Vuốt tóc nhiều bị hói khiến đấng mày râu hối hận và cuống cuồng tìm cách cứu chữa mái tóc

Vuốt tóc nhiều bị hói bởi vì thói quen dùng lực tác động chà sát lên tóc, thậm chí sử dụng hóa chất thường xuyên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được những tác hại của hành động này tới sức khỏe mái tóc. Từ đó chủ động phòng tránh và tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả. 

vuốt tóc nhiều bị hói

I. Vuốt tóc nhiều bị hói không?

Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều, mất tóc hoàn toàn ở 1 số vị trí nhất định. Tạo thành những mảng da đầu trống trơn, nhẵn lì và không thấy chân tóc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hói đầu bao gồm: 

  • Di truyền.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Bỏng hoặc sẹo do vết thương để lại. 
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Bệnh lý da đầu, viêm nhiễm, nấm ngứa không được điều trị dứt điểm.
  • Bệnh lý tự miễn như Lupus ban đỏ.
  • Thói quen nhổ, giật tóc làm hỏng nang tóc vĩnh viễn.
  • Stress, căng thẳng quá mức trong thời gian dài.

Ngoài tra, chăm sóc tóc sai cách cũng khiến tóc rụng quá mức cũng có thể gây hói đầu. Tùy từng nguyên nhân, giới tính, hói đầu có biểu hiện khác nhau:

  • Đối với nữ giới: Hói đầu thường xảy ra ở đường ngôi giữa. Tóc bị rụng nhiều, làm cho kích thước đường ngôi giữa ngày càng rộng.
  • Đối với nam giới: Hói đầu chủ yếu là do di truyền. Thông thường sẽ gồm 3 kiểu hói: Hói kiểu chữ M – tóc rụng tập trung ở 2 bên trán, từ thái dương đi sâu vào trong; Hói kiểu chữ U – tóc rụng hết ở phần trán lan vào đỉnh đầu; Hói kiểu chữ O – tóc rụng ở giữa đỉnh đầu tạo thành hình tròn với kích thước khác nhau.

Vuốt tóc nhiều bị hói không? Câu trả lời là còn tùy vào tần suất bạn thực hiện là bao nhiêu lần. Thực tế, đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng hói đầu. Tuy nhiên, theo thời gian, thói quen này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mái tóc, khiến tóc hư tổn và dễ gãy rụng lâu dần sẽ dẫn đến hói đầu.

vuốt tóc nhiều bị hói

Xem thêm: Cấy tóc tự thân – phương pháp mới chữa hói đầu chỉ sau 1 lần thực hiện

II. Ảnh hưởng của việc vuốt tóc thường xuyên

  1. Gia tăng nguy cơ rụng tóc

Bàn tay hoạt động liên tục và tiếp xúc với vô số đồ vật nên đây chính là “ổ chứa” bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu bạn không vệ sinh tay sạch sẽ mà thường xuyên sờ hoặc vuốt tóc. Bụi bẩn và vi khuẩn từ tay sẽ bám vào tóc cũng như da đầu, gây bít tắc chân tóc. 

Lâu dần, nang tóc không tiếp nhận đủ dinh dưỡng do chân tóc bị tắc nghẽn sẽ chậm phát triển, làm gián đoạn chu kỳ mọc tóc. Hậu quả là khiến tóc rụng nhiều và mọc chậm hơn so với bình thường.

  1. Khiến tóc bị hư tổn

Dùng các ngón tay luồn qua kẽ tóc, vuốt lên hoặc vuốt xuống nhiều lần không gây hói đầu.  Nhưng điều này sẽ tạo ra lực ma sát lên tóc, khiến tóc xơ rối và hư tổn theo thời gian. Hơn nữa, vuốt tóc nhiều còn làm mất đi lớp dầu tự nhiên duy trì độ ẩm trên tóc. Tóc sẽ kém đàn hồi, dễ rụng do tác động vật lý. 

Ngoài ra, nhiều nam giới lo ngại sử dụng gel, wax, pomade hay các sản phẩm định hình vuốt tóc nhiều bị hói. Về bản chất, nhiệm vụ của các loại sản phẩm này là tạo sự kết dính giữa các sợi tóc với nhau. Giúp mái tóc vào nếp và theo 1 form dáng nhất định. 

Tuy nhiên, việc lạm dụng sản phẩm tạo kiểu cũng vô tình làm tổn thương lớp lipid bên ngoài, mất đi lớp ẩm tự nhiên trên tóc khiến tóc khô và xơ xác. Nếu không vệ sinh kỹ, sẽ gây bít tắc chân tóc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Chân tóc sau một thời gian trở nên yếu hơn, các nang tóc không còn đủ sức trụ vững trên da đầu. Vậy nên cứ thế mà rơi rụng không hẹn ngày trở lại.

  1. Dấu hiệu của stress, rối loạn lo âu

Bên cạnh những tác hại ảnh hưởng tới mái tóc, thói quen này còn là dấu hiệu của căng thẳng và chứng rối loạn lo âu. Khi phải đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực hoặc sự lo lắng, những người mắc chứng bệnh này thường vô thức đưa tay lên vuốt tóc.

Đây là vấn đề về tâm lý nghiêm trọng, làm suy giảm cả tinh thần lẫn thể chất của người bệnh. Đặc biệt, căng thẳng, lo âu cũng là nguyên nhân khiến tóc mọc chậm và rụng nhiều. 

  1. Biểu hiện của sự thiếu tự tin

Trong giao tiếp, vuốt tóc có thể là biểu hiện của sự thiếu tự tin. Điều này làm giảm hình ảnh chuyên nghiệp, chỉn chu trong mắt đối tác, khách hàng,… Bạn nên tiết chế hoặc từ bỏ hành động này nếu bạn không muốn bị “mất điểm” trước đối phương.

Như vậy, vấn đề “vuốt tóc nhiều bị hói không” đã được tháo gỡ. Nếu nhận thấy bản thân cũng mắc phải thói quen này, tóc khô xơ, chẻ ngọn hoặc thấy tâm lý có vấn đề bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

vuốt tóc nhiều bị hói

III. Giải pháp hạn chế thói quen vuốt tóc nhiều

Hành động vuốt tóc không dễ từ bỏ nhưng có thể cải thiện khi bạn áp dụng 1 số mẹo dưới đây:

  1. Hãy để đôi tay bận rộn

Để quên đi việc vuốt tóc, bạn hãy giữ cho cả 2 tay luôn bận rộn. Bạn có thể viết, vẽ, chơi nhạc cụ, cầm nắm quả bóng giảm stress… sẽ giúp tâm trí xao nhãng, đánh lạc hướng và giảm tần suất vuốt tóc trong ngày.

  1. Ghi lại nhật ký vuốt tóc

Sử dụng nhật ký để ghi lại số lần vuốt tóc/ngày. Điều này sẽ giúp bạn dễ theo dõi và tìm ra nguyên nhân dẫn tới thói quen vuốt tóc. Từ đó kịp thời trao đổi với bác sĩ để tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời. 

  1. Dùng khăn hoặc mũ

Mẹo này sẽ giúp bạn tạm dừng ngay hành động sờ, chạm hay vuốt tóc mà bản thân đang cố gắng từ bỏ. Trùm khăn hoặc đội mũ lưỡi trai cũng có thể ngăn chặn thói quen kéo tóc, giật tóc trong vô thức.

  1. Thực hiện lối sống tích cực

Quản lý tốt căng thẳng vừa giúp kiểm soát lo âu, áp lực vừa giảm tác hại tới nang tóc. Những liệu pháp như thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc,… hay các hoạt động ngoài trời như cắm trại, đạp xe, leo núi, bơi lội… sẽ rất hữu ích trong việc cân bằng cảm xúc, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực.  

Nếu tình trạng stress ngày càng trầm trọng, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Vì để càng lâu sẽ ảnh hưởng tới thần kinh gây đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ… Lúc này, mức độ tóc rụng sẽ tăng lên, làm tăng nguy cơ rụng tóc từng mảng, hói đầu.  

  1. Giao tiếp nhiều hơn

Việc vuốt tóc nhiều cũng thể hiện sự thiếu tự tin mà bạn đang che giấu. Bạn nên chủ động giao tiếp với đồng nghiệp, bạn bè và những người lần đầu gặp gỡ. Đồng thời, tham gia các lớp đào tạo kỹ năng mềm sẽ giúp bạn tự tin khi trò chuyện, đàm phán, thuyết trình… và biết cách điều khiển đôi tay 1 cách tự nhiên thay vì vuốt tóc. 

Bạn cần thật sự quyết tâm và kiên trì mới có thể “đánh bại” được thói quen xấu này. Nếu gặp khó khăn, hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý – họ sẽ tư vấn cho bạn liệu trình phù hợp.

vuốt tóc nhiều bị hói

IV. Nếu có những dấu hiệu hói đầu phải làm sao?

Ngay khi phát hiện có nhiều biểu hiện hói đầu như tóc rụng nhiều, không mọc lại thì bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín. Từ đó xác định được nguyên nhân và tình trạng hói đầu. 

Điều này sẽ giúp bạn:

  • Tiết kiệm thời gian, tiền bạc chữa trị nhờ việc phát hiện sớm sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Tránh nguy cơ hói đầu lan tỏa: Khi bạn chần chừ không đi khám và khắc phục sẽ khiến tình trạng hói nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu chọn sai cách điều trị có thể dẫn tới tình trạng hói vĩnh viễn. 

Sau khi thăm khám bạn sẽ biết được tình trạng mình đang mắc phải. Tùy mỗi nguyên nhân thì sẽ có phương án điều trị khác nhau. Trong đó, cấy tóc tự thân là giải pháp trị hói đầu hiệu quả nhất, đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận,

Đây là 1 loại hình điều trị vi phẫu trên bề mặt da, thông qua việc lấy những nang tóc khỏe mạnh, có thể sinh trưởng đơn tính ở khu vực tóc sau gáy rồi cấy vào những chỗ bị rụng tóc, thiếu tóc. Tóc mới sau khi cấy sẽ phát triển một cách tự nhiên, đồng đều sau 3 – 6 tháng. Vùng hói sẽ được che phủ bằng lớp tóc dày đẹp, hiệu quả đem lại là vĩnh viễn.

Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân trị hói đầu ở nữ giới tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/

Trên đây là những giải pháp cứu cánh cho tình trạng vuốt tóc nhiều bị hói. Hi vọng bạn sẽ nhanh chóng đẩy lùi được thói quen xấu này và sớm lấy lại mái tóc bồng bềnh, chắc khỏe. 

Để được các bác sĩ của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế thăm khám, tư vấn miễn phí bạn đọc có thể trực tiếp đến 2 cơ sở của Phòng khám tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc để lại số điện thoại, liên hệ qua khung chat trực tuyến hoặc liên hệ qua hotline: 024 3219 1111.

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết: Viên uống L-cystine trị rụng tóc có hiệu quả không?