[Giải đáp thắc mắc] : Bệnh rụng tóc có nguy hiểm không?

Đối với nhiều người, rụng tóc là vấn đề nan giải khiến họ luôn cảm thấy tự ti về ngoại hình và lo lắng về vấn đề sức khỏe. Các chuyên gia cho biết nếu tình trạng rụng tóc quá nhiều, tóc mới mọc ít hay không mọc trở lại, đó có thể dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh. Vậy bệnh rụng tóc có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

I. Nguyên nhân gây rụng tóc là gì?

Để biết bệnh rụng tóc có nguy hiểm không thì trước tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân rụng tóc là do đâu.

– Rụng tóc do di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Mức độ di truyền lên đến 95% từ cha sang con hay từ mẹ sang con.

– Rụng tóc do dụng cụ làm đẹp hay lạm dụng hóa chất tạo kiểu (uốn, nhuộm, ép, tẩy) thường xuyên.

Rụng tóc do nấm da đầu: Khi da đầu bị nhiễm nấm microsporum hay trichophyton sẽ khiến cho da đầu ngứa ngáy, khó chịu, mẩn đỏ, có nhiều vảy trắng khiến tóc dễ bị tổn thương nhất.

– Rụng tóc do mất cân bằng về hormone: Trường hợp mất cân bằng hormone DHT và Testosteron trong máu sẽ dẫn đến việc rụng tóc nhiều. Đối với chị em phụ nữ giai đoạn dễ mất cân bằng hormone nhất là lúc mang thai, sau khi sinh con và thời kỳ tiền mãn kinh. Đối với nam giới sự mất cân bằng hormone thường xảy ra bất cứ khi nào.

Nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ sau 30 tuổi

– Rụng tóc do căng thẳng, rối loạn tâm lý: Bị stress trong một thời gian dài khiến cho cơ thể sản sinh ra telogen effluvium, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của tóc. Đồng thời làm cho hệ miễn dịch bị mất kiểm soát, các tế bào bạch cầu dễ dàng tấn công các nang tóc dẫn đến tình trạng tóc bị gãy rụng nhiều..

– Ăn uống thiếu chất: Vitamin B5 (acid pantothenate) là dưỡng chất không thể thiếu nếu bạn muốn có một mái tóc khỏe mạnh. Nếu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B5 sẽ khiến cho quá trình phát triển của tóc bị ngưng trệ, tóc rụng nhiều. Ngoài vitamin B5 thì vitamin H cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tóc mọc nhanh hơn.

– Tác dụng phụ của những loại thuốc trị bệnh: Một số loại thuốc trị bệnh thường có một số tác dụng phụ như lấy đi dưỡng chất nuôi tóc, thay đổi quá trình sinh trưởng của tóc khiến tóc bị hư tổn, khô xơ, dễ gãy rụng.

– Ổ nhiễm nguồn nước: Nguồn nước ô nhiễm sẽ là môi trường sống lý tưởng của những loài sinh vật gây bệnh. Khi sử dụng nguồn nước này gội đầu sẽ khiến mái tóc bị hư tổn, dẫn tới việc rụng tóc hàng loạt.

II. Bệnh rụng tóc có nguy hiểm không?

Nói về tác hại của việc rụng tóc, trước hết phải nói về vấn đề tâm lý. Người bị bệnh lý rụng tóc luôn cảm thấy mất tự tin về mái tóc cũng như ngoại hình của mình, luôn mặc cảm, xa lánh đám đông, ngại làm đẹp vì sợ tình trạng rụng tóc ngày càng nghiêm trọng.

Về sức khỏe, thông thường mỗi ngày 1 người khỏe mạnh sẽ mất khoảng 30 – dưới 100 sợi tóc. Đây được gọi là rụng tóc sinh lý, không cần quá lo lắng. Nhưng nếu như số sợi tóc rụng lên đến hơn 100 sợi/ ngày và diễn ra trong nhiều ngày liên tục, khoa học gọi là rụng tóc bệnh lý. Rất có thể bạn đang mắc một số vấn đề sức khỏe như:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Bệnh tuyến giáp
  • Thiếu máu
  • Bệnh tự miễn
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh da đầu

Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những giải pháp phù hợp để điều trị bệnh một cách phù hợp, hiệu quả, kịp thời ngay từ khi mới bắt đầu. Khi phát hiện tình trạng rụng tóc bất thường bạn nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Biết được ảnh hưởng của rụng tóc đến sức khỏe, thẩm mỹ chắc hẳn bạn đọc cũng trả lời được câu hỏi “Bệnh rụng tóc có nguy hiểm không?” đúng không nào!

Xem thêm : Rụng tóc nhiều có nên đi khám không?

III. Cách chữa rụng tóc an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

1. Điều trị rụng tóc bằng phương pháp tự nhiên

Nếu bạn đang cố gắng hạn chế rụng tóc và kích thích mọc tóc mới, để “phủ xanh đồi trọc” thì hãy thử một số biện pháp tự nhiên (không dùng thuốc) như:

  • Massage

Thường xuyên massage da đầu không những giúp thư giãn đầu óc mà còn kích thích máu lưu thông, và tạo điều kiện để môi trường tóc mọc khỏe mạnh. Bạn có thể kết hợp cùng 1 số loại tinh dầu dưỡng tóc rồi dùng phần da mềm của 10 đầu ngón tay massage nhẹ nhàng khắp mái đầu sẽ thúc đẩy nang tóc phát triển, hỗ trợ tóc nhanh mọc và sợi tóc dày khỏe.

  • Sử dụng tinh dầu để ủ tóc

Một số loại tinh dầu phổ biến hiện nay có công dụng kích thích nang tóc phát triển như dầu oliu, dầu dừa, tinh dầu bưởi… khi ủ tóc với tần suất hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe và độ bóng của tóc.

  • Sống tích cực và tránh xa chất kích thích

Một lối sống lành mạnh (ăn uống đủ chất, nói không với chất kích thích, tập luyện điều độ và nghỉ ngơi hợp lý) là bạn đã trải nền cho cơ thể khỏe mạnh để chống chọi với chứng rụng tóc, hói đầu đầy khó chịu.

Nếu muốn cải thiện tình trạng tóc hiện tại bằng phương pháp tự nhiên thì nên lập kế hoạch dài hạn và kiên định. Bởi hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người. Bạn cần biết rằng, áp dụng giải pháp này phải mất vài tháng mới nhận thấy sự thay đổi và sự thay đổi có thể không được như bạn kỳ vọng. Nó cũng chỉ phù hợp với trường hợp rụng tóc giai đoạn đầu. Người rụng tóc lâu năm, đã mất nang tóc, lộ rõ vùng hói thì không khả quan.

2. Điều trị hói đầu bằng phương pháp y khoa

Nếu như nguyên nhân gây rụng tóc được xác định là xuất phát từ yếu tố bên trong thì việc điều trị dứt điểm bệnh lý rồi mới giải quyết vấn đề tóc rụng nhiều. Có thể, kết hợp giữa các biện pháp từ thiên nhiên và thuốc điều trị, giữ cho tinh thần mình luôn thoải mái, không nên căng thẳng vì đây cũng là một trong những lý do dẫn đến rụng tóc.

Trường hợp, tóc rụng quá nhiều, khả năng mọc lại cực kỳ thấp, nguy cơ hói đầu cao thì việc áp dụng các loại thuốc sẽ không mang lại kết quả khả quan. Bởi lúc này khả năng tiếp nhận dưỡng chất, phục hồi tóc đã bị suy giảm đáng kể. Chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp phục hồi tóc có tính hiệu quả cao như cấy tóc tự thân với những ưu điểm vượt trội:

– Phương pháp này đã được chứng nhận và kiểm chứng rõ ràng về độ an toàn và hiệu quả bởi FDA Hoa Kỳ.

– Bác sĩ lấy những sợi tóc còn sống và khỏe ở phía sau gáy của khách hàng nên độ tương thích và an toàn rất cao.

– Các nang tóc sau khi được lấy ra sẽ được kiểm tra và bóc tách lại từng đơn vị nhỏ hơn một cách rất công phu dưới kính hiển vi trước khi dùng để cấy trở lại vùng tóc rụng nhiều, mất tóc. Trước đó, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tạo khoang trước khi cấy các nang tóc được tách sẵn vào.

– Tùy từng trường hợp và tình trạng tóc của khách hàng mà thời gian cấy tóc có thể kéo dài từ 3 – 5 giờ.

– Phương pháp này hạn chế tối đa xâm lấn, không để lại sẹo, không gây đau đớn, chỉ cần nghỉ ngơi 30 phút là có thể ra về.

– Cam kết thực hiện thành công 98% và tỷ lệ nang tóc sống, phát triển chắc khỏe lên đến 95%.

– Sau khoảng 3 – 6 tháng sẽ bắt đầu mọc lên những thân mới và che phủ vùng hói. Sau 9 tháng – 1 năm, toàn bộ những mảng da đầu bị thiếu tóc được thay bằng lớp tóc dày, mọc đúng hướng, độ dày đẹp như vùng tóc tự nhiên xung quanh.

Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế hiện nay đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn, đánh giá là phòng khám tin cậy, đảm bảo chất lượng, dịch vụ tốt về việc điều trị các vấn đề về tóc. Đồng thời cũng là đơn vị đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực cấy ghép tóc và trị rụng tóc công nghệ cao được Sở Y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

 
Tại đây sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu tại các nước nổi tiếng như Châu âu, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm bệnh rụng tóc có nguy hiểm không? Bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, dựa trên mức độ rụng tóc đang gặp phải và nhu cầu của mình để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Tham khảo : Chi phí cấy tóc là bao nhiêu?

Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 024.3219.1111028.3520.0009 để được thăm khám và giải đáp miễn phí.