PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Hàng lông mày là ngũ quan của gương mặt và được xem là linh hồn của đôi mắt. Cho nên việc chăm sóc và nuôi dưỡng lông mày rậm đẹp cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà đôi lông mày của bạn rụng nhiều, dẫn tới tình trạng thưa nhạt, cụt đuôi. Vậy nếu gặp phải tình trạng như thế thì lông mày rụng có mọc lại không?
Rụng lông mày theo chu kỳ là một hiện tượng tự nhiên, song nếu rụng quá nhiều và không mọc lại chính là dấu hiệu cảnh báo liên quan tới vấn đề sức khỏe.
Suy tuyến giáp là một trong những chứng bệnh lý khiến lông mày bị rụng. Khi mắc phải thì ít nhất ⅓ phần lông mày của bạn sẽ rụng. Để biết mình có đang gặp phải vấn đề này không hãy dùng một cây bút chì đặt ở góc ngoài của mắt. Nếu không có sợi lông mày nào mọc ra ngoài cạnh bút chì thì bạn nên đi kiểm tra rối loạn chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, các bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ, bệnh bạch biến…); phong, ghẻ, giang mai, nấm, viêm da, viêm nang lông,… cũng gây rụng lông mày.
Mất cân bằng nội tiết là yếu tố khiến DHT hoạt động mạnh, gây dư thừa và tác động ngược vào nang lông. Từ đó, làm chậm lại sự truyền máu đến mao mạch gây nên chứng rụng lông mày.
Việc tẩy trang không sạch kèm bụi bẩn bám sâu vào lỗ chân lông khiến lông mày yếu, dễ gãy rụng và khó mọc lại. Trường hợp xấu hơn có thể khiến vùng da này bị ngứa hay kích ứng.
Một số loại thuốc điều trị ung thư, huyết áp, trầm cảm, đông máu,… cũng có khả năng làm cho lông mày rụng đi.
Thường xuyên cạo, nhổ, chuốt hay wax không đúng cách ít nhiều đều gây hại cho nang lông và vùng da của lông mày. Bên cạnh đó nhuộm lông mày hay tác động lực quá mạnh lên hàng chân mày như gãi, chà xát, giật lông mày cũng làm lông mày yếu và hay rụng thường xuyên.
Nhiều chị em hiện vẫn áp dụng phương pháp thẩm mỹ lông mày như phun xăm, thêu chân mày. Những cách này giúp lông mày bạn trông đậm nét hơn nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều tác hại.
Bởi lẽ, dịch vụ này rất phổ biến và có nhiều loại, nếu lỡ sử dụng loại dịch vụ giá rẻ, chất lượng thuốc, màu xăm không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Điều đó không chỉ gây hiện tượng rụng lông mày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc bạn có thể gặp phải tình trạng rụng lông mày do các điều kiện ngoại cảnh bên ngoài tác động: môi trường ô nhiễm, độc hại, nhiệt độ, độ ẩm,…
Lông mày có cấu trúc sinh học giống như các loại lông tóc khác trên cơ thể và đều có chu kỳ sống, tuổi thọ nhất định. Việc lông mày rụng có mọc lại không còn tùy thuộc vào nguyên nhân rụng lông mày và cách bạn khắc phục tình trạng này ra sao. Ví dụ, nếu lông mày của bạn chịu những tác động vật lý, ngoại cảnh như cạo, waxing, nhổ thì khả năng lông mày mọc lại vẫn rất cao. Bởi bản chất của các sợi lông mày rụng đi đó vẫn còn nang lông khỏe mạnh và đảm bảo sức sống.
Tuy nhiên, đây là những thói quen xấu có thể làm tổn thương nang lông. Nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ khiến lông mày không thể mọc lại. Điều này dẫn tới tình trạng lông mày thưa, ngắn, mất đuôi.
Trường hợp rụng lông mày do những nguyên nhân khác như bệnh lý (suy tuyến giáp, nhiễm trùng, viêm da, hóa trị…) thì khả năng lông mày là rất ít bởi nang lông đã suy yếu. Hoặc có mọc lại thì mất rất nhiều thời gian để kích thích tóc mọc trở lại.
Một khi đã xác định được lý do vì sao lông mày lại rụng thì bạn có thể bắt đầu việc chăm sóc hàng lông mày của mình. Nhìn chung, lông mày có thể mọc lại không còn tùy vào phương pháp bạn thực hiện.
Việc đầu tiên bạn cần làm là hạn chế hành động vuốt, nhổ, cạo, wax lông mày để bảo vệ lớp lông nang thật vững chắc. Từ đó tạo nền tảng cho lông mày phát triển bền lâu.
Hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng bởi nó sẽ gây khiến tắc nghẽn dưỡng chất vào lớp nang lông, khiến lông mày không phát triển được. Khi trang điểm bạn hãy tránh phần lông mày khi thoa kem dưỡng hay bất cứ sản phẩm nào khác lên lông mày. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng sẽ giúp chị em cải thiện được tình trạng lông mày thưa.
Nên sử dụng những loại thực phẩm giàu vitamin E và trái cây chứa vitamin A cho cơ thể, điều đó rất tốt cho hệ nang lông phát triển. Chẳng hạn như hạnh nhân, hạt dẻ, rau cải xanh, rau bina, bông cải xanh, đu đủ, bơ, kiwi, mơ sấy khô, xoài, cà chua,…
Bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc như dầu dừa, hành tây thoa lên vùng da lông mày.
Tuy nhiên, cách điều trị rụng lông mày này đòi hỏi sự kiên trì rất lớn vì đa phần các liệu pháp tự nhiên đều phát huy hiệu quả khá chậm và phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
Một cách khác tiện dụng và nhanh gọn để kích thích lông mày mọc rậm đẹp là sử dụng các loại thuốc dưỡng lông mày. Nhưng hiệu quả phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa và tiềm ẩn nguy cơ bị dị ứng, nhiễm trùng nếu mua phải hàng giả, kém chất lượng hay không tuân thủ đúng chỉ định. Đối với trường hợp rụng lông mày do bệnh lý, lông mày không thể mọc lại, sẹo lông mày thì những cách này đều không có tác dụng?
Cấy lông mày tự thân được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả phục hồi những nang lông bị tổn thương và không có khả năng tự tái tạo lại thân mới. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng những nang tóc khỏe mạnh (thường tóc mai) của chính khách hàng để cấy vào vùng lông mày thưa mỏng, không có lông mày.
Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ thiết kế hình dáng lông mày tự nhiên và thật nhất theo đúng mong muốn của khách hàng. Đồng thời tạo khuôn sao hài hòa với ngũ quan, tướng vận và đường nét trên gương mặt. Sau đó sẽ tiến hành lấy và cấy ghép bằng thiết bị có đường kính siêu nhỏ 0.6mm. Các nang tóc khi được cấy vào vùng da mới sẽ được điều chỉnh đứng hướng mọc của lông mày. Điều này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa an toàn và hạn chế tối đa xâm lấn, sẹo xấu về sau.
Đặc biệt, kỹ thuật này không gây đau đớn do đã được tiêm tê cục bộ. Lông mày tự thân nên tương thích hoàn toàn, phát triển ổn định chỉ sau 1 – 2 tháng và không bị rụng. Đây chính là phương pháp khắc phục dứt điểm những khuyết điểm trên vùng lông mày mà bạn không thể bỏ qua.
Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi về nguyên nhân rụng lông mày và lông mày rụng có mọc lại không? Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về phương pháp cấy lông mày tự thân hoặc muốn được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể cho tình trạng bạn đang gặp phải, hãy liên hệ với Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế qua website chính thức hoặc hotline: 0243 3219 1111.