Top 7+ Cách điều trị rụng lông vùng kín ở nữ giới

Nhiều chị em gặp phải tình trạng rụng lông vùng kín hoặc không mọc lông vùng kín băn khoăn và lo lắng không biết chúng có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào?… Để có được câu trả lời và gợi ý điều trị hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!

I. Rụng lông vùng kín ở nữ giới do đâu

Lông vùng kín là phần lông quan trọng trên cơ thể, giúp bảo vệ bộ phận sinh dục của chúng ta khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài, ma sát khi di chuyển hoặc quan hệ tình dục. Đồng thời chúng cũng tiết ra một loại Pheromone khiến chị em trở nên quyến rũ hơn trong mắt “bạn tình” khi cả hai thân mật.

Phần lông này khi rụng nhiều một cách bất thường có thể do tác nhân từ bên ngoài hoặc dấu hiệu cảnh báo thay đổi trong sức khỏe của chị em. Cụ thể:

– Rụng lông vùng kín do vấn đề nội tiết: khi dậy thì, mang thai, sinh con, trong kỳ kinh nguyệt… thì hệ thống nội tiết trong cơ thể của chị em sẽ bị xáo trộn khiến lông vùng kín bị rụng.

– Lông vùng kín rụng là dấu hiệu báo trước bệnh lý: một vài bệnh lý như rối loạn tuyến yên, béo phì, buồng trứng đa nang… cũng là nguyên nhân khiến vùng kín của nữ giới bị rụng lông. Các dấu hiệu kèm theo có thể là mệt mỏi, chán ăn, hay cáu gắt…

– Bị rụng lông tại vùng kín do tác dụng phụ của thuốc: một vài loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ khiến lông trên cơ thể rụng nhiều. Có thể kể đến như: thuốc điều trị ung thư, thuốc trị chứng loạn thần, thuốc trị các bệnh xương khớp….

– Rụng lông mu do rối loạn trao đổi chất: cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, kém hấp thu dưỡng chất hoặc bị suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây rụng lông tại vùng kín. Các nang lông không được cung cấp dưỡng chất và oxy từ máu sẽ ngày càng suy yếu và khó phát triển.

– Nấm vùng kín: vùng kín của nữ giới thường xuyên phải đối mặt với vi khuẩn, nấm xâm nhập. Nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho chúng sinh sôi và phát triển, gây ngứa, viêm âm đạo và rụng lông tại vùng kín.

– Di truyền: nhiều chị em bẩm sinh có ít lông mu hoặc không có lông mu, tình trạng này là di truyền và chỉ có thể điều trị hiệu quả bằng cấy tóc tự thân

Xem thêm : Tác dụng của lông mu

II. 7 Cách điều trị rụng lông vùng kín ở nữ giới

Để điều trị rụng lông vùng kín ở nữ giới điều quan trọng nhất là chẩn đoán đúng nguyên nhân khiến lông bị rụng. Sau khi điều trị thành công nguyên nhân sẽ sử dụng các biện pháp chăm sóc để kích thích mọc lông mu trở lại.

Dưới đây là 7 cách điều trị rụng lông vùng kín ở nữ giới mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất:

1. Cải thiện lối sống và chế độ dinh dưỡng

Đây là biện pháp trị rụng lông vùng kín ở nữ giới đơn giản và dễ thực hiện nhất. Thông qua thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng giúp cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể, cải thiện dưỡng chất và oxy nuôi dưỡng các tế bào nang lông. Từ đó khiến lông vùng kín suôn mượt, khỏe mạnh và không dễ rụng.

Dưới đây là một vài lời khuyên về lối sống và chế độ dinh dưỡng tốt cho lông tóc mà bạn có thể tham khảo:

– Ngủ đủ giấc: Nên ngủ trước 23:00 để các cơ quan bên trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Mỗi ngày nên ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng để năng lượng được khôi phục và tinh thần thoải mái

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng : Tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein (thịt, cá, trứng, sữa) và vitamin (rau xanh, hoa quả, trái cây…). Bên cạnh đó là các loại vi khoáng chất như sắt, kẽm…

– Giảm thiểu stress: Học cách sắp xếp và quản lý thời gian để tránh bị áp lực nhiều từ công việc, cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.

Các bài tập như yoga, đi bộ, thiền… cũng là những bài tập có tác dụng tích cực trong việc giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần, giúp trị liệu rụng lông vùng kín, rụng tóc do stress rất hiệu quả.

– Uống đủ nước : Mỗi ngày nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước để đảm bảo cung cấp độ ẩm đầy đủ cho lông trên cơ thể, đặc biệt là lông vùng kín.

Nếu bạn thường xuyên tập thể dục hoặc đổ nhiều mồ hôi, nên uống thêm từ 0,5ml – 1 lít nước để đảm bảo không bị mất nước.

– Tập thể dục đều đặn : Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe, sức đề kháng, khả năng trao đổi chất và ổn định nồng độ nội tiết tố bên trong cơ thể. Có thể thực hiện các bài tập đơn giản, không quá nặng sức như yoga, đi bộ, đạp xe…

– Từ bỏ các thói quen gây hại cho nang lông : Thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích… là những thói quen nên loại bỏ vì chúng gây hại cho nang lông khiến bạn bị rụng tóc, rụng lông vùng kín.

2. Điều trị rụng lông vùng kín ở nữ bằng dầu oliu

Dầu oliu có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da rất tốt, có thể phục hồi và nuôi dưỡng lông mu mạnh khỏe và dài đẹp.

Mỗi ngày bạn hãy thoa đều đặn một lượng nhỏ dầu dừa nguyên chất lên vùng lông mu để cung cấp độ ẩm cho nang lông, kích thích mọc lông khỏe mạnh. Khi bôi nên ủ trong khoảng 20 – 30p trước khi rửa sạch lại bằng nước ấm để tránh gây khó chịu, bết dính tại vùng kín.

3. Vệ sinh đúng cách cho lông vùng kín

Lông vùng kín thường xuyên phải tiếp xúc với chất thải, nước tiểu, bụi bẩn… nếu không vệ sinh hợp lý sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Do đó, hàng ngày chị em nên chú ý vệ sinh kỹ càng vùng kín bằng dung dịch vệ sinh vụ nữ chuyên dụng, có tính tẩy rửa nhẹ.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên lưu ý chỉ nên sử dụng quần lót rộng rãi, thoáng mát và khô ráo. Sau mỗi lần sử dụng nên giặt sạch quần lót và phơi khô dưới ánh sáng mặt trời để đảm bảo an toàn.

4. Thăm khám với bác sĩ khi cần thiết

Bạn nên đi khám khi có các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể… đi kèm với rụng lông vùng kín ở nữ giới. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm gây rụng tóc.

5. Dùng Gel nha đam tươi để điều trị rụng lông vùng kín

Gel nha đam có tính dịu nhẹ giúp làm sạch da và lông vùng kín, đồng thời cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng và kích thích mọc lông mu hiệu quả. Bạn có thể trộn phần gel nha đam với dầu dừa để tạo thành “mặt nạ” cho lông vùng kín mỗi tối. Sau khi đắp mặt nạ, cần lưu ý rửa sạch vùng lông mu bằng nước ấm và lau khô để tránh phần dung dịch còn sót lại gây ngứa và khó chịu.

6. Kích thích mọc lông vùng kín, trị rụng lông bằng lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà chứa rất nhiều vitamin B7 (biotin) có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào ở lông vùng kín. Đều đặn bôi hỗn hợp lòng đủ trứng gà mật ong lên lông vùng kín trong 1 – 2 tháng là sẽ thấy hiệu quả.

7. Cấy lông mu tự thân

Các phương pháp điều trị rụng lông mu ở vùng kín nữ giới phía trên tuy dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả không cao. Hơn nữa, với chị em bị rụng lông mu nhiều, bẩm sinh không có lông mu thì sẽ không mang lại hiệu quả.

Thay vào đó, chị em có thể lựa chọn cấy lông mu tự thân để khắc phục tình trạng thưa lông vùng kín, rụng lông vùng kín nhiều của bản thân. Đây là phương pháp thẩm mỹ hiện đại, sử dụng chính nang tóc tự thân của khách hàng để cấy lên vùng cần mọc lông. Ưu điểm của cấy lông mu tự thân là tỷ lệ tương thích cao, không đào thải, vô cùng an toàn và kéo dài vĩnh viễn.

Như vậy, chỉ cần thực hiện thủ thuật 1 lần là chị em có thể điều trị thành công hoàn toàn chứng “vô mao” ở bản thân. Đồng thời, sở hữu vùng lông mu dài đẹp, chắc khỏe và có hình dáng như ý. Lông vùng kín được cấy sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát triển hệt như thật, chị em có thể thoải mái cắt tỉa, tạo dáng tùy thích.

Để thực hiện thủ thuật thành công và an toàn đớn hay biến chứng viêm nhiễm bạn nên đến Phòng khám cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Một địa chỉ chuyên về kỹ thuật cấy ghép lông tóc tự thân, có uy tín và chất lượng hàng đầu trên cả nước, được chính Sở Y tế kiểm tra và cấp phép hoạt động.

Nơi đây không chỉ là đơn vị chất lượng bậc nhất trên cả nước, mà còn thực hiện cam kết hiệu quả điều trị. Đảm bảo mọi khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở đều hài lòng về kết quả cuối cùng.

Tham khảo : Chi phí cấy lông mu là bao nhiêu?

Hy vọng với 7 cách điều trị rụng lông vùng kín ở nữ giới trên đây bạn đã lựa chọn được phương pháp phù hợp cho bản thân. Chúc chị em thành công và sở hữu diện mạo như mong muốn!