PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Rụng tóc là tình trạng khá phổ biến ở cả 2 giới, nên nhiều người chủ quan vì nghĩ rằng tóc rụng rồi lại mọc mới. Tuy nhiên, rụng tóc có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc một căn bệnh nào đó. Vậy rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này!
Một người khỏe mạnh bình thường có thể bị rụng tóc từ 30 – dưới 100 sợi tóc/ngày. Đây là hiện tượng rụng tóc sinh lý bình thường với sự rụng đi và mọc thay thế bởi một sợi tóc mới. Tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kể lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở những người trung niên, dậy thì, phụ nữ sau sinh,… Tóc sẽ rụng không quá nhiều và không có dấu hiệu bất thường nào.
Tuy nhiên, khi số lượng tóc rụng quá 100 sợi/ngày kèm những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể bạn đang mắc phải 1 chứng bệnh nào đó như: thiếu chất, bệnh tuyến giáp, viêm nhiễm, rối loạn hormon, buồng trứng đa nang, viêm nhiễm da đầu,….. Bạn cần phát hiện sớm và tìm cách cải thiện hiệu quả để tránh tình trạng tóc rụng quá nhiều không mọc lại dẫn tới hói đầu:
– Tóc rụng nhiều hay tăng dần liên tục trong thời gian dài (vài tháng). Dễ nhận biết hơn khi chải tóc, gội đầu hoặc chỉ cần dùng tay vuốt thì tóc rụng nhiều và dễ vướng vào các kẽ tay.
– Tóc rụng nhưng mãi không thể mọc lại, mái tóc ngày càng mỏng và ít dần đi. Khi kiểm tra bạn sẽ thấy rất ít hoặc thậm chí hoàn toàn không có sự “hiện diện” của sợi tóc con nào.
– Sợi tóc mảnh yếu, có khi xoăn tít, dễ đứt gãy và rụng cả gốc.
– Tóc rụng kèm theo tình trạng da đầu ngứa ngáy, bong tróc hoặc xuất hiện các vết hồng ban.
Xem thêm : Nguyên nhân gây rụng tóc quá nhiều
Theo một báo cáo, chứng hói đầu ở nam giới và tóc bạc sớm có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim trước tuổi 40. Người bị rụng tóc ở vùng đỉnh đầu có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nam giới dưới 55 tuổi, bị hói ít, có nguy cơ cao hơn khoảng 30% so với người bình thường. Tỉ lệ này còn cao hơn cả những người bị hói nhiều.
Ngoài ra, tóc bạc sớm và rụng tóc là do yếu tố di truyền liên quan đến hormone nam testosterone, gây ra chứng hói đầu. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Các mạch máu nhỏ trên da đầu bị hẹp, gây trở ngại cho sự tuần hoàn máu đến da đầu, dẫn đến rụng tóc và tăng mức độ hormone Dihydrotestosterone.
Rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì? Khả năng cao bạn đang có vấn đề liên quan tới tuyến giáp. Các nghiên cứu phát hiện hormon tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các nang tóc, điều hòa sự tăng trưởng của tóc, sự rụng tóc và kích thích việc mọc tóc mới. Nghĩa là nếu hormon tuyến giáp giảm có thể gây rụng tóc
Viêm gan làm giảm chức năng gan khiến cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, vitamin E, vitamin B12, protein, sắt,.. Điều này có thể làm cho tóc dễ bị khô xơ, chẻ ngọn và gãy rụng. Các loại thuốc điều trị viêm gan cũng có tác dụng phụ làm rụng tóc. Ví dụ như thuốc interferon có thể gây rụng tóc tạm thời và thuốc ribavirin có thể gây rụng tóc kéo dài.
Bệnh nhân ung thư khi điều trị bằng xạ trị và hóa trị có thể phải đối mặt với tình trạng rụng tóc nhiều. Đây là một trong những tác dụng phụ của phương pháp này. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị khô da hay phát ban,… Tuy nhiên, tóc cũng có thể mọc lại sau đợt điều trị kết thúc. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn thì tóc không mọc lại tóc.
Căng thẳng hay chịu áp lực trong thời gian dài cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng nhiều tóc. Stress gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch và gây ra những phản ứng rối loạn khác trong cơ thể. Nó cũng có thể rút ngắn chu kỳ phát triển của tóc và khiến bạn rụng tóc.
Quá trình nuôi tóc tiêu tốn khá nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là ở nữ giới thường nuôi tóc dài. Trong khi đó, chị em lại dễ thiếu hụt máu và các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, protein, sắt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở hay ăn kiêng, giảm cân sai cách.
Lúc này, các tế bào mầm tóc bị thiếu nuôi dưỡng, thiếu sức sống, tóc mọc yếu và dễ rụng hơn bình thường.
Ở phụ nữ, hội chứng buồng trứng đa nang gây mất cân bằng hormone làm cho cơ thể sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam thay vì nội tiết tố nữ. Bệnh lý này thường gây tình trạng rụng tóc nhiều, trong khi lông ở mặt và những nơi khác trên cơ thể thì lại mọc nhiều hơn mức cần thiết.
Khi mắc lupus ban đỏ, hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể bị nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập nên hình thành kháng thể để đào thải các tế bào nang tóc. Trong đó, tế bào mầm tóc bị hủy hoại dẫn đến quá trình rụng tóc đến nhanh và sớm hơn so với bình thường.
Xem thêm : Rụng tóc nhiều có nên đi khám không ?
Biết được rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì rồi thì các bạn cần tìm cách khắc phục dứt điểm càng sớm càng tốt. Bởi nếu để tình trạng kéo dài, tóc có thể rụng với số lượng lớn gây mỏng, thưa da đầu, thậm chí là hói đầu.
Ngay khi thấy những dấu hiệu tóc rụng nhiều bất thường, bạn đến khám tại các cơ sở y tế hay phòng khám chuyên khoa tóc. Bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da đầu, xét nghiệm máu,… để xác định mức độ và nguyên nhân gây rụng tóc. Nếu nghi ngờ rụng tóc do các bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chuyển sang các chuyên khoa như khoa Sản, Thần kinh, tim mạch,… để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc nhằm kích thích tóc mọc và tái tạo nang tóc. Chẳng hạn như: Minoxidil, viên uống bổ sung Estrogen, viên uống Biotin, Vitamin E, Omega 3, kẽm, sắt,… Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ xảy ra.
Đối với những người đã bị rụng tóc lâu năm, tóc không mọc trở lại và để lại những mảng hói thiếu thẩm mỹ thì dùng thuốc cũng không thể đem lại hiệu quả tối ưu. Bởi nang tóc đã bị hoại tử và mất đi khả năng tự sản sinh. Khi này, bạn có thể nhờ đến công nghệ cấy tóc tự thân để tái phân bổ lại mật độ tóc trên da đầu đồng đều hơn.
Kỹ thuật này là việc ứng dụng vi phẫu để lấy ra một bộ phận nang tóc khỏe mạnh, gia công và nuôi dưỡng. Sau đó bóc tách thành những nang tóc nhỏ hơn và cấy vào vùng da đầu bị hói của khách hàng. Phương pháp này vô cùng an toàn do sử dụng nguồn tóc tự thân của cơ thể nên tương thích hoàn toàn. Sau khi cấy không bị kích ứng, bài trừ, tóc không bị rụng lại.
Cấy tóc tự thân đảm bảo tiêu chí 4 không: không đau đớn, không can thiệp dao kéo, không cần nghỉ dưỡng, không để lại sẹo xấu. Do đó, khách hàng có thể an tâm khi thực hiện thủ thuật này. Chỉ sau 3 tháng, bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ với sự thay đổi bước đầu trên mái tóc. Tóc con dần mọc lên chắc khỏe, đồng đều, đúng hướng, nhanh chóng phủ lấp những mảng trống một cách tự nhiên.
Tham khảo : Hình ảnh khách hàng trước và sau khi cấy tóc
Với những thông tin trên đây hẳn bạn đã biết rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì? Hy vọng có thể giúp bạn sớm lấy lại mái tóc chắc khỏe, dày đẹp. Để được tư vấn về tình trạng tóc của bản thân hay muốn tìm hiểu rõ hơn về pháp trị rụng tóc bằng công nghệ cao, bạn có thể liên hệ hotline 024.3219.1111 hoặc đến trực tiếp 2 cơ sở của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Đội ngũ chuyên gia và bác sĩ của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.