Bệnh hói đầu là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị hói đầu hiệu quả nhất


Căn bệnh hói đầu có thể gây nhiều điều phiền toái, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sự tự tin của những người chẳng may mắc phải. Tuy nhiên, đừng nên quá lo lắng bởi hiện tại đã có biện pháp giúp chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Hói đầu là gì?

Hói đầu là một căn bệnh xảy ra khi các tế bào bạch cầu tấn công tế bào nang tóc, khiến nang tóc bị thu hẹp lại, dẫn đến rụng tóc, làm chậm quá trình mọc tóc.

Trung bình, mỗi người có từ 100.000-150.000 sợi tóc. Tuổi thọ của sợi tóc từ 2-6 năm. Mỗi ngày, chúng ta bị rụng khoảng 20-50 sợi tóc, và có từng đó tóc mọc trở lại. Tuy nhiên, một số người có tuổi thọ tóc ngắn hơn, lượng tóc sinh mới không đủ để bù lại so với lượng tóc rụng đi, từ đó tạo nên những khoảng da đầu trơ trọi và dẫn đến hói đầu.

hói đầu là gì

Dù không ai muốn bị rơi vào cảnh tóc hói, đầu hói, nhưng đây là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, gây ảnh hưởng lớn về mặt thẩm mỹ, làm giảm đi sự tự tin và chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Nguyên nhân gây rụng tóc quá nhiều

Nguyên nhân gây bệnh hói đầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hói đầu, trong đó phải kể đến các nguyên nhân như:

1. Hói đầu do di truyền

Đối với phái mạnh, yếu tố di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh hói đầu. Thống kê cho biết, 95% trường hợp hói đầu sớm của đàn ông là do nguyên nhân di truyền. Đặc biệt, hói đầu lại là tính trạng trội biểu hiện ra kiểu hình nên nếu ông, cha, chú… bị hói đầu, thì người con trai chắc chắn cũng thừa hưởng đặc điểm này.

2. Hói đầu do rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết tố cũng là một nguyên nhân gây hói sớm phổ biến. Khi cơ thể xảy ra rối loạn nội tiết, các hormone sản sinh sẽ khiến nang tóc bị co lại, không nhận được dinh dưỡng và khí oxy, khiến tóc bị rụng đi, khó có thể mọc trở lại.

3. Hói đầu do căng thẳng kéo dài

Ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài do áp lực công việc, cuộc sống, trải qua cú shock… sẽ làm cơ thể sản sinh ra các chất làm rối loạn quá trình chuyển hóa và tác động tiêu cực đến sự lưu thông máu trên da đầu, nang tóc thiếu dinh dưỡng, gây rụng tóc.

4. Đầu hói sử dụng dùng thuốc

Một số loại thuốc đặc trị các căn bệnh như ung thư, thần kinh, suy nhược… có thể ẩn hứa tác dụng gây hói đầu.

5. Hói đầu vì thiếu dinh dưỡng

Ăn ngủ nghỉ không điều độ, làm việc quá sức, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích, chế độ thực phẩm thiếu hụt chất dinh dưỡng, khoáng chất… cũng có thể góp phần khiến căn bệnh hói đầu thêm trầm kha.

6. Hói đầu do nguyên nhân khác

Mắc bệnh ngoài da như nấm tóc, viêm da đầu, ô nhiễm môi trường, mắc bệnh tự miễn, suy giảm chức năng tuyến giáp… đều là các nguyên nhân gây hói đầu.

Những dấu hiệu của bệnh hói đầu

Dấu hiệu nổi bật, dễ nhận thấy nhất của bệnh hói đầu là tình trạng rụng tóc phân bố không đồng đều trên da đầu. Không chỉ tóc, mà bất cứ vùng da có lông nào cũng có thể bị rụng, trong đó có râu cũng như lông mày, lông mi. Việc rụng tóc ban đầu chưa làm bạn chú ý vì tóc bạn đang còn nhiều, sau một thời gian bạn mới cảm nhận được lượng tóc mất đi thì tình trạng hói đầu đã nặng hơn. Khi tóc bạn rụng hơn 100 sợi/ngày bạn cần theo dõi và tìm cách khắc phục.

cách chữa hói đầu hiệu quả nhất

Việc rụng tóc có thể diễn ra hết sức đột ngột, trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Trước khi rụng tóc, vùng da có thể bị nóng rát khó chịu. Một số người chỉ bị rụng tóc gây hói mảng nhỏ, sau đó nếu nang tóc không bị hoại tử hẳn, thì vẫn có khả năng mọc tóc trở lại. Tuy nhiên, có không ít người bị hói vĩnh viễn do nang tóc không thể phục hồi lại được và không còn khả năng sản sinh tóc mới, để lộ ra những khoảng da đầu trơn nhẵn, láng bóng kém thẩm mỹ.

Ngoài lông tóc, hói đầu còn gây ra một số thay đổi nhất định đến móng tay, móng chân. Thực chất, quan sát móng tay, có thể phát hiện những dấu hiệu sớm của hói đầu. Nếu nhận thấy những triệu chứng như dưới đây, rất có thể bệnh hói đầu sẽ sớm tiến triển:

– Bề mặt móng có vết lõm

– Vết lốm đốm, đường kẻ trắng tự nhiên xuất hiện trên mặt móng

– Móng tay chân thô ráp, mất đi độ bóng trước đó

– Móng mỏng hơn, dễ bị gãy

Cách trị hói đầu hiện nay

Để chữa hói đầu, cần nắm được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc của bản thân. Nhưng nhìn chung, để làm chậm quá trình rụng tóc, cần bổ sung dưỡng chất cho tóc từ các loại thực phẩm giàu dưỡng chất như rau, quả, chế phẩm từ sữa. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất lên tóc cũng cần hạn chế. Giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn, ngừng sử dụng chất kích thích, thuốc lá, không uống rượu bia… cũng là những biện pháp cần làm để làm chậm quá trình rụng tóc.

Tuy nhiên, nếu nang tóc đã không còn khả năng phục hồi, thì các cách như bổ sung dưỡng chất, bôi thuốc mọc tóc… không thể chữa được tình trạng hói đầu, cải thiện vẻ ngoài cho những người mắc phải.

May mắn là, hói đầu tuy rất khó chữa nhưng không phải một căn bệnh vô phương. Kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất đang được áp dụng để chữa hói đầu là cấy tóc tự thân. Biện pháp này phù hợp với những người hói đầu kinh niên, hói di truyền hoặc có vết sẹo lớn trên da đầu.

Để thực hiện cấy tóc tự thân, các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt, chọn lọc và bóc tách nang tóc khỏe mạnh từ vùng dày tóc của người bệnh để cấy sang khu vực thưa tóc. Tại vị trí mới, nang tóc sẽ “bắt rễ” và tiếp tục phát triển, mọc ra sợi tóc mới, không tái diễn tình trạng rụng, trả lại mái tóc dày đẹp, bồng bềnh. Đây là cách chữa hói đầu hiệu quả và triệt để nhất hiện nay.

Hiện nay, công nghệ này đã và đang được áp dụng tại Phòng khám cấy ghép tóc y học Quốc tế, điều trị thành công cho hàng nghìn trường hợp. Đây là địa chỉ uy tín, đi đầu trong lĩnh vực cấy tóc tự thân công nghệ cao với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc tiên tiến được nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp cấy tóc tự thân chữa hói đầu, bạn đọc hãy liên hệ qua hotline 0243 219 1111 hoặc đến trực tiếp Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế!