PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Rụng tóc 2 bên trán là dấu hiệu sớm của chứng hói chữ M xảy ra phổ biến ở nam giới. Nó khiến những người gặp phải mất tự tin, hay cảm thấy ái ngại trước ánh nhìn của người xung quanh, ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống. Vậy rụng tóc 2 bên trán có chữa được không? Có cách điều trị nào an toàn và hiệu quả? Tìm hiểu ngay!
Rụng tóc 2 bên trán là biểu hiện rõ ràng nhất của kiểu rụng tóc chữ M. Thái dương là vị trí tóc mọc yếu và mỏng hơn so với những nơi khác trên đầu. Bạn có thể nhận biết bằng mắt thường, đó là tóc ở khu vực này rất mỏng và ngày càng mỏng hơn theo thời gian. Hoặc, khi bạn chải đầu hay thậm chí chỉ cần vuốt nhẹ tóc phía thái dương cũng thấy sợi tóc bám lại nơi kẽ tay
Nhiều trường hợp, vùng tóc này rụng nhiều, thậm chí không mọc lại tóc con. Hoặc có tóc con mọc lại nhưng sợi tóc mảnh yếu và dễ gãy rụng sau đó. Trong khi đó, phần tóc giữa trán và các vùng tóc khác vẫn phát triển bình thường.
Việc tóc rụng nhiều tập trung ở 2 bên thái dương nếu chủ quan không điều trị sẽ tạo thành một đường giống như hình chữ M ở trước trán. Tình trạng này có thể gặp ở cả 2 giới nhưng tỉ lệ nam giới gặp phải nhiều hơn nhiều so với nữ giới. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nó gây mất tính thẩm mỹ, ảnh hưởng tới diện mạo, tâm lý, sự tự tin, là rào cản khi giao tiếp xã hội, mối quan hệ cá nhân, công việc.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc 2 bên trán, ví dụ như:
Dựa trên quy luật di truyền học, đặc điểm tóc ở người được quy định bởi các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, tách biệt với giới tính. Điều này có nghĩa là khi ông, bố bị hói trán có thể ảnh hưởng tới con cháu đời sau trong cùng phả hệ gia đình. Đây cũng là lý do mà nhiều người dù còn là thanh thiếu niên nhưng tóc lại bị rơi rụng nhiều ở 2 bên trán tạo thành đường chân tóc hình chữ M trông rất kém duyên.
Một nguyên nhân gây rụng tóc 2 bên trán thường hay gặp ở cả nam và nữ giới đó là do sự thay đổi nội tiết tố. Ở nữ giới, hiện tượng này chủ yếu gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Ở nam giới thì xảy ra vào thời kỳ mãn dục nam. Rối loạn nội tiết trong cơ thể sẽ khiến tóc bị rụng nhiều hơn, nhất là ở 2 bên thái dương.
Những vấn đề liên quan đến bệnh lý trong cơ thể như bệnh thiếu máu, thần kinh, giảm cân, phẫu thuật, tuyến giáp bất thường, bệnh da đầu,… đều ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của nang tóc. Ngoài ra, 1 số loại thuốc trị bệnh cũng có tác dụng phụ gây rụng tóc như thuốc men liên quan đến huyết áp, chữa trị gout, thuốc tránh thai hoặc vitamin A liều cao.
Việc ăn uống không khoa học, nạp nhiều đồ ăn nhanh, bỏ bữa, ăn kiêng sai cách,… cũng là nguyên do dẫn đến việc rụng tóc 2 bên trán. Điều này sẽ làm ức chế quá trình lưu thông máu dưới da đầu khiến tóc không thể hấp thụ đủ dưỡng chất, dễ rụng.
Stress kéo dài khiến thần kinh căng thẳng quá mức làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến các nang tóc. Hậu quả là khiến tóc bị thoái hóa, suy yếu và gãy rụng. Ngoài ra khi đối mặt với căng thẳng cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh chất P để bảo vệ các cơ quan quan trọng. Tuy nhiên, thành phần này lại là tác nhân gây tổn thương nang tóc dẫn đến giảm tốc độ tái tạo, mọc tóc trở lại.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, việc rụng tóc 2 bên trán còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: lạm dụng hóa chất tạo kiểu, chăm sóc tóc sai cách, nghiện thuốc lá, thức khuya,… Nếu bạn đang có những thói quen xấu này thì hãy hạn chế bởi về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mái tóc. Tóc sẽ bị mất đi độ bóng mượt tự nhiên và trở nên hư tổn, xơ rối, gãy rụng.
Xem thêm: Tìm hiểu cấy tóc cho người hói có thực sự hiệu quả không?
Thông thường, những người mới rụng tóc, rụng số lượng ít, tóc rụng do các nguyên nhân bệnh lý hay tác nhân bên ngoài có thể chữa trị được và quá trình điều trị cũng dễ dàng hơn. Khi người bệnh điều trị khỏi hoàn toàn các bệnh lý (hoặc các tác nhân bên ngoài) thì tình trạng rụng tóc sẽ dần tự cải thiện. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các dưỡng chất thiên nhiên để chăm sóc mái tóc như các loại tinh dầu, dược liệu, làm mặt nạ ủ tóc. Mặc mất thời gian, hiệu quả chậm, nhưng dưỡng tóc bằng nguyên liệu tự nhiên an toàn, tiết kiệm chi phí, góp phần giúp mái tóc chắc khỏe hơn.
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Đối tượng áp dụng |
|
– Dùng thuốc
Khi bị rụng tóc 2 bên trán nhiều người đã quyết định tìm đến các loại thuốc có khả năng kích thích mọc tóc nhanh trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc hỗ trợ mọc tóc hiệu quả được các chuyên gia và người dùng đánh giá cao đa số được sản xuất tại Nhật Bản, Mỹ, Pháp…
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
– Laser
Cùng với các biện pháp từ thiên nhiên và sử dụng thuốc còn nhiều hạn chế, để đạt được kết quả trị rụng tóc 2 bên trán tối ưu thì bạn nên áp dụng các liệu pháp công nghệ cao như Laser (LLLT). Cơ chế của phương pháp này là sử dụng tia laser (mức độ thấp) để tăng tuần hoàn máu, kích hoạt nang tóc teo yếu. Đồng thời kích thích sự tái xâm nhập của giai đoạn Anagen – giai đoạn hình thành và phát triển sợi tóc mới trong chu kỳ sinh trưởng của sợi tóc. Nhờ đó kéo dài thời gian tóc mọc dài ra và hỗ trợ làm chậm sự xuất hiện của giai đoạn Catagen – giai đoạn tóc ngừng phát triển và rụng đi.
LLLT là phương pháp được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận sử dụng trong điều trị rụng tóc, hói đầu ở cả nam giới và nữ giới từ năm 2011 nên bạn có thể yên tâm thực hiện. Tuy nhiên, LLLT chỉ phù hợp với những người còn nang tóc dưới da đầu. Khi nang tóc đã tiêu biến, mất khả năng sản sinh chân tóc mới, rụng tóc lâu không mọc lại, rụng do di truyền thì bạn nên thực hiện cấy tóc tự thân để phục hồi mái tóc dày đẹp.
– Cấy tóc tự thân
Về bản chất, với những trường hợp tóc sau khi bị rụng không thể mọc lại là do nang tóc tiêu biến, chân tóc yếu, thiếu dưỡng chất nên không đủ khả năng nuôi dưỡng hình thành tóc mới. Theo đó, những phương pháp kể trên đều không thể khắc phục dứt điểm, hiệu quả cũng khác biệt tùy tình trạng, mức độ. Đặc biệt, rụng tóc do yếu tố di truyền thì không thể làm tóc mọc lại nếu chỉ tác động từ bên ngoài.
Theo chuyên gia cho biết, cấy tóc tự thân chính là giải pháp trị dứt điểm rụng tóc 2 bên trán, đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Tại các vùng tóc chắc khỏe thường là sau gáy, bác sĩ dùng thiết bị chuyên dụng lấy và tách một số nang tóc sống ra và cấy vào vùng trước trán thông qua bút cấy ghép. Sau 1 – 3 tháng, dưới sự chăm sóc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ, tỷ lệ nang tóc sống đạt hơn 95% và bắt đầu phát triển hòa hợp với da đầu, mọc dài ra. Kết quả thấy rõ nhất là từ sau 6 – 9 tháng, nang tóc cứng cáp, khỏe mạnh, mọc ổn định, đúng hướng, không di chứng, không tái rụng. Hiệu quả hoàn hảo nhất là sau 1 năm, lúc này có thể thoải mái tạo kiểu mà không phải lo về chất lượng sợi tóc.
Xem thêm: CẤY TÓC TỰ THÂN – TOP 1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HÓI | Hair transplant
Những thông tin mà bài viết chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức để khắc phục thành công tình trạng rụng tóc 2 bên trán. Khi gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên tới Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ 0243.219.1111 để được tư vấn miễn phí.