Tóc rụng nhiều do đâu và cần làm gì để tóc mọc lại chắc khỏe?

Đối với người Việt, họ rất coi trọng mái tóc vì đây là cái gốc để đánh giá con người qua cái nhìn đầu tiên. Bởi vậy, khi tóc rụng nhiều đã khiến không ít người phải khổ sở, mất ăn mất ngủ. Vậy làm thế nào để ứng phó với tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây!

I. Nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều

Rụng tóc sinh lý vốn là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Trên da đầu mỗi người có khoảng 100.000 – 200.000 sợi tóc và trung bình có khoảng 30 – dưới 100 sợi tóc bị rụng mỗi ngày. Tóc sẽ rụng theo chu kỳ (vòng đời), tóc mọc lên, dài ra và già yếu, gãy rụng, tóc mới sẽ mọc lên thay thế.

Tuy nhiên khi tóc rụng nhiều bất thường, mỗi ngày có thể trên 100 sợi thì bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều trị hiệu quả. Việc tóc rụng nhiều có thể do 1 số lý do dưới đây:

1. Di truyền

Rụng tóc nhiều do yếu tố di truyền thường tiến triển sớm từ 20 – 30 tuổi và ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn. Điều này có nghĩa khi cha bị hói đầu thì con trai sẽ thừa hưởng di truyền đó. Và không may do chứng hói đầu là tính trạng trội nên người con trai sẽ bị rụng tóc với các mức độ khác nhau. Tóc rụng tập trung ở 2 bên thái dương dần dần tạo thành hình chữ M, chữ U hoặc chữ O.

2. Rối loạn nội tiết tố

Tình trạng tóc rụng nhiều thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh hoặc thay đổi thuốc tránh thai. Bởi hormone nội tiết nữ lúc này bị mất cân bằng khiến cho khả năng bảo vệ nang tóc suy giảm và gây rụng tóc.

Còn nguyên nhân dẫn đến tóc rụng nhiều phổ biến ở nam chính là rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, mà chính xác là do dư thừa của hormone DHT (Dihydrotestosterone). DHT được chuyển đổi từ hormone testosterone và khi chúng dư thừa sẽ có tác động ngược vào nang tóc, làm chúng co lại khiến cho lớp màng bảo vệ trên da đầu dày hơn.

Đồng thời quá trình truyền máu đến mao mạch bị chậm lại khiến tóc không tiếp nhận đủ dưỡng chất. Tóc dần trở nên mảnh yếu và dễ rụng. Thậm chí, bị dư thừa DHT quá nhiều có thể khiến nang tóc không thể kích thích mọc tóc mới. Tình trạng rối loạn nội tiết ở nam giới thường gặp ở những đối tượng như quá mạnh hoặc yếu sinh lý hay mãn dục.

3. Thiếu hụt dinh dưỡng

Với những người “chạy theo” những đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh và đồ uống có gas, nhiều đường. Hay ăn không đúng giờ, giảm cân sai cách, kiêng khem quá mức,… có thể dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt là những dưỡng chất quan trọng cho mái tóc như vitamin A, C, E, D, kẽm, sắt, biotin, đạm….

4. Stress

Đã có nhiều trường hợp (cả nam giới và nữ giới) thấy tóc rụng nhiều bất thường khi lo âu, suy nghĩ, căng thẳng, bị áp lực công việc kéo dài. Lý do là bởi stress khiến hệ thần kinh bị căng thẳng, vòng tuần hoàn máu lên não bộ và da đầu bị giảm đi khiến cho nang tóc nhận được ít dưỡng chất. Lâu dần khiến chân tóc bị yếu và bị gãy rụng.

Chưa kể, căng thẳng còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn khác trong cơ thể. Làm hệ miễn dịch suy giảm và khiến cho chu kỳ phát triển của các nang tóc bị rút ngắn. 

5. Chăm sóc tóc chưa đúng cách

  • Việc lạm dụng tạo kiểu như làm xoăn, uốn lọn, duỗi thẳng, dập xù chân tóc, tẩy tóc, nhuộm tóc… khiến tóc thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất, nhiệt độ cao nên tóc bị khô xơ yếu, tổn thương và dễ gãy rụng.
  • Buộc tóc quá chặt, búi tóc, buộc tóc đuôi ngựa,… cũng khiến chân tóc bị kéo căng và dễ rụng tóc.
  • Sấy tóc ở nhiệt độ cao làm tóc thiếu độ ẩm, dễ bị xơ yếu.
  • Thường xuyên đi nắng không che chắn, để tóc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp khiến tóc hư tổn.
  • Dùng dầu gội có tính tẩy rửa quá mạnh làm mất đi độ ẩm và lượng dầu tự nhiên trên tóc.
  • Gội đầu quá nhiều hoặc quá ít, chải tóc ngay khi tóc còn ướt, dùng quá nhiều gel tạo kiểu hoặc xà phòng khô…  

Tất cả sai lầm này đều có thể khiến chân tóc và da đầu bị tổn thương, làm tóc rụng nhièu hơn bình thường.

6. Tác dụng phụ của thuốc‏

Một số loại thuốc và chất bổ sung như thuốc chữa bệnh gout, vitamin A liều cao, điều trị bệnh ung thư, thuốc làm loãng máu, thuốc chẹn beta-adrenergic dùng để kiểm soát huyết áp và thuốc tránh thai… có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc. Vì vậy, nếu bạn đang dùng một loại thuốc nào đó và gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều thì nên trao đổi với bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.

7. Bệnh lý

  • Các bệnh lý về da đầu như nấm ngứa, viêm chân tóc, viêm da tiết bã, vảy nến, á sừng, hắc lào, chốc lở,…. đầu có thể khiến tóc bị hư tổn. Nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm, những căn bệnh này sẽ trực tiếp hủy hoại chân tóc, làm tóc rụng mất kiểm soát.
  • Các bệnh lý cơ thể: bệnh lupus ban đỏ, bệnh lý tự miễn, đái tháo đường, huyết áp,  tuyến giáp (cường giáp hay suy giáp), buồng trứng đa nang, đang điều trị hóa trị/ xạ trị ung thư cũng có nguy cơ bị rụng tóc.

Rụng tóc nhiều: Khi nào là bệnh? | Vinmec

II. Điều trị tóc rụng nhiều như thế nào?

1. Sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên

Các phương pháp dân gian từ tự nhiên được nhiều người lựa chọn vì nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Ví dụ như: massage chân tóc bằng tinh dầu, thoa nha đam lên tóc, làm hỗn hợp bột rễ cây cam thảo và sữa tươi ủ tóc, thoa nước cốt hành tây, ủ tóc bằng nước cốt tỏi, gội đầu bằng bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu, làm mặt nạ tóc từ trái cây,… 

Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những người rụng tóc số lượng ít, mới rụng và phải kiên trì thực hiện dài lâu, mất nhiều thời gian, công sức.

2. Dùng thuốc

Sau khi thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Chẳng hạn như: Minoxidil, Finasteride, Spironolactone, Cimetidine (Tagamet), Anthralin,… Lưu ý, những loại thuốc này đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên bạn không nên tự ý sử dụng mà cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

3. Thay đổi thói quen sống lành mạnh và chăm sóc tóc đúng cách

Thay đổi những thói quen gây hại cho tóc là điều quan trọng giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng tóc rụng nhiều.

  • Thay vì cột tóc quá chặt hãy để tóc xõa tự nhiên.
  • Hạn chế dùng máy sấy nhiệt độ cao và hóa chất nhuộm, duỗi, ép tóc…
  • Tránh dùng nhiều gel tạo kiểu, dầu gội khô…
  • Gội đầu 2-3 lần/tuần bằng loại dầu gội, dầu xả phù hợp với da đầu và tóc.
  • Bảo vệ tóc cẩn thận bằng cách dùng xịt chống nắng chuyên dụng cho tóc, đội mũ, che ô, trùm khăn,… để tránh tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất : sắt, kẽm và omega-3 (thịt bò, heo, cá thu, thịt gia cầm, cá mòi, hải sản, cá hồi…), sản phẩm từ sữa cung cấp canxi, vitamin D, A, B và protein, ngũ cốc nguyên cám giàu hàm lượng vitamin B12 và B6 cao, cùng với axit pantothenic, niacin và axit folic, các loại rau xanh và trái cây tươi cung cấp cho cơ thể vitamin C cùng các khoáng chất như sắt, beta carotene, axit folic.
  • Tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng, nhiều đường, hạn chế rượu bia, thuốc lá,…
  • Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu, đưa nhiều chất dinh dưỡng và oxy đến da đầu, tăng độ chắc chắn cho chân tóc, giúp giảm rụng tóc.
  • Nghe nhạc, giải trí, đi xem phim, cắm trại, đi du lịch, đi bơi, ngồi thiền, yoga,… để kiểm soát căng thẳng. 
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc (7-9 tiếng/ngày)
  • Đối với các trường hợp bệnh lý, cần điều trị hiệu quả bệnh nền mới có thể cải thiện được tình trạng tóc rụng nhiều.

Xem thêm: Cấy tóc vùng trán bao nhiêu tiền? Gồm những khoản phí nào?

4. Cách trị tóc rụng nhiều hiệu quả nhất

Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng không chuyển biến thì tốt nhất, bạn nên tới Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để bác sĩ xác định chính xác nguồn gốc gây rụng tóc, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Không nên tự ý mua sản phẩm chữa rụng tóc không rõ nguồn gốc, chất lượng chưa được kiểm chứng sẽ khiến tình trạng rụng tóc càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đến với phòng khám, bạn sẽ được bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và tiến hành test nang tóc và phân tích tình trạng tóc, da đầu. Tùy vào tình trạng thực tế và điều kiện tài chính của khách hàng mà bác sĩ sẽ chỉ định trị liệu bằng laser hay cấy tóc tự thân. 

  • Laser: Liệu pháp này có tác dụng kích thích lưu thông máu đến da đầu, phục hồi chu trình phát triển của tóc, tạo môi trường thuận lợi để tóc sinh trưởng, ngăn rụng và nuôi dưỡng nang tóc chắc khỏe.
  • Cấy tóc tự thân: Bản chất của thủ thuật này là phân bố lại vị trí tóc trên da đầu. Nghĩa là bác sĩ di chuyển nang tóc khỏe mạnh từ vị trí này sang vị trí khác. Thông thường, bác sĩ sẽ chuyển tóc từ phía sau hoặc hai bên đầu đến phía trước hoặc đỉnh đầu. Do sử dụng chính nang tóc của cơ thể nên độ tương thích cao. Chỉ sau 6 – 9 tháng, vùng tóc rụng nhiều sẽ được bao phủ, tóc mọc cứng cáp, đúng hướng, cấu trúc như sợi tóc vốn có, không bị rụng lại.

Xem thêm: CẤY TÓC TỰ THÂN – TOP 1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HÓI | Hair transplant

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm tình trạng tóc rụng nhiều. Để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí, bạn có thể liên hệ qua hotline 0243 219 1111 hoặc đến trực tiếp Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế nhé!