PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Sẹo do tai nạn, chấn thương, bỏng hay phẫu thuật không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, tự ti. Đặc biệt, khi bị sẹo ở vùng đầu càng khiến khổ chủ mặc cảm, ngại giao tiếp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vết sẹo trên đầu có mọc tóc được không để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả, giúp bạn lấy lại sự tự tin và diện mạo hoàn hảo.
Sẹo là một phần không thể thiếu trong cơ chế sửa chữa và hồi phục tự nhiên của cơ thể khi làn da bị tổn thương. Hiểu một cách đơn giản, sẹo chính là vết tích còn lại trên da sau khi một vết thương đã lành. Nếu tổn thương chỉ xảy ra ở lớp biểu bì – lớp ngoài cùng của da – thì có thể để lại sẹo hoặc không. Tuy nhiên, khi tổn thương đến lớp hạ bì – lớp sâu hơn của da thì hầu hết các trường hợp đều để lại sẹo.
Nguyên nhân gây ra sẹo rất đa dạng, từ tai nạn, phẫu thuật, bỏng cho đến những vấn đề da liễu như mụn trứng cá. Sẹo có thể chỉ là một vết mờ nhỏ trên da, nhưng cũng có trường hợp chúng phát triển thành mô sẹo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
Bên cạnh sự thay đổi về màu sắc, sẹo còn dẫn đến biến đổi cấu trúc các lớp da, làm mất đi sự mịn màng và đồng đều vốn có. Dù hầu hết các vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian, nhưng chúng không bao giờ biến mất hoàn toàn, trừ khi bạn có can thiệp các phương pháp thẩm mỹ hiện đại.
Xem thêm : Mất nang tóc có phục hồi lại được không ?
Vết sẹo trên đầu có mọc tóc được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại sẹo và phương pháp điều trị.
Dưới đây là một số loại sẹo phổ biến trên da nói chung và da đầu nói riêng.
– Vết sẹo bình thường: Vết thương nhỏ như vết cắt để lại một đường lằn mảnh, gồ lên sau khi lành. Chúng thường không đau, nhưng có thể xuất hiện tình trạng ngứa trong một vài ngày hoặc vài tháng. Vết sẹo này sẽ mờ và phẳng dần theo thời gian (có thể mất đến 2 năm). Mặc dù không biến mất hoàn toàn, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cấu trúc da đầu và sự tồn tại của các sợi tóc.
– Sẹo lồi: Sẹo lồi xảy ra khi quá trình sản xuất collagen tại vị trí vết thương diễn ra quá mức, dẫn đến sự phát triển mô dày đặc, nhô cao trên bề mặt da. Bề mặt sẹo nhẵn, màu hồng hoặc đỏ, phần chân sẹo thường có màu sẫm hơn. Sẹo lồi thường gây ngứa hoặc đau, tạo áp lực lên nang tóc, làm giảm khả năng mọc tóc. Thậm chí khiến tóc không thể phát triển ở vùng da bị sẹo.
– Sẹo phì đại: Sẹo phì đại là kết quả của việc sản xuất dư thừa collagen tương tự như sẹo lồi. Nhưng khác biệt là chúng không vượt ra ngoài ranh giới vết thương ban đầu. Khả năng mọc tóc phụ thuộc vào mức độ tổn thương nang tóc tại vùng da bị sẹo.
– Sẹo rỗ hoặc sẹo lõm: Hình thành khi các mô hỗ trợ dưới da như mỡ và cơ bị mất đi, tạo nên những vùng lõm sâu trên da. Tình trạng này thường liên quan đến các bệnh lý như mụn trứng cá, thủy đậu hoặc những chấn thương làm mất lớp mỡ dưới da. Nang tóc ở vùng da sẹo rỗ thường bị tổn thương hoặc mất hoàn toàn, khiến tóc khó mọc trở lại.
– Sẹo co rút: Xuất hiện sau những vết thương nghiêm trọng như bỏng hoặc tổn thương sâu. Nó gây tổn thương nghiêm trọng đến nang tóc và dây thần kinh, làm tóc không thể mọc trở lại.
Đối với sẹo ở trên đầu, thay vì tìm cách xóa sẹo để cải thiện tính thẩm mỹ thì điều khiến mọi người lo lắng đó là vết sẹo trên đầu có mọc tóc được không? Theo các chuyên gia cho biết, tóc chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi có máu lưu thông đến vùng da đầu và các nang tóc.
Trong khi đó, mô sẹo lại hoàn toàn khác với mô da bình thường, dày, cứng với lớp xơ ít đàn hồi. Tại vùng da này, chỉ có một số hoặc thậm chí là không có sự lưu thông của mạch máu.
Khi sẹo hình thành, nang tóc không thể phát triển trở lại bởi sự chèn ép của các sợi mô dày collagen (được sinh ra để bảo vệ cấu trúc da bên dưới). Bên cạnh đó, với những vết thương mất mô rộng vùng sẹo sẽ không còn nang tóc và tuyến bã và tóc không thể mọc lại một cách tự nhiên.
Nang tóc không có nên không có loại thuốc mọc tóc nào phát huy hiệu quả. Đối với những vết sẹo nhỏ, bạn chỉ cần thay đổi kiểu tóc là có thể che giấu được sự hiện diện của chúng. Nhưng đối với những vùng sẹo lớn giải pháp duy nhất có thể giúp tóc mọc lại chính là cấy tóc tự thân.
Hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ thẩm mỹ để tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả, giúp lấy lại sự tự tin và vẻ đẹp vốn có của mái tóc.
Cấy tóc trên sẹo là thủ thuật đưa các nang tóc riêng lẻ vào vùng da đầu bị sẹo cần điều trị – nơi các nang tóc bị phá hủy và không có khả năng tái tạo. Các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng tiến hành lấy nang tóc phía sau đầu và tạo các lỗ hở trong mô sẹo rồi cấy nang tóc vào vị trí đó. Nang tóc sau khi cấy được tiếp xúc với các mạch máu lân cận sẽ hấp thu dưỡng chất, bắt đầu bám rễ, phát triển và mọc lên trên vết sẹo.
Trước đó, đối với những mô sẹo lồi và có độ dày lớn, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng tiêm corticosteroid để làm phẳng và mỏng bề mặt sẹo. Từ đó giúp tóc mọc lên tự nhiên và thẩm mỹ hơn.
Quy trình cấy tóc trên sẹo chuẩn y khoa được giám sát và thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, gồm các bước sau:
– Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra nang tóc, tình trạng lưu thông máu ở vùng da đầu bị sẹo. Chẩn đoán tình trạng và tư vấn phác đồ, kỹ thuật và số lượng nang tóc cần cấy.
– Bước 2: Cắt ngắn phần tóc sau gáy, làm sạch da đầu, sát khuẩn, gây tê vùng lấy tóc. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng lấy những nang tóc khỏe mạnh và bảo quản chúng trong môi trường chuyên biệt
– Bước 3: Gây tê vùng sẹo, tạo lỗ và đưa từng nang tóc được chiết xuất trước đó vào. Thao tác này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi vùng da được lấp đầy.
– Bước 4: Vệ sinh lại vùng da sẹo sau khi cấy tóc, hướng dẫn cách chăm sóc, hẹn lịch tái khám định kỳ.
Vết sẹo trên đầu có mọc tóc được không? Đương nhiên là có nếu bạn điều trị bằng kỹ thuật cấy ghép tóc tự thân. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật mà phương pháp này mang lại:
– Che lấp đi vết sẹo xấu trên tóc: Do sử dụng nang tóc của chính khách hàng để cấy vào vùng da cần điều trị nên độ tương thích cao, tỷ lệ nang tóc sống đạt khoảng 90%. Sau 3 – 6 tháng, tóc bắt đầu mọc ổn định, che lấp đi vùng da sẹo kém thẩm mỹ.
– Không tốn nhiều thời gian nghỉ dưỡng: Quy trình cấy tóc trên sẹo diễn ra khoảng 3 – 5 tiếng. Sau thủ thuật chỉ cần nghỉ ngơi 30 phút là có thể ra về chăm sóc tại nhà. Hôm sau có thể làm việc, sinh hoạt bình thường mà không cần thời gian nghỉ dưỡng quá lâu. Tuy nhiên, cần lưu ý tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
– An toàn, không đau, không xâm lấn: Trước khi tiến hành, khách hàng sẽ được gây tê cục bộ ở vùng lấy nang và vùng da cần điều trị nên hạn chế tối đa đau đớn. Bên cạnh đó, thiết bị mà bác sĩ sử dụng có đường kính siêu vi nên hạn chế tối đa tổn thương, xâm lấn.
Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cấy tóc trên sẹo tại Việt Nam. Đến đây khách hàng sẽ không cần phải lo lắng liệu vết sẹo trên đầu có mọc tóc được không?
Sở hữu cơ sở hạ tầng khang trang, công nghệ hiện đại được chuyển giao từ Hoa Kỳ mang đến giá trị thiết thực cho khách hàng, giúp bạn che giấu vết sẹo chỉ sau 1 lần thực hiện. Ngoài ra, phòng khám có đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tâm, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ khách hàng trước – trong – sau dịch vụ.
Tham khảo : Chi phí cấy tóc trên sẹo là bao nhiêu?
Hi vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết vết sẹo trên đầu có mọc tóc được không và tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị sẹo da đầu tối ưu nhất, bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243.219.1111 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.