp gì? ở đâu?
Chúng tôi xin được chia sẻ thông tin cũng như đánh giá nhanh 3 phương pháp trị hói đầu hiện đại phổ biến nhất hiện nay.
- Dạng điều trị phổ biến nhất đối với bệnh hói đầu là sử dụng corticosteroid – một loại thuốc chống viêm cực mạnh có thể ngăn chặn những tổn thương ở nang lông do hệ thống miễn dịch gây ra. Bác sĩ sẽ tiêm những loại thuốc này hoặc thoa thuốc mỡ vào những vùng da đầu bị hói hoặc kê đơn thuốc cho bạn uống. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc khác để thúc đẩy sự tái phát triển của tóc hoặc tác động đến hệ miễn dịch bao gồm Minoxidil, Anthralin, SADBE và DPCP. Dù có thể mang lại hiệu quả hồi phục, nhưng chúng không có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành những mảng hói mới. Nhiều người đã chuyển sang những liệu pháp điều trị thay thế như châm cứu hay xoa bóp bằng dầu thơm nhưng cũng chỉ cái thiện được phần nào chứng rụng tóc, hói đầu.
- Dùng lược laser là phương pháp mới được ứng dụng nhiều trong vài năm gần đây. Cơ chế hoạt động của lược laser là tác động tới da đầu, làm tăng sinh Adenosine Triphosphate, giúp tóc khỏe mạnh, kích thích tóc mọc lại từ nang tóc. Tuy phương pháp trị hói đầu bằng công nghệ mới này nhận được nhiều phản hồi tích cực về hiệu quả, nhưng đó là phương pháp có giá cả khá đắt đỏ. Một chiếc lược laser tốt từ thương hiệu uy tín như Hairmax Laser Comb của Lexington có giá dao động vào khoảng trên dưới 500$. Phương pháp trị hói này cũng không được khuyên dùng cho những trường hợp hói lâu năm hay mảng hói đã không còn nhìn thấy chân tóc.
- Cấy tóc tự thân (Hair Transplant) là phương pháp cuối cùng nên nghĩ tới khi đã thực hiện mọi cách vẫn không thể cứu vãn mái tóc. Đây là phương pháp hiệu quả, tiên tiến nhất và cũng đắt đỏ nhất hiện nay. Nguyên tắc của phương pháp này là chọn những nang tóc khỏe mạnh trên da đầu phía sau gáy để cấy vào mảng hói. Những nang tóc này sau khi được cấy ghép sẽ ngay lập tức bám dính vào gốc da đầu và nhanh chóng tăng sinh tế bào mới, sản sinh collagen, nguyên bào sợi… kích thích các nang tóc phát triển và mọc trở lại. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả “đáng đồng tiền bát gạo”, bạn nên tìm đến những bệnh viện, phòng khám uy tín, sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm bởi phương pháp này đòi hỏi công nghệ tiên tiến và người trực tiếp thực hiện phải có tay nghề cao.
Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là địa chỉ chuyên sâu về tóc, nơi sở hữu đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm cùng phác đồ điều trị hiện đại, sử dụng đầy đủ cả 3 phương pháp trên. Tất cả trang thiết bị, máy móc tại đây đều đảm bảo chuẩn quốc tế và tuân thủ yêu cầu Bộ Y tế, đặc biệt được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Châu u, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ giúp những người bị hói đầu hồi sinh mái tóc mà không phải phẫu thuật.
Các bạn có thể xem khách hàng đã từng chữa hói đầu bằng phương pháp cấy tóc tại đây:
Nếu có nhu cầu cấy tóc tự thân trị hói đầu các bạn có thể liên hệ với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế:
Cơ sở 1: 38 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: 260 Nguyễn Đình Chiểu, P6, Q3, Tp HCM
Hoặc gọi điện qua Hotline 024 3219 1111 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch nhanh nhất. Trò chuyện trực tiếp với bác sĩ và nhận ưu đãi
Sau bài viết này, mong rằng bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về các triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hói đầu một cách tối ưu rồi nhé!