Hội chứng mệt mỏi mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

hội chứng mệt mỏi mãn tính

Tổng quan bệnh Hội chứng mệt mỏi

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (Chronic fatigue syndrome) bệnh lý gây mệt mỏi ở nhiều mức độ khác nhau, kéo dài ít nhất 6 tháng thường kèm theo nhiều triệu chứng thực thể, thần kinh hay tâm lý khác nhau. Bệnh được giới y khoa chú ý và ghi lại với nhiều tên gọi khác nhau như: Suy nhược thần kinh, hội chứng mệt mỏi sau nhiễm siêu vi…

Hội chứng mệt mỏi kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn tới việc học, việc làm và làm giảm đi các hoạt động của bản thân cũng như chán chường, không muốn tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng xã hội.

hội chứng mệt mỏi mãn tính

Nguyên nhân bệnh Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa được biết rõ nhưng có liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm:

  • Nhiễm siêu vi
  • Nhiễm độc
  • Phản ứng miễn dịch
  • Trầm cảm
  • Sau phẫu thuật
  • Sau chấn thương đầu hoặc các loại chấn thương khác
  • Trầm cảm
  • Thay đổi nồng độ cortisol trong máu (nội tiết tố liên quan đến stress) hoặc rối loạn nội tiết tố nữ
  • Dùng các thuốc nhóm chẹn beta, benzodiazepin, chống trầm cảm và kháng sinh
  • Hoạt động thể lực quá mức hoặc căng thẳng quá mức
  • Hội chứng mệt mỏi vô căn

hội chứng mệt mỏi mãn tính

Triệu chứng bệnh Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Nổi bật là triệu chứng mệt mỏi nhiều ngày, có cảm giác như bất lực hoàn toàn và chán nản vô cùng kéo dài ít nhất 6 tháng. Các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh cơ và các triệu chứng tâm thần rất đa dạng như:

  • Sốt nhẹ                          
  • Khó ngủ
  • Khó tập trung               
  • Đau đầu
  • Đau họng                       
  • Giảm cân hoặc tăng cân
  • Nổi hạch cổ             
  • Nhịp nhanh
  • Đau cơ                                
  • Đau ngực
  • Yếu cơ, đau khớp          
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm

hội chứng mệt mỏi mãn tính

Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng mệt mỏi

  • Giới tính: Hội chứng mệt mỏi thường gặp ở nữ giới nhiều hơn gấp 4 lần so với nam giới.
  • Tuổi tác: Xảy ra ở độ tuổi từ 25 đến 45 (đôi khi cũng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn tuổi).
  • Bệnh thường gặp ở những nước đang phát triển

Phòng ngừa bệnh Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Các phương pháp phòng ngừa hội chứng mệt mỏi bao gồm:

  1. Muốn phòng ngừa hội chứng mệt mỏi bạn cần có chế độ sinh hoạt làm việc khoa học hợp lý, tránh gắng sức quá mức.
  2. Nên ngủ đủ giấc và lên kế hoạch khoa học để có những khoảng thời gian nghỉ ngơi trong ngày.
  3. Giải tỏa căng thẳng thường xuyên, không nên giữ trong người với bạn bè và người thân hoặc đến gặp các chuyên gia tâm lý. Tham gia vào các nhóm hoạt động thể thao, tập các môn thể dục như thiền, yoga hoặc thái cực quyền.
  4. Điều trị tích cực các bệnh lý cấp tính cũng như mãn tính.
  5. Tránh các yếu tố gây căng thẳng, lo lắng
  6. Có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa hoặc đóng hộp. Nên giảm lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày, tích cực ăn rau xanh, thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm từ sữa ít béo.
  7. Luôn giữ trạng thái lạc quan và vui vẻ mỗi ngày

hội chứng mệt mỏi mãn tính

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng mệt mỏi

Hiện nay, không có xét nghiệm chuyên biệt cho hội chứng mệt mỏi mãn tính. Nhưng có hướng dẫn rõ ràng để giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng hội chứng mệt mỏi mãn tính. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ càng về tiền căn bệnh lý trước đây của bạn để thăm, khám kỹ càng. Họ cũng thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự như hội chứng mệt mỏi:

  • Xét nghiệm công thức máu xem có thiếu máu không (thiếu tế bào hồng cầu).
  • Chức năng tuyến giáp để xem tình trạng hoạt động của nó.
  • Chức năng gan và thận và hình ảnh học của nó.

hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hướng dẫn của Viện Chăm sóc Sức khỏe (NICE) Quốc gia cho biết các bác sĩ nên xem xét chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính nếu bệnh nhân mệt mỏi cực độ mà không thể giải thích được do các nguyên nhân khác. Sự mệt mỏi bắt đầu gần đây, đã kéo dài hoặc theo từng đợt. Nó gây ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của bạn.

Chẩn đoán nên được xác nhận bởi bác sĩ sau khi các bệnh khác đã được loại trừ nếu các triệu chứng của bạn kéo dài ít nhất:

  • Bốn tháng ở người trưởng thành.
  • Ba tháng ở trẻ em.

hội chứng mệt mỏi mãn tính

Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Điều trị hội chứng mệt mỏi khá phức tạo và đòi hỏi sự kết hợp của nhiều liệu pháp điều trị. Tuy nhiên nếu điều trị đúng cách sẽ giúp cho người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường hàng ngày.

Có các phương pháp điều trị bao gồm:

  1. Điều chỉnh hành vi và nhận thức (Cognitive Behavioural Therapy-CBT) đối với phương pháp này cần chú trọng khuyên người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và cách cư xử của mình.
  2. Graded exercise therapy – GET là một dạng điều trị thể lực, trong đó việc tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hội chứng mệt mỏi.
  3. Hội chứng mệt mỏi không có thuốc điều trị chuyên biệt nhưng có thể dùng các thuốc như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin giúp giảm đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp.
  4. Thuốc chống trầm cảm được dùng ở bệnh nhân có trầm cảm, thường dùng để cải thiện tính khí, kiểm soát đau và giúp ngủ tốt.
  5. Theo Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: Nếu chẩn đoán và điều trị chậm có thể làm giảm khả năng cải thiện bệnh.

hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mãn tính là căn bệnh dai dẳng, hầu như không có cách để điều trị triệt để. Vì vậy việc xác định sớm và đưa ra một kế hoạch thay đổi lối sống để có thể thích ứng với căn bệnh rất quan trọng, chúng ta không điều trị được nó thì hãy chấp nhận và cùng sống chung một cách khỏe mạnh nhất.