PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Hói 2 bên trán (hói chữ M) là tình trạng mà nhiều nam giới gặp phải, trong đó có cả những nam thanh niên mới ngoài 20. Điều này khiến họ mất tự tin vì trông già hơn so với tuổi thật, hay cảm thấy ái ngại trước ánh nhìn của những người xung quanh. Phong độ giảm sút, tâm lý không tốt, làm cuộc sống, giao tiếp hàng ngày bị ảnh hưởng. Vậy tóc bị hói ở trán có chữa được không? Chuyên gia của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Tóc bị hói ở trán là tình trạng vùng tóc ở 2 bên trán bị rụng đi và không mọc lại tóc con. Hoặc có tóc con mọc lại nhưng sợi tóc yếu, mảnh và dễ rụng. Trong khi phần tóc giữa
trán và các vùng tóc khác vẫn phát triển dày dặn như bình thường. Lâu dần, đường chân tóc lùi sâu, tạo thành một đường giống như hình chữ M ở trán. Cũng bởi lý do này mà hiện tượng tóc bị hói ở trán còn có tên là hói đầu chữ M và thường gặp nhiều ở cánh mày râu.
Di truyền được cho là nguyên nhân gây khoảng 90% các trường hợp tóc bị hói ở trán. Những người bị hói đầu chữ M do yếu tố này thường có biểu hiện rụng tóc nhiều hoặc không có sự phân bố của các tế bào nang tóc ẩn sâu bên dưới ngay từ khi còn rất trẻ. Một số trường hợp vẫn có nhưng nang tóc bị yếu và hầu như ít có khả năng kích thích mọc tóc. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền còn gây ra một số dạng hói đầu di truyền khác như hói đầu chữ O và hói đầu chữ U.
Khi bị viêm nhiễm khuẩn da đầu, ung thư da đầu sẽ tác động khiến tóc rụng nhiều. Số lượng tóc con mọc lại không cân bằng so với lượng tóc bị rụng nên gây ra tình trạng hói trán. Một số bệnh lý khác ở nam giới và nữ giới có thể khiến tóc rụng nhiều 2 bên trán như: Bệnh huyết áp, tim mạch, ung thư hoặc các bệnh tuyến tiền liệt, buồng trứng đa nang, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ ở phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh,…
Tình trạng tóc bị hói ở trán có thể lan rộng ra theo thời gian tạo thành một mảng hói lớn, chạy dần ra phía sau đầu. Lâu dần nếu tóc không mọc lại sẽ dẫn đến tình trạng hói đỉnh đầu và trở thành hói hoàn toàn vùng đỉnh đầu. Chính vì thế khi phát hiện những dấu hiệu bất thường tuyệt đối không nên coi nhẹ và phải chủ động tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe và diện mạo của bản thân.
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
Đối tượng áp dụng |
|
Xem thêm: CẤY TÓC Ở ĐÂU TỐT? TOP 5 ĐỊA CHỈ CẤY TÓC TỐT Ở HÀ NỘI
Việc dư thừa hormone DHT trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến tóc bị hói ở trán. Vậy nên nhiều người đã tìm đến các loại thuốc có khả năng gây ức chế DHT. Trong đó 2 loại thuốc phổ biến nhất được các bác sĩ khuyên dùng đó là Finasteride và Minoxidil. Chúng có tác dụng làm chậm và hạn chế quá trình sản sinh hormone DHT trong cơ thể, góp phần cải thiện tình trạng rụng tóc, giúp tóc mọc chắc khỏe.
Tuy nhiên những loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng tới chức năng sinh lý, đau ngực, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu và giảm ham muốn tình dục. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để có chỉ dẫn phù hợp. Chưa kể, người dùng còn phải phụ thuộc vào thuốc, ngừng sử dụng thì hiệu quả mọc tóc cũng sẽ hết.
Hiện nay trên thị trường cũng có 1 số dòng sản phẩm hỗ trợ mọc tóc đến từ Nhật Bản, Mỹ, Pháp… Chúng được nhà sản xuất quảng cáo có thể kích thích tóc mọc nhanh trong thời gian ngắn và giảm số lượng tóc gãy rụng, giúp tóc chắc khỏe hơn. Thế nhưng, sử dụng sai cách, không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cũng có thể gây kích ứng da đầu, hạ huyết áp, tiêu chảy, đau đầu… Vì thế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa thăm khám và chỉ sử dụng thuốc đúng theo lộ trình hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng và sử dụng thuốc quá liều.
Công nghệ này sử dụng những nang tóc khỏe mạnh được lấy một cách cẩn thận từ chính tóc của khách hàng. Sau đó, bóc tách thủ công và cấy vào trán tại những vị trí đã được xác định từ trước. Sau 1 thời gian thích nghi với môi trường mới, những nang tóc này sẽ bắt đầu bén rễ và mọc lên một cách tự nhiên như những sợi tóc bình thường.
Phương pháp này không hề gây xâm lấn đến cấu trúc da đầu, không để lại sẹo, không gây đau đớn. Do sử dụng nang tóc tự thân nên độ tương thích hoàn toàn, hạn chế tối đa khả năng bị đào thải hay biến chứng.
Khi cấy tóc các bác sĩ cũng điều chỉnh theo hướng tóc mọc tự nhiên và cấy với mật độ đồng đều nên khi nang tóc mọc ra có độ che phủ tốt. Từ đó, giúp khách hàng, đặc biệt là phái mạnh hoàn toàn lấy lại được phong độ và vẻ đẹp nam tính như xưa.
Theo thống kê có đến 95% nang tóc sau khi cấy sẽ sống và phát triển tốt. Và đương nhiên, khi tóc đạt đến độ dài nhất định và cấu trúc tóc bền vững thì bạn có thể cắt tỉa và tạo kiểu tùy theo sở thích.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp cấy tóc tự thân là chi phí cao. Tuy nhiên, với ưu điểm vượt trội mà nó mang lại thì đây chính là phương pháp hàng đầu trong điều trị tóc bị hói ở trán.
Xem thêm: CẤY TÓC TỰ THÂN – TOP 1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HÓI | Hair transplant
Dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia hàng đầu như Ths. BS Nguyễn Quốc Tuấn, Dr. Lý Quân Long có hàng chục năm kinh nghiệm, là thành viên Hiệp hội ngoại khoa phục hồi cấy tóc châu Á. Cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về cấy tóc, xuất thân từ các trường Đại học Y khoa danh tiếng trên cả nước đã giúp cho hàng ngàn khách hàng trị thành công tóc bị hói ở trán.
Tóc bị hói ở trán không phải là một hiện tượng hiếm gặp và hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm nếu bạn phát hiện sớm và chọn đúng giải pháp khắc phục. Để được tư vấn thêm về cách thức điều trị tóc bị hói ở trán an toàn, hiệu quả, hãy gọi ngay hotline 0243 219 1111 để được các bác sĩ, chuyên gia của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hỗ trợ, tư vấn sớm nhất nhé.