Mụn da đầu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mụn mọc ở chân tóc, da đầu là tình trạng khá phổ biến. Nó gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến tóc rụng nhiều hơn. Thậm chí có thể dẫn đến hói đầu gây mất thẩm mỹ. Vậy tại sao mụn da đầu gây rụng tóc và cách khắc phục ra sao? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

mụn da đầu gây rụng tóc

I. Dấu hiệu nhận biết mụn da đầu gây rụng tóc

Các nốt mụn trên da đầu thường ẩn náu dưới lớp tóc nên người bệnh khó phát hiện. Để xác định đầu mình có gặp phải tình trạng này hay không, hãy cùng điểm qua 4 dấu hiệu dưới đây:

  • Xuất hiện nhiều bụi trắng (giống gàu) nhưng nhỏ và bám dày lên tóc.
  • Da đầu ngứa rát, khó chịu, gội đầu cảm thấy châm chích và đau rát  
  • Mụn nổi đỏ diện rộng, ban đầu là các chấm li ti sau đó bắt đầu sưng to và có mủ
  • Tóc bị rụng nhiều, đầu nhanh bết.
  • Với mức độ nhẹ: Da đầu thường xuất hiện mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  • Mức độ vừa phải: Ở đầu hoặc chân tóc sẽ xuất hiện các loại mụn sẩn, mụn mủ gây ngứa ngáy.
  • Mức độ nặng: Các nốt mụn bọc, mụn nang hoặc mụn mủ nổi trên bề mặt da. Chúng có dấu hiệu viêm da đầu nghiêm trọng. Đa phần chúng có kích thước lớn, gây sưng tấy đỏ và đau. Để lâu ngày, mụn có thể dẫn tới biến chứng như sẹo lồi, sẹo lõm hoặc thâm da. Tóc ở khu vực đó bị rụng, không thể mọc lại.

mụn da đầu gây rụng tóc

Xem thêm: Vuốt tóc nhiều bị hói khiến đấng mày râu hối hận và cuống cuồng tìm cách cứu chữa mái tóc

II. Mụn da đầu gây rụng tóc do đâu?

Mụn trên đầu hình thành do 4 tác nhân chính: 

  • Tăng tiết bã nhờn
  • Chất bẩn tích tụ quá mức
  • Nang lông tắc nghẽn
  • Vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh. 

Cụ thể, khi lượng bã nhờn được đào thải, các chất bẩn và da chết tồn đọng sẽ ngày một nhiều lên. Chúng làm bít tắc chân lông, kết hợp với vi khuẩn tạo thành ổ viêm và chuyển thành nhân mụn. Tùy vào mức độ viêm chân tóc sẽ quy định độ nặng/nhẹ của mụn.

Mặt khác, nguyên nhân khiến mụn da đầu tăng sinh còn có thể đến từ việc: gội đầu không sạch, hay dùng keo xịt, dầu gội khô hoặc dùng sản phẩm dưỡng quá đặc mà không vệ sinh da đầu sạch sẽ. Ăn uống thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đường và đồ ăn cay, đội mũ bảo hiểm bẩn thường xuyên.

Số ít người bị mụn trên đầu là do nội tiết tố thay đổi, nóng trong người, phản ứng phụ của thuốc, người đang dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. 

mụn da đầu gây rụng tóc

III. Cách khắc phục tình trạng mụn da đầu gây rụng tóc

Mụn da đầu gây rụng tóc là bệnh da liễu thường gặp, dễ điều trị. Tuy nhiên, để khỏi hoàn toàn, không tái phát thì bạn cần áp dụng các biện pháp chữa trị mụn da đầu gây rụng tóc đúng đắn, hiệu quả.  

  1. Dùng thuốc Tây Y 

Tùy tình trạng nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng một loại dầu gội đặc trị hoặc thuốc kê đơn chứa các thành phần như: 

  • Axit salicylic: Loại bỏ các lớp tế bào da chết ở đầu.
  • Axit glycolic: Loại bỏ các tế bào da chết, bã nhờn cũng như vi khuẩn trên da đầu.
  • Ciclopirox: Thường có trong dầu gội trị gàu và chống nấm hiệu quả
  • Benzoyl peroxide: Tiêu diệt vi khuẩn P.acnes – vi khuẩn gây nổi mụn trứng cá dạng nặng một cách tối ưu.

Trường hợp mụn trứng cá trên da đầu mọc ồ ạt, dai dẳng kèm theo tình trạng rụng tóc, sưng viêm thì bạn sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc như:

  • Các loại thuốc kháng sinh đường uống trị mụn.
  • Kháng sinh histamin cho một vài người xuất hiện tình trạng dị ứng.
  • Áp dụng liệu pháp ánh sáng.
  • Sử dụng thuốc Isotretinoin hoặc những thuốc đặc trị mụn trứng cá dạng nặng khác.
  • Bôi kem chứa steroid hoặc thuốc mỡ kháng sinh tại vùng da đầu nổi mụn.
  • Tiêm steroid cho người bệnh. 

mụn da đầu gây rụng tóc

  1. Dùng Đông Y, thuốc Nam 

Theo Đông y, mụn trứng cá trên da đầu xuất hiện là do phong nhiệt, tụ lại ở kinh phế, tỳ vận hóa kém. Nếu bạn có cơ địa nóng, không hợp dùng các loại thuốc kháng sinh có thể tham khảo giải pháp này. 

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn đơn vị uy tín, được nhiều người review tốt về nguồn gốc nguyên liệu. Quy trình sơ chế đảm bảo vệ sinh và có hiệu quả trị bệnh rõ rệt. Đơn thuốc cũng cần được kê bởi bác sĩ Đông y có chuyên môn và kinh nghiệm để tránh sử dụng sai cách, sai liều, gây ra tác dụng phụ không mong muốn. 

  1. Chăm sóc da đầu đúng cách

Dưới đây là 1 số lưu ý chăm sóc da đầu đúng cách khi bị mụn:

  • Hãy sử dụng các sản phẩm gội đầu dược phẩm lành tính do bác sĩ kê để đảm bảo an toàn. Tránh những sản phẩm chứa hóa chất, chất tẩy rửa mạnh trong giai đoạn bị bệnh.
  • Có thể dùng nguyên liệu tự nhiên như bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu đun nước gội đầu. Tuy mất công một chút nhưng đây là một cách rất tốt cho người bị viêm nhiễm, ngứa ngáy da đầu.
  • Gội đầu với tần suất hợp lý 2 – 3 lần/tuần. Khi gội không cào hoặc gãi ngứa mạnh khu vực da đầu để tránh trầy xước.
  • Không nặn mụn hoặc bóc vảy tại khu vực đang viêm ngứa. Hạn chế tối đa chạm vào khu vực da đầu bị bệnh để ngăn lây nhiễm vi khuẩn sang những vùng khác trên cơ thể.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E và các khoáng chất (sắt, kẽm,…). Nhờ vậy giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch cho cơ thể, da đầu, hạn chế tình trạng bị viêm, nổi mụn.
  • Giữ cho da đầu thông thoáng, ít tiết ra nhiều mồ hôi. 
  • Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya sẽ hạn chế nguy cơ nổi mụn trứng cá da đầu.

mụn da đầu gây rụng tóc

Nếu tình trạng rụng tóc mất kiểm soát, tóc rụng không mọc lại thì tốt nhất nên đến Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân và trị liệu bằng công nghệ cao. 

Bằng thiết bị chuyên sâu sử dụng sóng laser tác động vào những nang tóc suy yếu. Từ đó, kích thích lưu thông máu, đưa dưỡng chất vào sâu bên trong. Đồng thời, kết hợp xông Đông y để tiêu viêm, diệt khuẩn. Không chỉ giải tỏa nỗi lo mụn da đầu gây rụng tóc mà còn khắc chế cả những hệ lụy do bệnh để lại như sẹo cũng như kích thích tóc mọc trở lại.

Các bước liệu trình chăm sóc tóc chuyên sâu như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra da đầu và nang tóc bằng thiết bị chuyên khoa để nắm bắt được toàn bộ thực trạng về lượng dầu trên da đầu và tình trạng viêm, ngứa, mụn da đầu. Tỷ lệ nang yếu và nang đã suy thoái.
  • Bước 2: Gội đầu bằng dầu gội chuyên dụng, làm sạch lượng dầu và bụi bẩn trên da đầu và tóc trước khi bước vào trị liệu phục hồi nang tóc suy yếu và kích thích nang đã suy thoái hẳn.
  • Bước 3: Sử dụng thiết bị chuyên khoa trị liệu da dầu và phục hồi nang tóc khiến cho da đầu sạch sâu, cải thiện tuần hoàn máu dưới da, đưa dưỡng chất vào tận sâu trong nang tóc, thúc đẩy việc phục hồi sau khi cung cấp dinh dưỡng vào từng nang tóc.
  • Bước 4: Sử dụng thiết bị Điều trị tăng trưởng tóc laser 670, năng lượng 5-8, kích hoạt các tế bào nang tóc bị teo, ức chế bài tiết dầu, cải thiện nguồn cung cấp máu mao mạch và cung cấp oxy xung quanh nang tóc, đẩy nhanh quá trình thâm nhập thuốc, tổng hợp collagen và tiêu viêm diệt khuẩn cho da đầu.
  • Bước 5: Sử dụng thiết bị đưa tinh chất thiên nhiên cao cấp trong vòng 30 phút dưới dạng ion phun sương, nuôi dưỡng tóc bị hư tổn, có tác dụng chống viêm hết ngứa cho da đầu, và tinh chất sẽ thâm nhập vào từng nang tóc thông qua các lỗ chân lông để thúc đẩy sức sống và hoạt động của các nang tóc bị hư tổn.
  • Bước 6: Xông tinh chất Đông Y cao cấp kháng viêm, diệt khuẩn
  • Bước 7: Kiểm nghiệm kết quả và về phòng bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng tóc của khách hàng.

Hi vọng với những thông tin về mụn da đầu gây rụng tóc trên đây đã giúp bạn đọc nhận biết và điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc bạn hãy gọi ngay hotline: 024 3219 1111 để được thăm khám và nhận được lời tư vấn chi tiết từ các bác sĩ chuyên khoa!

Xem thêm: Cấy tóc tự thân – phương pháp mới chữa hói đầu chỉ sau 1 lần thực hiện