PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CẤY TÓC QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM
Những năm gần đây, xu hướng nối tóc ngày càng trở nên thịnh hành và được nhiều chị em lựa chọn để làm đẹp. Phương pháp này sẽ giúp các nàng sở hữu mái tóc suôn dài; dày đẹp với độ dài và kiểu dáng như mong muốn. Tuy nhiên, việc nối tóc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho mái tóc và da đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của nối tóc và cách khắc phục những tác động tiêu cực của phương pháp tạo kiểu này!
Nối tóc xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và ngày càng phổ biến. Ở Việt Nam, nhu cầu nối tóc không chỉ có ở giới trẻ, nữ giới mà còn ở cả nam giới; những người trưởng thành, người trung niên. Nó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tóc dài trong nháy mắt mà không mất tới vài năm chăm sóc như “thuận theo tự nhiên”.
Về cách thực hiện, thợ làm tóc sẽ sử dụng các sợi tóc nhân tạo hoặc tóc thật ghép vào phần tóc của bạn. Để kết nối 2 phần tóc này với nhau có nhiều cách:
Xem thêm: TOP 12 kiểu tóc nữ 2023 hợp xu hướng và hứa hẹn gây bão trong năm Quý Mão
Tác hại của nối tóc đầu tiên phải kể tới là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới da dầu. Phần keo nối tóc thường nằm sát chân tóc và nó có chứa 1 lượng hóa chất lớn. Khi tiếp xúc với da đầu khả năng cao sẽ gây kích ứng, mẩn ngứa, viêm da đầu.
Để duy trì mái tóc nối được dày đẹp bạn cần phải dặm lại keo thường xuyên vì độ kết dính không bền. Lớp keo này sẽ khiến tóc khô và xơ rối. Ngoài ra, sự can thiệp của nhiệt độ cao khi thực hiện nối tóc cũng làm tóc dễ bị hư tổn. Nhiều chị em gặp phải tình trạng tóc rối xù, khó chải. Thậm chí phải gỡ cả mối nối cũ ra nối lại mối mới.
Đặc biệt, khi nối tóc, tóc của bạn sẽ phải chịu thêm một lực kéo đáng kể; khiến chúng bị giãn, mất độ đàn hồi. Từ đó, chân tóc cũng ngày càng yếu, gãy rụng nhiều là điều khó tránh.
1 tác hại của nối tóc khác không thể không nhắc tới đó là khiến việc chăm sóc; vệ sinh da đầu khó khăn hơn. Nếu không thực hiện đúng quy trình sẽ làm tóc bị rối, mất dáng. So với tự nhiên, sau khi gội tóc nối mất nhiều thời gian để khô hơn. Điều này làm cho da đầu, tóc, mối nối trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn và sinh vật ẩn nấp. Sau 1 thời gian, da đầu sẽ xuất hiện nhiều gàu, thậm chí bị nấm da đầu, viêm chân tóc;… gây ngứa ngáy, khó chịu.
Số lượng mối tóc nhiều hay ít sẽ tùy vào độ dày, độ dài cũng như kiểu tóc mà bạn muốn thực hiện. Do đó, với những mái tóc nối nhiều mối tóc sẽ dày cộm lên; gây ra khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Một số người thời gian đầu khi nối tóc do chưa quen nên thấy không thoải mái ngay cả khi ngủ hay gội đầu.
Những tác hại của nối tóc được liệt kê ở trên là nhằm giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn nếu muốn thử qua phương pháp giúp thay đổi độ dài tóc nhanh chóng này.
Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà nối tóc mang lại. Với những người có mái tóc ngắn mỏng hoặc hay phải tham dự sự kiện thì công nghệ này rất phù hợp với họ. Giới văn nghệ sĩ cũng thường xuyên nối tóc để ngoại hình, diện mạo biến hóa đa dạng hơn; đáp ứng với tính chất công việc.
Mặc dù vậy, có nên nối tóc hay không vẫn là băn khoăn của nhiều người. Theo các chuyên gia, nếu tóc bạn khô xơ, chẻ ngọn, tóc yếu, dễ gãy rụng hay đang mắc các bệnh lý về da đầu thì không nên nối tóc. Chi phí nối tóc cũng không hề rẻ. Thông thường sẽ dao động từ 2 – 6 triệu đồng/bộ.
Độ bền và thời gian sử dụng của tóc nối cũng không cao. Nó phụ thuộc khá lớn vào chất liệu tóc và kỹ thuật của người nối. Nếu nối tóc bằng sợi tổng hợp sẽ giữ được trong 3 – 4 tháng; còn dùng tóc thật để nối thì thời gian sẽ lâu hơn.
Nếu vẫn muốn nối tóc, bạn cần lựa chọn salon tóc uy tín; nơi có những người thợ giàu kinh nghiệm và đủ thiết bị máy móc; công nghệ hiện đại mới đảm bảo được hiệu quả thẩm mỹ và độ an toàn. Nói chung, cũng không nên lạm dụng tạo kiểu theo cách này. Bởi tác hại của nối tóc không chỉ khiến tóc nhanh rụng mà còn làm tóc lâu mọc và thiếu sức sống.
Nhiều chị em phản ánh, khi tháo những mối tóc nối ra còn phát hiện vài chỗ trên da đầu bị lõm và không có tóc thật mọc lên. Tình trạng này kéo dài khiến mái tóc ngày càng thưa thớt và mất đi sức sống. Quá trình tóc mọc cũng bị ảnh hưởng, tóc mọc chậm, rụng nhiều nhưng không thấy mọc lại.
Thuốc kích thích mọc tóc ở đây là những loại thuốc đã được kiểm định chất lượng và các chuyên gia quốc tế công nhận có tác dụng trong trị rụng tóc, hói đầu. Chứ không phải các loại thuốc trôi nổi không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ trên thị trường.
Hiện nay, Minoxidil là loại thuốc mà bạn có thể cân nhắc để kích thích mọc tóc. Nó dành cho cả nam và nữ. Tuy nhiên để tránh những tác dụng phụ không mong muốn; bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Để tóc con có thể mọc mới nhanh và chắc khỏe, bạn cũng cần chăm sóc tóc cẩn thận từ bên trong. Cụ thể, 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là hết sức quan trọng. Dưới đây là những dưỡng chất bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
Bạn có thể tới Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế để thăm khám và kích thích mọc tóc bằng công nghệ Hair Growth Pro hiện đại. Đến với phòng khám, bạn sẽ được trải nghiệm hệ thống máy móc; thiết bị chuyên khoa tóc tối tân lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Với liệu trình bổ sung tinh chất thiên nhiên cao cấp, liệu pháp sóng RF, ánh sáng laser cường độ thấp sẽ giúp da đầu sạch sâu, cải thiện tuần hoàn máu dưới da, đưa dưỡng chất vào tận sâu trong nang tóc. Từ đó, thúc đẩy phục hồi nang tóc suy yếu, kích hoạt các nang tóc bị teo; tăng cường sức sống cho mái tóc. Đồng thời, giảm lượng tóc rụng và kích thích tóc mọc lại chỉ sau 1 liệu trình.
Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân trị hói đầu tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/
Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp các bạn biết được tác hại của nối tóc và tìm ra cách kích thích mọc tóc hiệu quả. Nếu không may gặp tình trạng rụng tóc bạn hãy liên hệ ngay hotline: 024.3219.1111 để được các chuyên gia và bác sĩ tư vấn chi tiết. Đừng lạm dụng phương pháp nối tóc nếu không muốn tóc một đi không trở lại nhé.
Xem thêm: Mách bạn TOP 6 cách để chữa bệnh rụng tóc hiệu quả nhanh chóng hiện nay