Giải đáp: Nhiễm Covid có bị rụng tóc không và cách khắc phục hiệu quả

Covid 19 là một đại dịch toàn cầu khiến thế giới đảo lộn. Căn bệnh này ngoài sức lây lan theo cấp số nhân, nó còn để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Nhiều người sau khi đã khỏi Covid vẫn có xu hướng khó thở, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,… Và một trong những câu hỏi người bệnh luôn thắc mắc là nhiễm Covid có bị rụng tóc không? Nếu có thì nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Nhiễm covid có bị rụng tóc không

I. Nhiễm Covid có bị rụng tóc không?

Đối mặt với đại dịch toàn cầu, rất nhiều người lo lắng nhiễm Covid có bị rụng tóc không? Theo thống kê, sau khi mắc Covid-19, có đến 25% trường hợp gặp phải triệu chứng rụng tóc. Tình trạng này thường xảy ra vào khoảng từ 3 – 6 tháng sau khi khỏi bệnh. Có nhiều nguyên nhân khiến nang tóc bị suy yếu, rút ngắn giai đoạn rụng tóc và tóc rụng nhiều hơn so với trước khi nhiễm virus. Với một số người, nó trở thành nỗi ám ảnh không thể giải quyết, gây ảnh hưởng đến ngoại hình và cả tâm lý.

Nhiễm covid có bị rụng tóc không

II. Tại sao nhiễm Covid lại bị rụng tóc?

  1. Do mệt mỏi, sốt cao

Dòng đời của 1 sợi tóc thường trải qua 3 giai đoạn: pha phát triển, pha chuyển tiếp và pha nghỉ. Khi sợi tóc đã vào pha nghỉ trong khoảng 2-4 tháng thì sẽ rụng. Lúc cơ thể bị ốm, sốt cao hay nhiễm siêu vi, các sợi tóc đang trong pha nghỉ sẽ rụng cùng lúc và nhiều hơn bình thường. Trong khi đó, sốt, mệt mỏi cũng là những triệu chứng phổ biến khi mắc Covid-19. 

Vài tháng sau khi khỏi bệnh, nhiều người tóc rụng rõ rệt so với trước đây. Họ chủ quan và nghĩ đây là chứng rụng tóc thông thường. Thực tế, y học gọi đây là hiện tượng rụng tóc lan tỏa không sẹo (telogen effluvium).

Theo 1 nghiên cứu vào tháng 8/2021 đăng trên tạp chí Irish Journal of Medical Science chỉ ra rằng sau khi đã loại trừ nguyên nhân do thuốc điều trị, những người hậu nhiễm Covid-19 hầu hết đều rụng tóc từ nhẹ đến trung bình, xảy ra sau khi bệnh từ 2 – 3 tháng.

  1. Căng thẳng

Ngay cả khi bạn không bị Covid, sốt hay suy nhược cơ thể bạn vẫn có thể thấy tóc rụng. Tình trạng căng thẳng quá mức sẽ khiến nhiều sợi tóc đi vào giai đoạn rụng hơn bình thường. Và ai lại không cảm thấy căng thẳng, lo lắng hơn trong thời kỳ đại dịch và nhất là tình trạng sức khỏe sau hậu Covid? 

Cụ thể là khi bị stress trong một thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng cách tăng cường sản sinh ra chất P nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương nang tóc khiến tóc rụng nhiều và khó mọc hơn. 

Nhiễm covid có bị rụng tóc không

Xem thêm: Phân tích từ chuyên gia: Nên cấy tóc sinh học hay cấy tóc tự thân?

III. Cách khắc phục rụng tóc do nhiễm Covid

Như đã nói ở trên, rụng tóc do Covid có thể kéo dài và nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ, đời sống và công việc của người bệnh. Khi biết được nhiễm covid có bị rụng tóc không nhiều người đã đổ xô đi tìm kiếm các phương pháp mọc tóc nhanh và hiệu quả.

Thực tế, khi nguyên nhân khiến tóc bạn rụng là do sốt hoặc căng thẳng, tóc có xu hướng tự mọc trở lại bình thường. Bạn chỉ cần cho nó thời gian. Hầu hết mọi người đều thấy tóc của họ mọc lại bình thường sau 6 đến 9 tháng nếu chăm sóc đúng cách. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng bao gồm các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc. Các nhóm chất được khuyên dùng bao gồm vitamin H (trong đậu phộng, cá hồi, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, bông cải trắng…); vitamin B (trong trứng, sữa, thịt bò, cây họ đậu, thịt gà,…) và omega-3 (cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, quả óc chó,…). Ngoài ra cần bổ sung:
    • Thực phẩm có nhiều chất kẽm: Thiếu hụt kẽm trong chế độ ăn uống dễ gây ra tình trạng rụng tóc kéo dài. Kẽm góp phần tái tạo tế bào tác động trực tiếp đến quá trình mọc tóc. Hơn thế nữa, chất này còn giúp các nang tóc kết nối chắc khỏe với nhau, giảm hiện tượng tóc gãy rụng. Thực phẩm có chất kẽm cao phải kể đến thịt bò, tôm, hải sản, nghêu, ốc và các loại hạt.
    • Thực phẩm chứa nhiều sắt: Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển oxi và lưu thông máu ổn định. Máu ở da đầu lưu thông tốt sẽ giúp tóc nhanh mọc trở lại. Thực phẩm nhiều sắt rất đa dạng, chẳng hạn như thịt đỏ, cá, trứng và hải sản. Sắt cũng có nhiều trong các loại nước ép trái cây và hoa quả khô. Ngoài ra có thể tham khảo các loại rau có màu tương đối sẫm như rong nho, cải xoăn,…
  • Lựa chọn dầu gội phù hợp với chất tóc, da đầu và kết hợp massage da dầu nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu, giúp tóc mọc chắc khoẻ. 
  • Hạn chế hóa chất tạo kiểu hay tác dụng nhiệt lượng cao khi sấy cũng như dùng các thiết bị làm tóc. Thường xuyên “chống nắng” cho tóc khi ra ngoài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại tinh dầu để bổ sung độ ẩm và dưỡng chất cho tóc.
  • Hãy cố gắng giữ một tâm trí thư thái, tinh thần lạc quan bằng cách hạn chế tiếp cận các thông tin tiêu cực liên quan đến dịch bệnh, dành thời gian nghỉ ngơi, tập luyện thể dục, ngồi thiền, giải trí,… sẽ giúp bạn quản lý stress hiệu quả. 

Nhiễm covid có bị rụng tóc không

Nếu đã áp dụng những cách trên mà tóc không mọc lại thì sao?

Nếu chứng rụng tóc sau Covid-19 kéo dài hơn 6 tháng hoặc bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như rụng tóc từng mảng, ngứa hoặc kích ứng… thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Rất có thể tình trạng rụng tóc của bạn là do yếu tố khác như rối loạn nội tiết tố, bệnh lý da đầu, bệnh lý cơ thể,….

Hiện nay, Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế là cơ sở uy tín được nhiều người rụng tóc hậu Covid tin tưởng lựa chọn. Tại đây sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm thực tiễn trong việc chữa trị rụng tóc hậu Covid.

Bên cạnh đó, phòng khám được đầu tư cơ sở hạ tầng chuẩn 5 sao với 2 cơ sở khang trạng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cùng với đó là trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu tại các nước nổi tiếng như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản…. chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

Đến với phòng khám, khách hàng sẽ được bác sĩ kiểm tra da đầu và test nang tóc. Từ đó đánh giá tình trạng rụng tóc hậu Covid và đưa ra phác đồ phù hợp cho từng khách hàng.

  • Trường hợp còn chân tóc và có khả năng hồi phục thì sẽ được điều trị phục hồi bằng laser cường độ thấp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tư vấn cho khách hàng cách ổn định tâm lý, giảm áp lực, lo lắng.
  • Đối với trường hợp nang tóc đã mất thì cách duy nhất để khắc phục đó là sử dụng phương pháp cấy tóc tự thân. Bác sĩ sẽ lấy chính nang tóc khỏe mạnh của khách hàng ở vùng sau gáy để cấy vào vùng tóc thưa mỏng giúp lấp đầy khoảng trống chỉ sau vài tháng.

Tỷ lệ thành công của phương pháp này đạt hơn 98% và tỷ lệ nang tóc mọc đạt đến hơn 95%. Quy trình thực hiện nhanh chóng, chuẩn quốc tế, khách hàng không cần phải nằm viện mà có thể ra về tự chăm sóc. Cấy tóc tự thân đảm bảo tiêu chí 3 KHÔNG: không xâm lấn, không gây đau rát và không để lại sẹo. 

Sau 3 – 6 tháng các nang tóc nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và phát triển như những sợi tóc tự nhiên vốn có. Đặc biệt cấy tóc tự thân không những cho chân tóc mới khỏe mạnh mà còn nhanh chóng giúp bạn sở hữu mái tóc dày đẹp, chấm dứt chứng rụng tóc sau Covid mà không gây ra bất cứ biến chứng, tác dụng phụ nào.

Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân điều trị rụng tóc hói đầu tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/

Hi vọng với những thông tin trong bài đã giúp bạn giải đáp câu hỏi nhiễm Covid có bị rụng tóc không và tìm ra phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ HOTLINE: 0243.219.1111 để được bác sĩ, chuyên gia của Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tư vấn miễn phí.

Xem thêm: Mách bạn cách chữa rụng tóc sau Covid 19 hiệu quả