Bệnh viêm chân tóc chữa thế nào hiệu quả?

Viêm chân tóc là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải nếu không biết cách bảo vệ, chăm sóc tóc. Cùng các chuyên gia phòng khám cấy ghép tóc y học Quốc tế nói rõ hơn về vấn đề này nhé!

Viêm chân tóc là tình trạng viêm phần nang tóc. Bệnh khá phổ biến ở cả nam và nữ, hay gặp ở người da đầu nhiều dầu.

I. Biểu hiện của viêm chân tóc

Dấu hiệu có thể phát hiện bằng mắt thường là những nốt sần nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vẩy và kèm theo ngứa ngáy ở vùng gáy, hai bên tóc mai.

Nếu không được phát hiện sớm thì các vết sẩn này có thể lan rộng ra, các vùng có thể bị là vùng râu, vùng nách và lông mi. Càng gãi thì bệnh càng nặng hơn, thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn làm vùng da bị chốc lở, nổi hạch hai bên cổ. Viêm chân tóc mãn tính có thể khiến cơ thể người mắc bệnh suy nhược, ngủ kém, hay cáu gắt và suy giảm trí nhớ. viêm chân tóc chữa như thế nào

II. Nguyên nhân gây viêm chân tóc

Khi bạn tiếp xúc với môi trường bên ngoài như ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước không sạch,…nghĩa là bạn đang tạo cơ hội để những vi khuẩn tấn công da đầu của bạn. Vì thế, hầu hết các trường hợp bị viêm chân tóc đều tìm thấy ở những người lao động vất vả, làm việc ở môi trường bụi bặm, phải đổ nhiều mồ hôi mà ít được tắm gội thường xuyên.

Tuy nhiên bạn nghĩ rằng việc gội đầu lại quá thường xuyên lại tốt thì đã sai rồi. Gội đầu quá nhiều, sử dụng các hoạt chất tẩy rửa mạnh hoặc gãi tóc quá mạnh có thể làm xước da đầu, làm mất đi lớp ceramide bảo vệ da đầu. Nhờ đó mà vi khuẩn và nấm gây bệnh dễ dàng xâm nhập làm tổ và gây bệnh. Viêm chân tóc là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc mà nhiều người chưa biết.

III. Viêm chân tóc chữa thế nào?

Viêm chân tóc không phải là bệnh nguy hiểm nhưng cũng không nên để tình trạng này kéo dài quá lâu vì nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị viêm chân tóc, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị hợp lý. cách trị ngứa da đầu và rụng tóc

Dưới đây là một số phương pháp giúp chữa trị viêm chân tóc:

1. Tây y

Điều trị viêm chân tóc dùng kết hợp thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc an thần chống ngứa và thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, cách dùng và liều lượng, bạn phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ sau khi đã khám xét, không được tự ý mua thuốc về nhà.

Nếu da bị tổn thương và tiết dịch nhiều thì dùng dung dịch sát khuẩn như castelani, BIS. Trường hợp da bị tổn thương nhưng khô hơn thì bôi các thuốc có chứa corticoid với hoạt phổ mạnh: temproson, gentrison, caditrigel,…Bôi hàng ngày trong khoảng 2-3 tuần.

Để giảm ngứa, các thuốc kháng sinh histamin sau sẽ hỗ trợ bạn: loratadin, fexofenadin, chlopheniramin từ 5 – 10 ngày.

Để diệt khuẩn thì cần các thuốc kháng sinh sau: cefixm, roxithromycin trong 7 – 10 ngày.

2. Đông y

Bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc đông y sau để khắc phục tình trạng viêm chân tóc

Nướng 1 quả bồ kết rồi ngâm vào nước sôi, để nguội nước rồi xả lên tóc, dùng lược chải nhẹ để nước thấm đều khắp da đầu. Áp dụng trong 1 tuần để xem kết quả.

Lấy 9 lát gừng già tươi  với 3 bát nước vào nồi đấy rồi đun sôi lên. Đun sôi cho đến khi lượng nước còn đủ 1 bát rồi uống khi còn nóng sau bữa ăn chiều. Uống liên tục trong 7 – 10 ngày, mỗi ngày 1 bát.

IV. Chăm sóc da đầu đúng cách khi bị viêm chân tóc

Dùng dầu gội chuyên trị gàu gội đầu 2-3 lần/tuần, không nên gội đầu quá nhiều trong một ngày. Khi gội đầu chỉ gãi nhẹ nhàng để tránh làm xước da đầu. Không xát chanh, muối vào chỗ da bị viêm tránh để các vết sẩn bị loét ra, càng khó chữa hơn

V. [Tham khảo] Viêm chân tóc kiêng ăn gì?

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần tuân theo một số nguyên tắc về ăn uống lành mạnh và khoa học để bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

  • Tránh các món ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ: dùng quá nhiều đồ cay nóng và dầu mỡ sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không tốt và không tốt cho cả những ai bị viêm chân tóc. Bởi chúng khiến chức năng gan suy giảm làm cho bệnh viêm chân tóc trầm trọng hơn.
  • Kiêng rượu bia và các chất kích thích: nên hạn chế các chất kích thích và rượu bia bởi nếu cố tình sử dụng sẽ khiến cho bệnh xấu đi, khả năng phục hồi da kém do sức đề kháng giảm sút.
  • Hạn chế ăn mặn nhiều hay đồ ngọt: ăn quá nhiều đồ ngọt hay đồ mặn chưa bao giờ là tốt cho cơ thể. Những thực phẩm này là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nghiêm trọng như huyết áp, tiểu đường, bệnh thận,…và cũng là “kẻ thù” số 1 của làn da. Làn da của bạn sẽ lão hóa nhanh hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm da hay các tổn thương trên da lâu lành hơn cũng do bởi những tác động từ thói quen ăn uống thiếu khoa học.

Trên đây là những thông tin mà các chuyên gia cung cấp cho bạn đọc về vấn đề viêm chân tóc cũng như cách điều trị phù hợp. Khi gặp phải tình trạng này thì tốt nhất bạn vẫn nên tìm đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời.