PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Nhiều gia đình sau khi sinh con thấy trẻ có dấu hiệu của việc rụng tóc, không có tóc ở vùng sau đầu. Đây là vấn đề của trẻ bị rụng tóc hình vành khăn, là “cảnh báo” cho vấn đề chăm sóc cũng như dinh dưỡng của trẻ.
Vấn đề rụng tóc không chỉ phổ biến ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể vướng phải. Nhưng các ông bố bà mẹ cũng phải phân biệt đâu là rụng tóc sinh lý, đâu là rụng tóc do thiếu chất để chăm sóc con hiệu quả.
Nhiều trẻ bị rụng tóc rất nhiều sau khi sinh, thậm chí quanh một vùng da đầu bị trọc lốc khiến cho nhiều gia đình lo lắng. Nguyên nhân gây ra rụng tóc cần được hiểu đúng để tìm ra hướng chăm sóc cho trẻ, trẻ có thể đơn thuần chỉ là rụng tóc sinh lý sau khi sinh. Rụng tóc sinh lý ở trẻ sơ sinh là vấn đề hoàn toàn bình thường. Hầu hết trẻ thường bị rụng tóc trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh. Nguyên nhân là do trẻ ở thời điểm này đang trong giai đoạn mọc tóc.
Vào khoảng tuần thứ 24 khi trẻ vẫn ở trong bào thai, những sợi tóc đã bắt đầu được phát triển. Lúc này, các chất dinh dưỡng được truyền cho trẻ đều nhờ vào người mẹ. Vì thế, những sợi tóc của trẻ cũng dựa vào nguồn hormone trong cơ thể mẹ để phát triển. Do sự thay đổi của các hoocmon nội tiết mà bé được mẹ truyền cho khi còn trong bào thai, trẻ sau khi ra ngoài không còn được cung cấp các dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc nên tóc sẽ tự rụng trong giai đoạn sơ sinh.
Những tóc non của trẻ hay còn được gọi là tóc máu sẽ lần lượt rụng bớt đi, những sợi tóc trưởng thành sẽ mọc lên để thay thế. Do đó, khi trẻ rụng tóc ở xung quanh đầu thì chưa cần phải quá lo lắng.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc hình vành khăn là hiện tượng trẻ bị rụng tóc quanh đằng sau đầu. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng rụng tóc này của trẻ mà các gia đình cần nên chú ý.
Có một sốc trẻ bị rụng tóc hình vành khăn là do trẻ chưa được sinh hoạt đúng cách. Khi thấy trẻ có hiện tượng này, gia đình cần nên chú ý đến sự vận động của trẻ. Nếu trẻ luôn nằm ngủ và chơi ở một tư thế thì trẻ có xu hướng bị rụng tóc ở vị trí mà đầu trẻ cọ xát nhiều nhất. Điều này có thể hiểu được bởi trẻ sơ sinh chưa biết ngồi, biết lẫy nên sẽ thường xuyên phải nằm cọ đầu vào gối. Chính vì thế mà chân tóc của trẻ bị yếu dần đi và rụng xuống. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và được phục hồi ở trẻ hơn 1 tuổi. Cha mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm ngủ của trẻ 2 tiếng 1 lần, hạn chế việc cọ sát da đầu với gối ở một vị trí quá lâu sẽ gây ra rụng tóc.
Nếu thấy bé bị rụng tóc hình vành khăn kèm theo các dấu hiệu ngủ không sâu, hay giật mình, quấy khóc nhiều, ban đêm đổ nhiều mồ hôi,… thì nên chú ý. Đây là các dấu hiệu rụng tóc vành khăn ở trẻ bị còi xương do thiếu các chất dinh dưỡng chính như Vitamin D, gây nên rối loạn sự chuyển hoá canxi. Nếu trẻ không được cải thiện về tình trạng dinh dưỡng trong những năm đầu, thì giai đoạn sau 1 tuổi trẻ sẽ chậm lớn hẳn, đa số trẻ sẽ chậm phát triển về chiều cao và cân nặng.
Nhiều bà mẹ chủ quan, vẫn có những suy nghĩ cũ của dân gian, cho rằng trẻ bị rụng tóc vành khăn là do trẻ bị “chiếu liếm” (nằm chiếu quá lâu) chứ không hề hay biết trẻ đang bị còi xương. Trẻ cần được đi khám và sớm cải thiện, nếu không có thể còn ảnh hưởng đến chất tóc của trẻ, khiến tóc trở nên thưa và yếu hơn.
Tình trạng trẻ rụng tóc hình vành khăn không quá lo ngại, các gia đình nên thay đổi tư thế nằm khi trẻ thức giấc và bổ sung cho trẻ các vi chất cần thiết như vitamin, các chất kẽm, sắt, canxi,… khiến tóc mọc trở lại và còn giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn. Tuyệt đối không sử dụng các hoá chất nào để chữa bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương, răng và duy trì hệ miễn dịch ổn định. Trẻ ở trong giai đoạn sơ sinh có nhu cầu về vitamin D rất cao, để chăm sóc đúng cách và giảm còi xương cho trẻ, cần phải bổ sung vitamin D đúng cách.
Vitamin D là chất chống còi xương, điều khiển chuyển hoá canxi cần thiết cho sự tạo khoáng và phát triển của bộ xương. Khi Vitamin D vào cơ thể sẽ được giữ lại cho gan và được điều tiết để cơ thể phát triển bình thường. Tuỳ theo từng lứa tuổi, cho trẻ uống các đơn vị thuốc khác nhau theo lời khuyên của bác sĩ.
Như đã biết, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, nhất là mặt trời buổi sáng và chiều có thể kích thích da sản sinh lượng vitamin D thoả mãn cho nhu cầu của cơ thể. Ánh nắng chính là nguồn cung cấp vitamin D lớn nhất đối với con người.
Các ông bố bà mẹ có thể bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh bằng cách tắm nắng. Cơ thể trẻ có thể hấp thụ vitamin D dễ dàng nhất từ ánh nắng mặt trời. Thời gian cho trẻ tắm nắng tốt nhất trong khoảng 6-9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều, mỗi ngày 5-10 phút. Đây là khoảng thời gian các tia cực tím và tia hồng ngoại yếu, không gây hại cho trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tắm nắng khi mặt trời lên cao chói chang, điều này không chỉ gây hại cho da mà còn cho mắt của trẻ. Vì thế việc tắm nắng đúng cách là rất cần thiết mà cha mẹ cần phải lưu ý.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn bất kỳ lúc nào trẻ muốn bởi có khoảng 3 IU vitamin D trong 100g sữa mẹ. Cho trẻ bú 8-12 lần/ ngày, khoảng 2-3 giờ/lần tuỳ theo nhu cầu của từng trẻ. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo đối với trẻ bởi không chỉ có vitamin D mà còn chứa nhiều các dưỡng chất khác tốt cho sự phát triển của trẻ. Vậy nên, mẹ cho con bú cũng cần phải bổ sung vào cơ thể mình đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, omega-3, canxi, vitamin và các khoáng chất,… cần thiết.
Tham khảo cho các mẹ: rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết
Trẻ sơ sinh dưới một tuổi là khoảng thời gian có nhiều dấu hiệu sinh lý bất thường nên gia đình cần phải quan sát sự thay đổi của con mỗi ngày. Khi trẻ bị rụng tóc hình vành khăn, nên cho trẻ thay đổi tư thế trong sinh hoạt và bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tránh còi xương và tóc chắc khoẻ hơn. Sau 2 tháng khắc phục nếu trẻ không có tiến triển, cần phải cho trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến trẻ bị rụng tóc và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.