Chân tóc yếu phải làm sao? Cách khắc phục hiện quả ít ai ngờ tới

Chân tóc yếu khiến cho tóc dễ bị hư tổn, khô xơ, chẻ ngọn và rụng nhiều không mọc lại và thậm chí có thể gây hói đầu. Tình trạng này khiến nhiều người cảm thấy tự ti và bất tiện trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Vậy chân tóc yếu phải làm sao? Muốn biết cách khắc phục tình trạng chân tóc yếu thì mọi người có thể tham khảo bài viết dưới đây. Để từ đó lựa chọn được cho mình cách khắc phục hiệu quả nhất tình trạng chân tóc bị yếu, giúp sở hữu mái tóc chắc khỏe hơn.

I. Chân tóc là gì?

Chân tóc hay còn gọi là nang tóc là phần nằm bên dưới lớp da đầu của các sợi tóc. Mỗi một chân tóc có bầu một bầu nhú chứa các tế bào sống được các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng, phát triển và tạo thành thân tóc là phần sợi tóc trên da đầu.

Bên cạnh đó, chân tóc còn chứa các tuyến bã nhờn để giúp cho tóc được mềm mại và bóng mượt. Khi tuyến bã nhờn trên da đầu thay đổi hoặc không được nuôi dưỡng thì sẽ gây nên tình trạng tóc dầu hoặc tóc khô xơ.

Như vậy, nếu chân tóc khỏe và được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng thì tóc mới được chắc khỏe và mượt mà. Ngược lại nếu chân tóc yếu thì tóc sẽ dễ bị xơ rối và gãy rụng dẫn đến tình trạng tóc bị thưa, mỏng và hói đầu.

Xem thêm: Chu kỳ sinh trưởng của tóc

II. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chân tóc yếu

Trước khi muốn biết chân tóc yếu phải làm sao thì bạn cần phải nắm rõ nguyên nhân khiến chân tóc yếu là do đâu?
Theo các chuyên gia thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân tóc yếu có thể là do một số nguyên nhân chính sau đây:

– Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn hoặc mất cân bằng nồng độ nội tiết tố trong cơ thể sẽ làm mất cân bằng nồng độ hormone Dihydrotestosterone (DHT). Điều này sẽ khiến cho chân tóc bị co lại, làm tăng độ dày của lớp màng bảo vệ trên da đầu. Vì thế, khiến cho chân tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ và dần suy yếu, dễ dẫn đến gãy rụng tóc và tóc khó mọc lại.

– Do thiếu dưỡng chất: Chân tóc cần một số dưỡng chất để phát triển chắc khỏe như protein, biotin, acid folic, vitamin, sắt, kẽm…. Do vậy, khi cơ thể bị thiếu những chất này thì chân tóc sẽ rất khó phát triển và dần bị suy yếu, sợi tóc sẽ khô xơ, chẻ ngọn và dễ bị gãy rụng.

– Do tác động nhiệt và hóa chất: Việc bạn thường xuyên sấy tóc hoặc ép tóc, uốn, duỗi tóc,… hay sử dụng thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn ép, duỗi, tẩy tóc… sẽ khiến cho sợi tóc bị tổn thương và khó phục hồi, dẫn đến chân tóc yếu và dễ gãy rụng.

– Do chăm sóc tóc sai cách: Việc sử dụng dầu gội nhiều hóa chất, chà xác tóc với lực mạnh, gội đầu nhiều lần, chải tóc nhiều, chải tóc khi còn ướt, sấy tóc… cũng gây tác động đến chân tóc và khiến nó bị yếu, dễ gãy rụng.

– Do bệnh lý: Các bệnh lý như suy tuyến giáp, cường giáp hay bệnh nấm tóc, viêm da đầu, hắc lào, buồng trứng đa nang hoặc sử dụng thuốc điều trị, hóa trị ung thư,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến chân tóc yếu và dễ bị gãy rụng.

Trên đây là một số nguyên nhân khiến cho chân tóc yếu và dẫn đến gãy rụng. Tình trạng này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nhưng nó lại gây ra nhiều bất tiện và khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.

III. Chân tóc yếu phải làm sao và mách bạn một số cách khắc phục

Chân tóc yếu phải làm sao? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chân tóc yếu và tóc thường bị rụng. Thì bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tóc chắc khỏe dưới đây:

1. Hạn chế sử dụng hóa chất cho tóc

Khi chân tóc bị yếu thì bạn cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất lên tóc như: dầu gội đầu có chứa nhiều hóa chất, thuốc nhuộm tóc, thuốc ép, thuốc uốn tóc…

Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các loại dầu gội đầu phù hợp được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên để nuôi dưỡng chân tóc chắc khỏe.

2. Chăm sóc tóc đúng cách

Chỉ cần gội đầu 2-3 lần/ tuần là được, không nên gội quá nhiều lần. Khi gội đầu thì bạn chỉ cần massage da đầu nhẹ nhàng, không cào gãi, chà xát quá mạnh.

Gội đầu xong thì dùng khăn mềm lau nhẹ vào tóc, hạn chế chải tóc khi tóc còn ướt, để tóc khô tự nhiên, hạn chế dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ cao dễ làm gãy tóc, da đầu khô và gây ảnh hưởng đến nang tóc.

Ngoài ra, khi ra ngoài đường thì cần che chắn và bảo vệ mái tóc tránh khỏi các tác nhân từ bên ngoài như khói bụi, ánh nắng mặt trời.

3. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Chân tóc yếu phải làm sao thì để chân tóc khỏe mạnh, chắc khỏe và hạn chế gãy rụng thì bạn cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.

Hãy bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngủ cốc nguyên hạt, protein, vitamin, biotin, trứng gà và hải sản… cho cơ thể để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và cho da đầu, giúp nang tóc khỏe mạnh, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra, bạn cần tránh uống rượu, bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ…

4. Phục hồi chân tóc yếu bằng mặt nạ dưỡng tóc

Để tóc được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ngoài thay đổi thói quen chăm sóc tóc, thói quen ăn uống thì bạn cũng có thể sử dụng các loại mặt nạ dưỡng tóc từ nguyên liệu tự nhiên như: Dầu dừa, dầu oliu, nha đam, quả bơ, mật ong, trứng gà, bia… sẽ giúp tăng cường các loại vitamin và các khoáng chất cho tóc, tăng cường sức khỏe cho tóc.

Xem thêm : Rụng tóc cần bổ sung vitamin gì ?

IV. Chân tóc yếu phải làm sao? Mách bạn cách giúp tóc chắc khỏe bền lâu, nhanh chóng nhất

Những cách khắc phục tình trạng chân tóc yếu được nêu trên cho hiệu quả chậm vì thế đòi hỏi mọi người phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đạt được kết quả tốt.

Vì thế, để khắc phục tình trạng chân tóc yếu một cách nhanh chóng, hiệu quả cao, bền lâu nhất thì song song với việc thực hiện các biện pháp trên. Thì mọi người hãy đến Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để thăm khám tìm ra nguyên nhân. Từ đó, các bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm của phòng khám sẽ có biện pháp phù hợp nhất cho bạn.

Đối với trường hợp chân tóc yếu và bị rụng ở mức độ nhẹ thì các bác sĩ sẽ thực hiện trị liệu tóc chuyên sâu với 12 bước bằng công nghệ laser tiên tiến. Phương pháp này giúp kích thích lưu thông máu đến nang tóc, điều tiết lượng dầu trên tóc và loại bỏ các loại vi khuẩn gây nấm, viêm, bệnh tự miễn ở da đầy. Từ đó giúp chăm sóc nang tóc từ sâu bên trong, cho tóc khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc tái phát.

Còn trường hợp chân tóc yếu dẫn đến rụng tóc nhiều, hói đầu thì các bác sĩ sẽ thực hiện cấy tóc tự thân tiên tiến và hiện đại bậc nhất hiện nay.

Ưu điểm của phương pháp cấy tóc này là: hạn chế xâm lấn tối thiểu, không chảy máu, không gây đau cho khách hàng, tỷ lệ thành công cao lên đến hơn 98%, hiệu quả bền lâu, tỷ lệ nang tóc sống sót trên da đầu lên đến hơn 95%, có tính thẩm mỹ cao.

Đã có hàng nghìn khách hàng thực hiện trị liệu tóc và cấy tóc hiệu quả tại Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế. Vì thế, mọi người có thể yên tâm đến đây để chăm sóc tóc khi chân tóc bị yếu

Tham khảo : Chi phí khám rụng tóc là bao nhiêu?

Những thông tin trên hy vọng đã giúp mọi người biết được chân tóc yếu phải làm sao và tìm được cho mình cách khắc phục tốt nhất. Hãy gọi điện thoại cho chúng tôi theo số: 0243.219.1111 để được tư vấn mọi thắc mắc về vấn đề cấy tóc, rụng tóc, chăm sóc tóc.