Bật mí phương pháp: Làm sao để chân tóc chắc khỏe?

Chân tóc (nang tóc) là nguồn gốc sản sinh và nuôi dưỡng các sợi tóc chắc khỏe. Phần gốc rễ khỏe mạnh sẽ giúp bạn tránh được tình trạng rụng tóc, hói đầu đe dọa bởi những tác động từ cơ thể hay môi trường bên ngoài. Vậy làm sao để chân tóc chắc khỏe? Dưới đây là những gợi ý dành riêng cho bạn.

Làm sao để chân tóc chắc khỏe

I – Chân tóc và chức năng của chân tóc

Nang tóc hay còn được gọi là chân tóc là cái gốc cho sự hình thành của những sợi tóc. Đây chính là điểm bắt đầu cho vòng đời của sợi tóc. Nó thường nằm trong lớp dưới cùng của da đầu và được nuôi dưỡng bằng những mạch máu rất nhỏ.

Nang tóc là một cấu trúc hình túi nằm ở lớp biểu bì (lớp ngoài cùng) của da. Mỗi người sẽ có trung bình khoảng 100.000 nang tóc trên da đầu. Tóc sẽ bắt đầu mọc ở phần dưới cùng của nang tóc. Phần gốc của tóc được tạo thành từ các tế bào protein và được nuôi dưỡng nhờ các mạch máu lân cận.

Khi càng tạo ra nhiều tế bào thì tóc sẽ nhô ra khỏi da và vươn ra ngoài bề mặt của da đầu. Trong khi đó, các tuyến bã nhờn gần các nang tóc sẽ giữ chức năng sản xuất ra dầu, giúp nuôi dưỡng tóc và da luôn khỏe mạnh và đầy đủ độ ẩm cần thiết để phát triển.

Làm sao để chân tóc chắc khỏe

Xem thêm: Thêm hi vọng cho những người tóc thưa, tóc hói

Nếu tóc bị bật ra khỏi nang tóc, chúng có thể mọc trở lại. Tuy nhiên, khi nang tóc bị tổn thương sẽ làm ngừng quá trình sản xuất tóc. Trong một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như chứng rụng tóc có thể khiến cho các nang lông ngừng sản xuất tóc hoàn toàn. Sự khỏe mạnh của nang tóc chính là yếu tố quyết định cho sự sống của cây tóc. Bởi vậy khi nang tóc bị tổn thương mà không được điều trị kịp thời có thể khiến bạn mất tóc vĩnh viễn.

Các nang tóc không chỉ chịu trách nhiệm về mức độ phát triển của tóc mà chúng còn ảnh hưởng đáng kể đến vẻ ngoài của mái tóc. Hình dạng của nang tóc sẽ quyết định đến mức độ xoăn của tóc. Các nang tròn sẽ tạo ra tóc thẳng, trong khi đó các nang hình bầu dục sẽ tạo ra mái tóc xoăn hơn.

Bên cạnh đó, các nang tóc cũng đóng một phần trong việc quyết định nên màu tóc của một người. Tương tự như da, tóc của chúng ta cũng có sắc tố do sự hiện diện của melanin. Đối với màu tóc của con người thường được quyết định bởi hai loại melanin chính, bao gồm eumelanin và pheomelanin.

Vào một thời điểm nào đó, các nang tóc có thể mất đi khả năng sản xuất ra các hắc sắc tố melanin (đặc biệt ở những người lớn tuổi), dẫn đến sự phát triển của tóc bạc hoặc tóc trắng.

II – Làm sao để chân tóc chắc khỏe?

Một mái tóc đẹp chính là một mái tóc khỏe mạnh. Và chân tóc là điểm sống duy nhất giúp duy trì sức khỏe mái tóc. Ngay khi chưa có những dấu hiệu bất thường, bạn cũng cần bảo vệ chân tóc chắc khỏe bằng các cách sau:

1. Gội đầu với tần suất phù hợp

Gội đầu quá ít sẽ làm da đầu bạn bị bám đầy bụi bẩn, bết lại, không thoáng khí, da đầu nhờn và dễ sinh gàu. Ngoài ra, gội đầu quá ít cũng khiến da đầu bị vi trùng xâm nhập, nang tóc bị hủy hoại và nặng hơn là bệnh nấm da. Khi bạn bị nấm da đầu, tóc ở vị trí đó có nguy cơ không mọc lại nữa.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên gội đầu quá nhiều lần trong tuần. Bởi lẽ, khi này các chất dinh dưỡng tự nhiên trên da đầu có thể bị gột sạch, độ PH, độ ẩm tự nhiên bị thay đổi gây nên hiện tượng gàu, da khô. Thông thường, bạn nên duy trì gội đầu từ 2-3 lần/tuần để mái tóc luôn sạch và khỏe đẹp, áp dụng cho cả nam và nữ giới.

2. Hạn chế sử dụng dầu gội công nghiệp

Hầu hết các sản phẩm dầu gội công nghiệp trên thị trường hiện nay đều chứa chất tẩy rửa mạnh. Sử dụng các loại dầu gội này lâu dài sẽ khiến tóc bạn bị hư hỏng, khô, xơ và gây nên chứng rụng tóc.

Nên cải thiện bằng cách dùng các loại dầu gội thảo dược thiên nhiên dịu nhẹ. Loại dầu gội này rất tốt cho da đầu, vừa có tác dụng trị gàu, vừa bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho nang tóc để có mái tóc đẹp và khỏe mạnh, cũng như tạo lớp màng bảo vệ từ chân tóc đến ngọn tóc giúp tóc luôn suôn mượt, bồng bềnh, bóng đẹp tự nhiên.

Làm sao để chân tóc chắc khỏe

3. Không chải đầu khi tóc ướt

Lúc tóc ướt là khi chân tóc mỏng manh và yếu ớt nhất. Nếu bạn chải tóc khi còn ướt, tóc sẽ bị kéo căng ra. Những sợi yếu sẽ bị rụng hết. Những sợi khỏe hơn cũng gãy hoặc yếu dần, nang tóc bị tổn thương. Điều này gây nên nguy cơ tóc thưa, mỏng và nghiêm trọng hơn có thể khiến nang tóc bị tổn thương, gây hói sớm.

4. Dùng gối mềm khi ngủ

Các loại gối cứng cũng là kẻ thù của mái tóc, nhất là những người sở hữu mái tóc vốn mỏng manh, yếu ớt. Việc chà sát tóc khi ngủ có thể khiến tóc bị kéo căng, gây áp lực lên phần chân tóc.

5. Hạn chế để tóc tiếp xúc với hóa chất tần suất liên tục

Khi làm tóc, bạn sẽ phải sử dụng các hóa chất để bôi lên tóc và tạo kiểu như: thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc duỗi… làm tóc bạn yếu đi và giòn hơn. Các chuyên gia khuyên mỗi lần làm tóc cần cách nhau ít nhất 6 tháng để bảo vệ mái tóc luôn khỏe đẹp.

Làm sao để chân tóc chắc khỏe

6. Hạn chế để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao

Bên cạnh hóa chất làm tóc, nhiệt độ cao từ máy sấy, máy duỗi, dập xù hay máy uốn cũng có thể gây áp lực lên nang tóc, phá vỡ cấu trúc thân tóc. Về lâu dài, không chỉ làm mất đi ngoại hình bóng khỏe tự nhiên mà còn khiến các nang tóc làm việc kém hiệu quả.

7. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến mái tóc của bạn, một thực đơn với sự góp mặt của đa dạng các loại vitamin, khoáng chất sẽ mang đến những điểm cộng tuyệt vời cho mái tóc.

Việc thiếu thốn chất dinh dưỡng càng khiến tóc dễ bị rụng, xơ rối và chẻ ngọn. Nếu bạn đang là “nạn nhân” của tình trạng rụng tóc thì đừng quên bổ sung đa dạng các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng gà, đồ ăn hải sản….

Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng tóc như mặt nạ dầu dừa, dầu oliu…để giúp tăng cường vitamin B5, B6 và B8 sẽ giúp tóc chắc khỏe và nhanh mọc trở lại  hơn. Các mẹ cũng có thể ủ tóc với loại nước dưỡng này hàng ngày để cho nước dưỡng ngấm sâu vào da đầu và chân tóc giúp tóc tăng độ đàn hồi, mượt mà và khỏe hơn.

Làm sao để chân tóc chắc khỏe

8. Thực hiện trị liệu tại cơ sở chuyên khoa

Trị liệu kích thích mọc tóc bằng laser là phương pháp hiện đại, phù hợp với trường hợp nang tóc chưa hoặc đang bị tổn thương.

Quy trình làm sạch và kích thích bằng sóng laser sẽ giúp các nang tóc bị tổn thương dần hồi phục và tiếp tục đảm đương công việc sản sinh các sợi tóc. Đây là phương pháp đẩy mạnh quá trình tiêu viêm và diệt khuẩn – nguyên nhân gây hại lên nang tóc. Cách này đồng thời xử lý những tác nhân gây hại cho tóc và da đầu như hóa chất, bụi bẩn, vi khuẩn…, đồng thời kích hoạt hoạt động sản sinh sợi tóc mới từ nang mà không gây hại tới da đầu. 

Làm sao để chân tóc chắc khỏe

III – Chân tóc bị tổn thương có sao không?

Sức khỏe chân tóc quyết định tới tốc độ và khả năng mọc tóc ở mỗi người. Khi bị tổn thương, tình trạng rụng tóc dễ dàng xuất hiện. Rụng tóc là dấu hiệu rõ nhất khi nang tóc bị tổn thương. Khi các khỏe mạnh và được cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và không bị những tác động xấu xâm hại, nang tóc sẽ tăng cường khả năng bám, giúp các dưỡng chất được chuyển từ gốc tới ngọn, giúp tóc nhanh dài.

Ngược lại, nếu bị tổn thương, nang tóc bị suy giảm chức năng “bám giữ” sợi tóc, khiến tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất cho sự tổn thương của nang tóc chính là hiện tượng rụng tóc kéo dài.

Việc rụng tóc kéo dài chính là dấu hiệu của nang tóc đang bị tổn thương. Bởi vậy, bên cạnh việc duy trì nang tóc luôn chắc khỏe thì còn rất nhiều trường hợp nang tóc bị tổn thương. Nếu không chữa lành những tổn thương cho nang tóc, sẽ khiến nang tóc bị teo, dần dần sẽ bị hủy hoại hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc gây lại những chân tóc đó là không thể, bạn sẽ vĩnh viễn mất tóc ở vị trí đó, gây nên hiện tượng thưa tóc, hói đầu.

Làm sao để chân tóc chắc khỏe

Xem thêm: Cơ hội cấy tóc miễn phí tại Hà Nội và TP. HCM

Số lượng nang tóc được quy định bởi gen và không có khả năng tự sản sinh hay tái tạo trong suốt quá trình sinh trưởng. Khi nang tóc đã bị teo hay hoại tử thì việc phục hồi tự nhiên là gần như không thể. Tuy nhiên, để cải thiện thẩm mỹ, bạn có thể thực hiện cấy tóc tự thân.

Đây là phương pháp sử dụng những nang tóc chắc khỏe của chính người thực hiện làm nguyên liệu và cấy chỉ định vào vùng có các nang tóc bị teo gây hói đầu.

Các nang tóc được lấy tự nhiên sẽ tăng khả năng tiếp thu, giảm đào thải với tỉ lệ thành công  của thủ thuật là 98%. Khác với phương thức cấy tóc truyền thống khi phải cắt và may cả mảng da đầu vào vùng thưa hói thì cấy tóc tự thân công nghệ cao hoàn toàn không phải đụng tới dao kéo.

Tuy không làm tăng số lượng nang tóc tự nhiên nhưng việc sắp xếp các nang tóc sẽ đảm bảo cho bạn tính thẩm mỹ cho mái tóc, che đi những nhược điểm hói đầu.

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Làm sao để chân tóc chắc khỏe?” cũng như những cảnh báo khi chân tóc bị tổn thương. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn có thêm những kinh nghiệm chăm sóc mái tóc luôn khỏe đẹp. Nếu còn thắc mắc bạn hã gọi ngay hotline 024 3219 1111 để được các chuyên gia và bác sĩ giải đáp chi tiết nhất nhé. Chúc bạn thành công!