PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không là lo lắng của nhiều người mỗi khi thấy những sợi lông ở khu vực nhạy cảm rơi rụng. Số lượng lông rụng ở mỗi người cũng có sự khác biệt. Có người rụng nhiều nhưng cũng có người chỉ rụng lơ thơ vài sợi. Để biết nguyên nhân gây ra tình trạng này do đâu và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không bạn hãy đọc bài viết dưới đây ngay nhé.
Lông vùng kín (lông mu) là vùng lông mọc ở gần gò mu phía trên âm hộ ở nữ giới hoặc ở gốc dương vật ở nam giới. Chúng thường có độ cong xoăn tự nhiên. Mật độ lông mu mọc rậm hoặc thưa, màu sắc như nào tùy vào gen và yếu tố hormone của từng cơ thể.
Lông vùng kín bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì khi bạn nữ khoảng 11 – 12 tuổi, bạn nam khoảng 12 – 15 tuổi. Đây là hàng rào bảo vệ bộ phận sinh dục trước những tác nhân gây hại. Đồng thời cũng là đặc điểm chứng tỏ sự trưởng thành về mặt giới tính. Tuy nhiên, không ít trường hợp lông vùng kín mới mọc bị rụng, thậm chí không mọc lại. Vậy nguyên nhân do đâu?
Xem thêm : Tác dụng của lông vùng kín
Thông thường, chu kỳ rụng lông vùng kín là khoảng 6 tháng/lần và rụng khoảng 10 – 20 sợi/ngày. Khi những sợi lông cũ rụng xuống thì những sợi lông mới mọc lên thay thế. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu rụng bất thường trong thời gian dài, các bạn trẻ cần theo dõi vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Vùng kín thường có độ ẩm cao nên nếu không được không vệ sinh sạch sẽ phát sinh nhiều bệnh nam phụ khoa, trong đó có nấm. Đôi là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có hại xâm nhập và sinh sôi, tác động trực tiếp tới lớp lông vùng kín khiến một số lông yếu và rụng đi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm nhiễm vùng kín.
Sự thay đổi hormone androgen (hormone nam liên quan trực tiếp đến sự phát triển của lông) cũng là 1 trong những nguyên nhân gây rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì.
Lông vùng kín hình thành và phát triển nhờ vào việc hấp thu các dinh dưỡng từ máu. Nếu bị rối loạn trao đổi chất trong cơ thể sẽ khiến quá trình luân chuyển bị ảnh hưởng, lông mu không được nhận đủ chất chúng sẽ chậm phát triển, suy yếu dần và rụng đi.
Một số bệnh lý như béo phì, suy giảm chức năng tuyến yên, suy tuyến giáp, hội chứng đa nang buồng trứng cũng là “thủ phạm” gây rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì. Vì thế, khi thấy lông rụng bất thường bạn cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe để phát hiện những bệnh lý nếu có.
Nếu bạn sử dụng 1 số loại thuốc trong thời gian dài cũng gây tác dụng phụ là rụng lông vùng kín. Ví dụ như: thuốc trị ung thư, trị chứng loạn thần, trị các căn bệnh liên quan tới xương khớp,…
Việc cạo hoặc nhổ, waxing lông vùng kín không đúng cách có thể gây những tổn hại nhất định cho nang lông. Khiến cho nang lông bị viêm, làm tuyến mồ hồi tắc nghẽn, cản trở việc lông vùng kín phát triển.
Xem thêm : Cách cạo lông vùng kín tại nhà an toàn
Rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì có sao không là băn khoăn của không ít bạn trẻ. Các bác sĩ cho biết, trong trường hợp lông vùng kín rụng với số lượng ít, rụng sinh lý theo chu kỳ sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên ít nhiều điều này tác động tới tâm lý của tuổi mới lớn.
Lông mu cũng có nhiều tác dụng đối với cơ thể nên mất đi phần lông này chính là mất đi lớp bảo vệ từ bên ngoài cơ quan sinh dục. Từ đó, vùng kín dễ bị tác động bởi hàng loạt các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc các tác động vật lý do cọ xát, chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Điều này khiến vùng kín nhạy cảm hơn và dễ dàng bị tổn thương.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu lông mu thưa thớt, rụng nhiều hay có biểu hiện bất thường mà chưa xác định được nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì nó “tiết lộ” nhiều vấn đề về sức khỏe. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn cần tới ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tình trạng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì khiến nhiều bạn trẻ lo lắng. Vì vậy các phương pháp điều trị luôn rất được quan tâm. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo áp dụng cho bản thân nếu không may gặp phải tình trạng này.
Nang lông được nuôi dưỡng từ các mạch máu nên việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ sẽ giúp lông mu mọc nhanh hơn, hạn chế tình trạng bị rụng. Những thực phẩm mà bạn nên bổ sung là trứng, cá hồi, ớt chuông, khoai lang, hàu biển, hạnh nhân,…
Ăn nhiều đường cũng giúp tăng kháng insulin, kích thích lông mu mọc dài và rậm hơn. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng lâu dài bởi nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Song song với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, việc rèn luyện thể thao cũng giúp cơ thể sản sinh thêm testosterone kích thích lông mu phát triển và giảm tình trạng gãy rụng.
Để khắc phục tình trạng rụng lông vùng kín, bạn cũng có thể đắp mặt nạ nha đam cho khu vực này 3 lần/tuần. Nha đam chứa đến hơn 90% là nước, cùng vitamin, các chất chống oxy hóa. Khi thoa vào vùng kín sẽ kháng khuẩn, giúp da khỏe mạnh và hạn chế bít tắc nang lông. Đồng thời, hàm lượng chất dưỡng ẩm có trong nha đam cũng sẽ giúp lông vùng kín mềm mượt hơn.
Cách thực hiện:
– Lấy 1 lượng nha đam vừa đủ, cắt bỏ vỏ và lấy phần thịt xay nhuyễn.
– Trộn cùng ½ muỗng dầu dừa rồi thoa lên vùng da vùng kín đã được làm sạch.
– Để trên da 15 phút rồi rửa lại với nước, thấm khô nhẹ nhàng.
Ngoài ra, các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu có công dụng dưỡng ẩm, kích thích nang lông rất tốt. Để đạt hiệu quả cao nhất, sau khi thoa lên vùng kín bạn nên kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất được hấp thụ, tăng cường sự lưu thông máu. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ thấy tình trạng dần được cải thiện.
Trên thị trường hiện bày bán rất nhiều loại thuốc kích thích mọc lông với thành phần gồm nhiều loại thảo dược lành tính. Khi sử dụng sẽ giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu, giúp giảm rụng lông và mang lại vùng lông mu mượt mà hơn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc vì thuốc ở dạng bôi thường khiến vùng kín bị bết dính, bí bách khó chịu.
Trong trường hợp các biện pháp trên không đem lại hiệu quả, tình trạng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên cân nhắc điều trị bằng công nghệ cao.
Giải pháp tối ưu nhất giúp khắc phục tình trạng này là cấy lông vùng kín tự thân. Từ những thiết bị chuyên dụng, những nang tóc khỏe mạnh trên chính cơ thể được lấy để cấy vào phần phần da ở khu vực vùng kín. Phương pháp này không đụng tới dao kéo, không đau, không để lại sẹo nên rất an toàn. Bạn có thể về nhà ngay sau khi kết thúc thủ thuật mà không cần lưu lại phòng khám dài ngày.
Sau 2 – 3 tháng, lông mu mới cấy sẽ mọc dài tự nhiên và ổn định. Chúng giữ nguyên được các đặc tính sinh học, sinh trưởng tốt, mọc đúng hướng, có độ cong và xoăn tự nhiên. Bạn cần cắt tỉa định kỳ để lông mu cấy ghép và lông mu tự nhiên hòa hợp với nhau.
Tại Phòng khám Cấy ghép tóc Quốc tế, kỹ thuật cấy lông mu tự thân công nghệ cao đã được áp dụng thành công đối với nhiều khách hàng, giúp các bạn trẻ giảm bớt lo lắng và lấy lại tự tin trong cuộc sống. Đây là cơ sở uy tín, chất lượng, đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng dịch vụ.
Xem thêm : Chi phí cấy lông vùng kín là bao nhiêu?
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về hiện tượng rụng lông vùng kín ở tuổi dậy thì. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu hơn về cơ thể và có biện pháp cải thiện hiệu quả. Mọi thắc mắc liên hệ 024.3219.1111 để được đội ngũ chuyên gia và bác sĩ tư vấn miễn phí.