Cách khắc phục tóc rụng không thấy chân tóc hiệu quả

Tóc rụng không thấy chân tóc khá phổ biến, nhất là ở phái nữ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sự tự tin mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Do vậy, tìm hiểu chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn có những cách khắc phục hiệu quả.

tóc rụng không thấy chân tóc

I. Chân tóc nằm ở đâu?

Tóc có cấu trúc dạng sợi với thành phần chính là 70% chất sừng keratin và các hợp chất từ nước, hydrocarbon, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Chân tóc hay nang tóc tuy là một khái niệm khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết nó nằm ở đâu. Chân tóc nằm dưới da đầu, là phần bầu nhú hình chén có màu trắng ôm lấy thân tóc. Chân tóc dính với da đầu để tiếp nhận, hấp thu các dưỡng chất đi theo mạch máu để nuôi tóc. Mỗi nang tóc lại có rất nhiều các mạch máu nhỏ li ti. Do đó, nang tóc được gọi là phần “sống” của tóc.

Xung quanh các nang tóc còn có thêm tuyến nhờn (tuyến bã, tuyến dầu) có tác dụng bôi trơn sợi tóc, hỗ trợ cơ nang giúp tóc cứng cáp và dựng lên. 

Có thể nói, chân tóc là yếu tố quyết định sức khỏe của từng sợi tóc. Khi chúng được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu khác sẽ đảm bảo sự chắc khỏe, hạn chế được những tác động ngoại sinh từ môi trường. Do vậy, nếu muốn chúng chắc khỏe bạn cần chú ý chăm sóc tóc từ tận sâu bên trong.

Phần còn lại chính là phần thân – phần nhô lên da đầu mà bạn có thể nhìn thấy được. Đây được coi là phần “chết” của tóc vì không có sự trao đổi hóa sinh. Khi cắt tóc sẽ không thấy đau và khi khô xơ sẽ không thể tự phục hồi.

tóc rụng không thấy chân tóc

Xem thêm: Ăn gì để tóc không rụng? Những thực phẩm nên bổ sung cho mái tóc chắc khỏe ngăn ngừa rụng tóc

II. Tại sao tóc rụng không thấy chân tóc? 

Rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu rụng tóc quá nhiều mà lại không thấy chân tóc sẽ để lại những sợi tóc ngắn “lởm chởm” trên đầu gây mất thẩm mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc phải tình trạng này:

  1. Ảnh hưởng của môi trường sống

Khói bụi, hóa chất, chất thải độc hại hay nguồn nước bị ô nhiễm, nhiễm phèn…là những yếu tố khiến cho mái tóc của bạn trở nên yếu hơn, tóc rụng nhưng không thấy chân.

  1. Chân tóc yếu

Có thể do di truyền, tóc nhạy cảm nên dễ gãy rụng hơn. Nhiều khi bạn chỉ cần đưa tay lên vuốt nhẹ cũng có thể thấy sợi tóc bám vào kẽ tay.

  1. Tạo quá nhiều áp lực cho tóc

Do việc sấy tóc ở nhiệt độ cao, hóa chất nhuộm tóc hay các thiết bị tạo kiểu,… khiến nang tóc bị tổn thương, các sợi tóc giòn, tóc rụng không thấy chân tóc.

  1. Thay đổi nội tiết tố

Khi lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn có thể khiến cho các nang tóc phát triển không tốt khiến chúng dễ bị đứt gãy phần thân.

  1. Thiếu hụt dưỡng chất 

Một số vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12, E, C,…rất cần thiết cho sự phát triển của mái tóc, giúp mái tóc của bạn mềm mượt, chắc khỏe hơn. Khi các nang tóc không được cung cấp đủ các dưỡng chất sẽ ức chế sự phát triển dẫn đến tình trạng tóc rụng không thấy chân tóc.

  1. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Khi đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý như tiểu đường, ung thư hay huyết áp cao,…có thể gặp những tác dụng không mong muốn, trong đó có tóc rụng không thấy chân tóc.

  1. Chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh

Thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, thực phẩm không rõ nguồn gốc hay chế độ sinh hoạt không điều độ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn khiến tóc bạn gãy rụng.

tóc rụng không thấy chân tóc

III. Khắc phục tóc rụng không thấy chân tóc bằng cách nào?

Tóc rụng không thấy chân tóc thường xuyên không chỉ khiến bạn cảm thấy mất tự tin vì ngoại hình bị ảnh hưởng mà chất lượng cuộc sống cũng suy giảm. Vì vậy, tìm ra các biện pháp giúp khắc phục tình trạng này là rất quan trọng, bạn có thể tham khảo những biện pháp sau:

  1. Chăm sóc tóc đúng cách

Gội đầu quá thường xuyên có thể làm mất đi lượng dầu tự nhiên trên da đầu. Còn gội với tần suất ít lại khiến da đầu đổ nhiều dầu, bám nhiều bụi bẩn, lỗ chân lông bị bít tắc ngăn cản sự phát triển của tóc. Do vậy, tần số gội đầu hợp lý cũng là yếu tố giúp nang tóc khỏe mạnh và giảm gãy rụng nhiều hơn.

  • Nên gội 2 – 3 lần / tuần, điều này có thể phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và bạn thuộc kiểu da đầu khô hay da dầu.
  • Khi gội, không nên cào gãi mạnh khiến da đầu bị tổn thương. Chỉ nên nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay  massage giúp tăng tuần hoàn máu dưới da đầu.
  • Ưu tiên lựa chọn dầu gội có thành phần thiên nhiên an toàn lành tính, độ tẩy thấp và hạn chế hương liệu.
  • Sau khi gội dùng khăn mềm để thấm bớt nước và để tóc khô tự nhiên, không nên chải đầu khi tóc còn ướt vì lúc này là lúc tóc yếu nhất. Hạn chế sử dụng máy sấy, nếu có sử dụng thì nên để bật ở chế độ mát hay nhỏ nhất.
  • Không gội đầu vào đêm muộn và để tóc còn ướt khi đi ngủ do rất dễ bị nấm da đầu.
  1. Hạn chế thay đổi kiểu tóc 

Lạm dụng hóa chất hay các thiết bị tạo kiểu sẽ khiến nang tóc dễ bị tổn thương hơn. Bởi, nhiệt độ quá nóng sẽ khiến lớp keratin bao bọc xung quanh nang tóc dần bị mất đi, không còn lớp màng bảo vệ nên dễ bị tổn thương và gãy rụng nhiều hơn. Do vậy, hạn chế nhuộm tóc hay tạo kiểu cũng chính là cách giúp hạn chế tình trạng rụng tóc không thấy chân tóc.

Tần suất hợp lý để bạn có thể thay đổi kiểu tóc là 1 – 2 lần / năm. Khoảng cách giữa 2 lần làm tóc liên tiếp càng xa càng tốt để tóc có thời gian phục hồi tốt hơn.

tóc rụng không thấy chân tóc

  1. Giải tỏa căng thẳng

Hãy tự tạo cho mình những thói quen tốt như ngủ đủ giấc, ngủ sâu, hạn chế stress bằng các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí…Điều này không chỉ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần thoải mái mà còn ngăn ngừa tình trạng tóc rụng không thấy chân tóc hiệu quả.

  1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể:

  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả như cải xanh, bí đao, cà rốt,…hay một số loại trái cây như cam, quýt,…Bởi chúng có chứa nhiều thành phần Beta – caroten. Khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A cần thiết cho sự phát triển của tóc.
  • Bổ sung các thực phẩm như cá, thịt, sữa chua, sữa đậu nành do khi lượng protein bổ sung vào cơ thể quá ít cũng làm chậm quá trình phát triển của tóc.
  • Tăng cường nhiều vitamin B5 và vitamin H (Biotin) thông qua các thực phẩm như thận, gan, lòng đỏ trứng,…
  • Nên ăn những thực phẩm giàu omega 3 – thành phần trực tiếp cấu tạo nên cấu trúc của tóc. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, dầu olive, dầu gấc, lòng đỏ trứng,…
  • Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,…

Tình trạng tóc rụng không thấy chân tóc nếu để lâu có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng và mất dần sự tự tin. Thậm chí, tóc rụng quá 6 tháng mà không thấy tóc mọc lại chứng tỏ nang tóc đã bị teo nhỏ và biến mất. Lúc này vùng tóc rụng nhiều đã lộ rõ các mảng hói thì bạn cần can thiệp công nghệ cao như cấy tóc tự thân để tái phân bổ lại mật độ tóc sao cho đồng đều, che phủ vùng hói thiếu thẩm mỹ.

Cơ chế của phương pháp này là lấy những nang tóc của bạn để cấy vào khu vực tóc bị rụng nhiều, thưa hói. Những nang tóc sau khi cấy sẽ nhanh chóng tương thích với cơ địa và phát triển như những sợi tóc thông thường. 

Ưu điểm của phương pháp cấy tóc này là hiệu quả cao, tỷ lệ tóc sống sót trên da đầu hơn 95%, không gây đau đớn, không chảy máu cho người bệnh, hạn chế tối đa xâm lấn, không cần nghỉ dưỡng, không tác dụng phụ. Chỉ sau 2-3 tháng tóc đã sinh trưởng đồng đều, che phủ dần vùng thưa tóc.

Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân trị hói đầu ở nữ giới tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/

Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ quan tâm và chăm sóc mái tóc của mình nhiều hơn đồng thời có những cách chăm sóc tóc đúng cách nhằm hạn chế tình trạng tóc rụng không thấy chân tóc hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về công nghệ cấy tóc tự thân hoặc đặt lịch khám, điều trị nhanh nhất bạn có thể liên hệ với Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế theo số hotline: 024.3219.1111. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia luôn sẵn sàng tư vấn Miễn phí.

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm chữa rụng tóc từng mảng hiệu quả