Chân tóc là ở đâu? Mất chân tóc thì làm cách nào để tóc mọc trở lại?

Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu cho mình một mái tóc riêng. Có người tóc rất dày, dài, suôn mượt và chắc khỏe nhưng có người tóc lại rất mỏng, hư tổn và gãy rụng nhiều. Hiểu rõ hơn về cấu tạo của tóc và chân tóc là ở đâu sẽ biết được rằng tại sao lại có sự khác biệt tới như thế.

I. Chân tóc là ở đâu?

Thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc gồm chất sừng keratin (chứa nhiều loại protein) chiếm trên 70%. Keratin cũng chính là yếu tố cấu thành chính của móng tay, móng chân và lớp ngoài cùng của da. Keratin sẽ mọc từ chân tóc (nang tóc).

Thực tế, không phải ai cũng biết chân tóc là ở đâu? Nó chính phần bầu hình chén nằm dưới da đầu. Nang tóc dính chặt với da đầu để tiếp nhận những chất dinh dưỡng sẽ theo những mạch máu đi nuôi tóc. Mỗi chân tóc có chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Nang tóc được xem là phần “sống” duy nhất của sợi tóc, giúp tóc phát triển. Xung qua chân tóc còn có các tuyến nhờn (còn gọi là tuyến dầu hay tuyến bã) giúp bôi trơn sợi tóc và các cơ nang để giúp tóc cứng cáp và dựng lên.

Bên cạnh chân tóc thì thân tóc chính là những “sợi tóc” mà bạn nhìn thấy hàng ngày. Thân là phần “chết” và không có trao đổi hóa sinh. Do đó, bạn sẽ không thấy đau khi cắt tóc. Thân tóc gồm 3 lớp: Lớp biểu bì (cutin), lớp giữa (cortex) và lớp tủy (medulla).

II. Vì sao chân tóc yếu tóc lại gãy rụng?

Chân tóc là ở đâu hẳn bạn đã biết rồi đúng không? Nó là phần quyết định và quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc và nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh. Nếu chân tóc yếu sẽ làm giảm chức năng bám giữ, tóc không nhận đủ dưỡng chất, teo dần và tóc dễ bị rụng. Với các tuyến nhờn trong chân tóc ( tuyến dầu) sẽ tiết ra những chất giúp tóc mềm mượt, có độ bóng và không thấm nước. Những thay đổi hoạt động của tuyến nhờn cũng gây lên tình trạng tóc rụng. Ngoài ra, chân tóc yếu cũng có thể là do:

1. Nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết giữa Dihydrotestosterone (DHT) và Testosterone chính là nguyên nhân khiến chân tóc suy yếu. Khi lượng DHT dư thừa tác động ngược vào nang tóc sẽ làm dày lớp màng bảo vệ da đầu. Trước tác động này, chân tóc bị co lại, teo nhỏ dẫn. Quá trình truyền máu đến mao mạch vì vậy cũng bị gián đoạn; giai đoạn mọc tóc ngắn đi, trong khi giai đoạn thoái hóa của tóc mọc dài.

2. Do mắc bệnh tự miễn

Rụng tóc thể mảng là một trong những biểu hiện của bệnh tự miễn. Đây là hệ quả của việc hệ miễn dịch phán đoán sai lầm đã trực tiếp tấn công các nang tóc đang phát triển, khiến chân tóc yếu đi. Hiện tượng tự miễn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Nếu được can thiệp và chữa trị sớm, các nang tóc sẽ lại được tái sinh khi hệ thống miễn dịch được kiểm soát.

3. Do trị liệu và tác dụng phụ của thuốc

Khi trị liệu, cơ thể sẽ có phản ứng với những chất hoá học làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chân tóc ở giai đoạn thoái hoá. Các chân tóc bị tác động sẽ không phát triển bình thường, rất dễ gãy rụng. Thuốc chống trầm cảm hoặc phương pháp điều trị huyết áp thấp cũng là nguyên nhân khiến tóc rụng quá nhiều với tính chất tương tự. Tuy nhiên cũng có trường hợp tóc mọc lại nếu còn chân tóc sau một thời gian nhưng dùng thuốc.

4. Bệnh lý tuyến giáp

Khi lượng hormone tuyến giáp mất cân bằng cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Điều này dẫn đến nhiều nang tóc không hoạt động, chân tóc yếu dần, tóc rụng và khó mọc trở lại.

5. Do chăm sóc sai cách

Một số thói quen xấu như buộc tóc quá chặt, dùng lược quá cứng, gội đầu hàng ngày, sấy tóc ở nhiệt độ cao, lạm dụng hóa chất tạo kiểu, để tóc ướt đi ngủ hoặc phơi nắng quá lâu… đều làm chân tóc yếu dần.

III. Bật mí cách khắc phục chân tóc yếu, dễ rụng từ trong ra ngoài

Chân tóc yếu sẽ quyết định tới tình trạng rụng tóc ở mỗi người. Nếu tóc rụng quá nhiều, rụng mất kiểm soát và không mọc trở lại rất có thể là chân tóc đã mất, nguy cơ cao dẫn đến hói đầu, ảnh hưởng tiêu cực tới ngoại hình và tâm lý. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

1. Xác định nguyên nhân khiến chân tóc yếu

Xác định chính xác nguyên nhân khiến chân tóc yếu gây rụng tóc là bước đầu tiên không thể bỏ qua. Bạn có thể tiến hành kiểm tra da đầu, soi nang tóc tại một số cơ sở chuyên khoa về tóc và da liễu. Chữa trị triệt để theo từng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp hạn chế tối đa hậu quả mà chúng mang lại.

Đồng thời, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt và chăm sóc tóc. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho tóc với các vitamin từ rau tươi, hoa quả, các thực phẩm được chế biến từ sữa,… Bạn cũng có thể sử dụng viên uống vitamin tổng hợp, viên uống chức năng giúp nhanh chóng bù đắp sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm tình trạng chân tóc yếu dễ rụng.

Hạn chế việc sử dụng hóa chất với tóc. Nếu bạn đang gặp tình trạng rụng tóc nhiều khi chải đầu, gội đầu thì tuyệt đối không nên sử dụng các hóa chất lên tóc như thuốc tẩy, thuốc nhuộm, uốn, ép,…

Ngoài ra, như đã nói ở trên hoạt động của tuyến nhờn cũng nguyên nhân khiến tóc yếu và rụng. Vậy nên đối với những người da dầu bị dầu, bạn nên gội đầu thường xuyên hơn, nên sử dụng nước lạnh để gội đầu để hạn chế dầu sản sinh.

Một cách khác để bạn chăm sóc tóc tại nhà là tự làm các loại mặt nạ dưỡng tóc như mặt nạ dầu dừa, dầu oliu, bơ chuối, trứng gà, mật ong…để giúp tăng cường vitamin B5, B6 và B8 nuôi dưỡng chân tóc chắc khỏe, da đầu đàn hồi tốt hơn.

Khi phát hiện tình trạng tóc rụng bất thường, bạn cần phải thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt thì tóc mới có thể sớm mọc trở lại. Còn nếu rụng quá nhiều, chân tóc yếu, thậm chí là do để quá lâu nang tóc mất bạn cần phải tìm đến cho mình các phương pháp công nghệ cao hiệu quả hơn.

2. Điều trị chân tóc yếu gây rụng tóc bằng công nghệ laser

Điều trị bằng công nghệ laser (LLLT – viết tắt của Low level laser (light) therapy) là cách trị rụng tóc và phục hồi chân tóc yếu hiệu quả đang được số ít phòng khám chuyên khoa tại Việt Nam áp dụng thành công. Cơ chế là sử dụng ánh sáng đỏ cường độ thấp tác dụng lên tóc và da đầu để ức chế bài tiết dầu, tổng hợp collagen, tiêu diệt vi khuẩn.

Không những vậy còn giúp cải thiện nguồn cung cấp máu cho mao mạch và cung cấp oxy xung quanh nang tóc. Từ đó, khơi thông và kích hoạt các tế bào chân tóc bị teo, bổ sung dưỡng chất tự nhiên cao cấp để phục hồi và kích thích tóc mọc trở lại. Trị liệu bằng laser tác dụng thấy rõ ngay lần sử dụng đầu tiên, tình trạng da đầu dầu giảm đáng kể, số lượng tóc rụng cũng giảm, da đầu chắc khỏe, chân tóc cứng cáp và bám chắc vào da đầu hơn.

3. Cấy tóc tự thân

Cấy tóc tự thân là thủ thuật thẩm mỹ áp dụng với trường hợp thưa tóc, hói đầu, sẹo da đầu do đã không còn nang tóc – hậu quả do chân tóc yếu gây rụng tóc quá 6 tháng. Các trường hợp này đã không có khả năng hồi phục và sản sinh tóc tự nhiên.

Cấy tóc tự thân là phương pháp sử dụng chính những nang tóc chắc khỏe của khách hàng (thường là phần tóc sau gáy) làm nguyên liệu và được cấy trực tiếp vào phần da đầu thưa hói bằng bút cấy chuyên dụng có đường kính siêu nhỏ.

Thủ thuật đảm bảo 4 không: Không đau đớn, không chảy máu, không để lại sẹo và không phải nằm viện. Tóc được cấy ghép là tóc tự thân nên độ tương thích hoàn toàn. Sau khi thích nghi với môi trường mới sẽ tăng sinh và phát triển trở lại, giữ nguyên các đặc tính vốn có, được thay thế theo chu kỳ tự nhiên mà không lo tái rụng.

Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn biết chân tóc là ở đâu cũng như một số gợi ý khắc phục hiệu quả tình trạng chân tóc yếu, gãy rụng. Để được tư vấn miễn phí về tình trạng rụng tóc của bản thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hay gọi tới số hotline 024.3219.1111. Các bác sĩ, chuyên gia của phòng khám sẽ thăm khám và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.