PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Thời gian gần đây, có 1 từ khóa được nhắc đến rất nhiều đó là “di chứng hậu Covid-19”, với khoảng hơn 200 triệu chứng liên quan. Trong đó, có khoảng 20% người bệnh bị rụng tóc sau khi khỏi và tình trạng này kéo dài sau 3-6 tháng. Rụng tóc kết hợp với các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, khó thở, ho nhiều, mất ngủ,… ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bệnh trong quá trình hồi phục sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ mắc Covid có bị rụng tóc không và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.
Rụng tóc sau khi khỏi Covid-19 là di chứng mà rất nhiều người gặp phải. Một khảo sát ở Hoa Kỳ cho thấy trong 6 tháng xảy ra dịch Covid-19, số người đến khám vì rụng tóc tăng gấp 3 so với 6 tháng trước khi dịch bệnh xảy ra.
Khỏi Covid-19 được hơn nửa năm rồi nhưng chị Quỳnh (28 tuổi, Hà Nội) lại stress vì ‘khủng hoảng’ rụng tóc. Chưa bao giờ chị bị rụng tóc nhiều đến mức sáng dậy vơ được cả đống tóc trên ga giường. Chị càng ngày càng thấy lo lắng, mất ngủ. Chị Quỳnh nói: “Tóc rụng nhiều còn hơn cả khi mới sinh em bé. Ngày trước, tôi mất rất nhiều thời gian cho việc sấy tóc sau khi gội vì tóc khá dày. Nay thì chắc chưa đến 5 phút là xong vì tóc mỏng đi trông thấy, đặc biệt là trước trán và đường ngôi giữa.”
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị rụng tóc sau khi mắc Covid 19: sốt cao, mệt mỏi, liên quan đến phản ứng miễn dịch, stress, dinh dưỡng kém hay hạn chế hơn trong việc vệ sinh da đầu. Ngoài ra, một số thuốc điều trị Covid-19 cũng có tác dụng phụ gây rụng tóc như các thuốc chống đông máu.
Bệnh nhân nhiễm SARs-CoV-2 sẽ gia tăng các phản ứng miễn dịch trong cơ thể nhằm phản ứng lại với virus (ví dụ các yếu tố gây viêm do cơ thể tự sản sinh như: cytokine proinflammer, interleukin 1b, interleukin 6 và interferon 1 và 2 chống lại các bệnh truyền nhiễm).
Những yếu tố này gây ra các biểu hiện ngoài da như nổi mề đay, phát ban (giống thủy đậu), nhiễm trùng da,… Do đó, các phản ứng miễn dịch sẽ làm hỏng nang tóc tóc, gây yếu chân tóc, dẫn tới rụng tóc nhiều.
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng SARs-CoV-2 có trong ống dẫn mồ hôi và tuyến mồ hôi trong chân tóc của người bệnh mắc Covid-19. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng Covid-19 bám vào các tế bào mang thụ thể ACE 2 (enzym chuyển đổi angiotensin 2) bao gồm cả da đầu của chúng ta. Nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy virus Covid-19 trực tiếp gây tình trạng rụng tóc cho người mắc phải.
Thay vào đó, nhiều ý kiến cho rằng sự căng thẳng hay áp lực về thể chất và tinh thần đi kèm mới chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc. Khi cơ thể căng thẳng sẽ tiết ra chất nội tiết tố gọi là hormone chống stress. Phản xạ thần kinh giao cảm dưới tác dụng của nội tiết tố sẽ làm co mạch ngoài da, dẫn đến giảm lượng máu lưu thông đến chân tóc, gây tổn thương nang tóc.
Khi căng thẳng kéo dài, các hormone stress giai đoạn muộn như cortisol sẽ tăng lên, tạo ra các gốc tự do bên trong cơ thể. Chúng sẽ phá hủy tế bào, tăng lão hóa da, tổn thương nang tóc khiến tóc dễ bị gãy rụng. Cortisol cũng làm tăng tình trạng dị hóa đạm, khiến cho dinh dưỡng ở nang tóc bị thiếu hụt, tóc không phát triển bình thường được.
Ngoài ra, dưới tác động của stress, tóc sẽ chuyển qua giai đoạn nghỉ ngơi. Với giai đoạn này, tóc sẽ ngừng phát triển và lưu lại trên da đầu trong vòng 2-3 tháng rồi rụng dần để thay tóc mới.
Để tóc phát triển khỏe mạnh, cơ thể cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như: sắt, kẽm, selen, biotin, vitamin E, C,…
Trong thời gian mắc Covid-19, các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi kèm mất vị giác khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, kém hấp thu và tăng dị hóa các chất gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển nang tóc, khiến tóc yếu, dễ rụng. Tuy nhiên sau khi được bổ sung đầy đủ qua ăn uống, tóc người bệnh có thể mọc trở lại bình thường.
Khi bạn biết mắc Covid có bị rụng tóc không thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để sớm kết thúc tình trạng này và tóc bạn sẽ sớm mọc lại như bình thường.
Bạn cần hạn chế tác động lực mạnh lên tóc hay sử dụng hóa chất cho mái tóc của bạn:
– Chải đầu trước khi gội vừa giúp tóc không bị rối, vừa gội đầu dễ dàng hơn và hạn chế các tác động kéo, giật gỡ rối trong quá trình gội.
– Massage nhẹ nhàng da đầu để làm sạch và tăng cường lưu thông máu đến da đầu để nuôi tóc tốt hơn.
– Không sử dụng nước quá nóng khi gội, dễ làm tóc bị xơ và dễ gãy rụng.
– Thấm khô tóc bằng khăn bông nhẹ nhàng để hạn chế các sợi tóc gãy rụng khi ướt.
– Không chải đầu khi tóc ướt, nên để tóc khô tự nhiên hoặc nếu có sử dụng máy sấy thì nên sấy ở chế độ mát.
– Không nên uốn, nhuộm,… sử dụng hóa chất hay nhiệt độ cao để làm tóc trong thời gian này.
– Sử dụng các loại lược răng thưa, hạn chế sờ/vuốt nhiều lần lên mái tóc.
Bổ sung dưỡng chất là việc rất quan trọng trong quá trình hồi phục cơ thể cũng như cải thiện tình trạng rụng tóc hậu Covid. Những thực phẩm mà bạn nên bổ sung
– Protein: Giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc cũng như giúp tóc chắc khỏe. Quá trình stress của cơ thể trong khi mắc Covid dẫn đến tăng cortisol và tăng dị hóa protein. Vì vậy nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt heo nạc, cá, các loại đậu (đậu tương, đậu lăng, đậu gà, đậu đỗ,…), nấm, trứng, sữa,…
– Các chất béo có lợi: Các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích,… chứa hàm lượng omega-3 rất tốt giúp chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe và giúp tóc mềm mượt Hoặc nguồn chất béo từ thực vật như bơ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… khá lành mạnh rất tốt để tóc phát triển.
– Các thực phẩm giàu sắt: Có nhiều trong thịt bò, thịt heo, trai, sò, ốc,.. hay các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: bông cải xanh, cải bó xôi, diêm mạch, đậu gà, đậu lăng, đậu hà lan.
– Các thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có nhiều trong thịt bò, cá hồi, hàu, trứng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
– Các thực phẩm giàu vitamin C: Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây vì chứa nhiều vitamin C. Điển hình như ổi, cam, chanh, dâu tây, kiwi, đu đủ, dứa, súp lơ, ớt chuông, cải xanh,…
– Các thực phẩm giàu biotin: lòng đỏ trứng, cá hồi, chuối, khoai lang, cải bó xôi,…
– Uống đủ nước mỗi ngày để tóc không bị khô, xơ. Lượng nước theo cân nặng hàng ngày sẽ khoảng: 30ml x cân nặng.
Một số phương pháp giúp bạn có thể giảm bớt lo lắng và giải tỏa tâm lý như: thiền, tập hít thở sâu, yoga,… hay tập các bài tập nhẹ nhàng và cường độ thấp (đạp xe, đi bộ,…). Ngoài ra, không nên đi ngủ quá muộn, hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng/ ngày và một giấc nghỉ trưa ngắn.
Nhiều người bị rụng tóc hậu Covid đã tự áp dụng các biện pháp dân gian và khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này bạn cần đến với các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng da đầu, sức khỏe chân tóc và thăm khám các bệnh lý kèm theo.
Hiện nay, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là cơ sở uy tín được nhiều người rụng tóc hậu Covid tin tưởng lựa chọn thăm khám và điều trị. Tại đây, sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm thực tiễn trong việc chữa trị rụng tóc hậu Covid thành công cho rất nhiều khách hàng trong suốt 2 năm trở lại đây. Ngoài ra, bạn sẽ được tư vấn và chia sẻ, giúp giải tỏa các lo lắng về tâm lý. Nếu như rụng tóc nặng, kéo dài, nang tóc đã mất bác sẽ có phác đồ điều trị bằng công nghệ cao phù hợp cho bạn.
Đặc biệt, phòng khám được đầu tư cơ sở hạ tầng chuẩn 5 sao cùng trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu tại các nước nổi tiếng như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…. chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Với những thông tin chia sẻ trong bài viết hi vọng đã giúp bạn hiểu mắc Covid có bị rụng tóc không và nhanh chóng cải thiện được tình trạng này 1 cách dứt điểm. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ 024.3219.1111 để được bác sĩ, chuyên gia của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tư vấn miễn phí.