PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Tóc gãy rụng là vấn đề hết sức bình thường và rất nhiều người có thể gặp phải. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy lượng tóc rụng mỗi ngày trên 100 sợi thì nên chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh. Vậy lý do tóc bạn rụng nhiều là gì và bị rụng tóc nhiều phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
Rụng tóc là một phần của chu kỳ phát triển của tóc, trong đó một số sợi tóc rụng sẽ được thay thế bằng những sợi tóc mới mọc lên. Mỗi ngày, một người bình thường sẽ mất từ 50 đến 100 sợi tóc. Đây được gọi là rụng tóc sinh lý và không có gì đáng lo ngại. Mỗi sợi tóc đều có một chu kỳ phát triển riêng và trải qua 3 giai đoạn:
Rụng tóc nhiều là tình trạng tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày, kèm theo những dấu hiệu như: tóc rụng nhiều ở khắp nơi trong phòng, tóc gãy rụng khi chải, gội đầu hoặc vuốt tóc. Bạn thấy đường ngôi giữa xa nhau và lộ nhiều da hơn, tóc rụng kèm theo ngứa, mẩn đỏ. Mái tóc mỏng hơn khi sờ vào, trường hợp nghiêm trọng bạn sẽ nhận thấy da đầu loang lổ, thậm chí là bị hói.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Cấy tóc tự thân có vĩnh viễn không?
Tóc rụng nhiều, liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng hói đầu gây ảnh hưởng xấu tới vẻ bề ngoài cũng như sự tự tin của người mắc. Để điều trị hiệu quả thì việc làm đầu tiên là bạn cần phải nắm rõ được đâu là nguyên nhân gây rụng tóc. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu, bao gồm:
Sự suy giảm và mất cân bằng nội tiết tố thường xảy ra trong các giai đoạn quan trọng như mang thai, sinh con, mãn kinh hoặc tiền mãn kinh có thể tác động đáng kể đến nồng độ hormone trong cơ thể. Điều này khiến nang tóc bị tổn thương, các sợi tóc trở nên khô yếu và dễ gãy rụng.
Rụng tóc nhiều do di truyền là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc, có thể xảy ra cả đối với nam và nữ. Đây là kết quả của việc thừa hưởng các gen gây thu nhỏ nang tóc theo thời gian và sau cùng là ngừng phát triển.
Ở phụ nữ, rụng tóc do di truyền có thể dẫn đến tóc mỏng dần đi và da đầu ngày càng lộ rõ hơn. Còn ở nam giới, chứng rụng tóc do di truyền có thể gây ra tình trạng hói đầu. Tóc thường bắt đầu rụng từ vùng thái dương (phần trên và hai bên đỉnh đầu) và sau đó lan rộng sang các vùng khác trên da đầu.
Căng thẳng và áp lực từ cuộc sống, học tập và công việc là cũng là một trong những lý do tóc bạn rụng nhiều. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Sau khi vượt qua những vấn đề gây lo lắng, quá trình rụng tóc sẽ dừng lại và tóc sẽ phát triển bình thường trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng.
Nếu da đầu tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất từ quá trình nhuộm, tẩy hoặc tạo kiểu tóc (uốn, duỗi, ép) có thể gây ra sự tổn thương cho cấu trúc của tóc, làm tóc yếu đi và dễ gãy rụng. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp tóc vẫn có khả năng mọc lại, nhưng nếu nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng, có thể gây ra hiện tượng hói tóc vĩnh viễn.
Một số loại thuốc bạn đang sử dụng để trị bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống chữa xương khớp,… cũng có thể gây ra tác dụng phụ đó là rụng tóc. Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc này mà nhận thấy rụng tóc nhiều hơn, nên thảo luận với bác sĩ để có phương án thay thế phù hợp. Không tự ý ngừng sử dụng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ, bởi vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh hoặc gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, biotin, sắt, omega 3, các loại vitamin và kẽm có thể làm cho tóc trở nên khô xơ, yếu và gây rụng tóc đáng kể. Bởi vì những chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì sức khỏe của tóc.
Quá trình hóa trị hoặc xạ trị trên vùng đầu, cổ của các bệnh nhân ung thư có thể gây rụng tóc trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu điều trị. Mục đích của các phương pháp này thường nhằm tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Nhưng trong quá trình điều trị, cả tế bào tóc khỏe mạnh và tế bào ung thư đều có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc toàn bộ hoặc một phần tóc.
Tuy nhiên, tóc thường sẽ bắt đầu mọc lại sau khi quá trình hóa trị hoặc xạ trị kết thúc và thời gian phục hồi có thể khác nhau đối với từng người. Thường thì trong vài tháng sau khi kết thúc điều trị, tóc sẽ bắt đầu mọc trở lại. Tuy nhiên, độ dày và cấu trúc tóc có thể thay đổi so với trước khi điều trị.
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên, tình trạng tóc gãy rụng nhiều còn do một số yếu tố khác như tuổi tác, bệnh lý (bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn dịch, hội chứng đa nang buồng trứng, nấm, viêm da đầu,..) , chăm sóc tóc sai cách, tạo áp lực quá nhiều lên tóc, thói quen sinh hoạt không lành mạnh (hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, thức khuya,…), tác động xấu từ môi trường và thời tiết khắc nghiệt,….
Khi bạn gặp tình trạng rụng tóc, có một số thực phẩm có thể hỗ trợ sức khỏe tóc của bạn. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống có thể giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh:
Đảm bảo cung cấp đủ protein: Tóc được tạo nên từ protein, vì vậy cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và mọc nhanh của tóc.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết: Bổ sung vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, E, sắt, kẽm, đồng, canxi,… để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc giúp tóc phát triển chắc khỏe và mọc nhanh và dày hơn.
Uống đủ nước: Việc uống đủ nước hàng ngày giúp cung cấp độ ẩm cho tóc và giúp tóc trông khỏe mạnh, bóng mượt hơn.
Giảm thiểu độc tố: Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo, các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và các loại đồ uống có ga. Các chất này có thể làm tóc bị tổn thương và ngăn cản quá trình phát triển của chúng.
Lưu ý rằng không có một loại thực phẩm duy nhất có thể giải quyết tất cả vấn đề về rụng tóc. Điều quan trọng là duy trì một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng, kết hợp với việc chăm sóc tóc đúng cách và kiểm tra sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với các chất kích thích như cafein và thuốc lá, vì chúng có thể gây tổn hại cho tóc
Rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu bạn không có những giải pháp khắc phục kịp thời mà để tình trạng này kéo dài thì mái tóc sẽ càng ngày càng mỏng, thậm chí gây ra hói đầu. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng tóc rụng nhiều, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân và có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
Nếu tình trạng rụng tóc nhiều vẫn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa như phòng khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đây là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cấy ghép nang tóc tại Việt Nam được Sở Y Tế cấp phép hoạt động. Với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có trên 10 năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang cùng công nghệ, máy móc tối tân được nhập khẩu hoàn toàn từ các nước lớn trên thế giới, kỹ thuật cấy ghép hiện đại bậc nhất hiện nay đảm bảo mang tới khách hàng dịch vụ điều trị rụng tóc, hói đầu tốt nhất, hiệu quả nhất.
Mặc dù rụng tóc không gây nguy hiểm nhưng nó khiến những người mắc cảm thấy tự ti về ngoại hình, gây ảnh hưởng tới tâm lý. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn đọc có thể hiểu thêm về tình trạng này và trả lời được câu hỏi “lý do tóc bạn rụng nhiều là gì? Đồng thời cũng mách bạn những cách ngăn ngừa và cải thiện giúp ích trong quá trình điều trị.
Nếu bạn gặp phải tình trạng rụng tóc nặng, rụng kéo dài, tóc không mọc thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Phòng khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế theo số hotline 0243.219.1111 để nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa nhé!
Xem thêm: Rụng tóc 2 bên thái dương: Nguyên nhân và cách điều trị