Bệnh Sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Sỏi thận là căn bệnh hình thành và diễn biến âm thầm. Nếu không có kiến thức và chủ động điều trị bệnh từ sớm sẽ có nguy cơ mắc ung thư thận, suy thận về sau rất cao.

Sỏi thận

Tổng quan bệnh Sỏi thận

Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.

Bệnh sỏi thận hiện nay rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các hóa chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Nếu được điều trị kịp thời sẽ không xảy ra các tổn hại và biến chứng về sau này.

Nguyên nhân gây bệnh Sỏi thận

Trong quá trình sinh hoạt, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Kích thước sỏi thận khác nhau, còn tùy vào từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng.

Sỏi thận sau khi hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu với các nguyên nhân sỏi thận như sau:

  • Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
  • Dị dạng bẩm sinh hay do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi thận.
  • Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ và túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
  • Nằm một chỗ trong thời gian dài
  • Bị nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi, tái lại

Nguyên nhân gây bệnh Sỏi thận

Triệu chứng bệnh Sỏi thận

Triệu chứng sỏi thận có thể bao gồm:

  • Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
  • Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu: Do có sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương, tuy nhiên tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt  hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.
  • Tiểu dắt, tiểu són: Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.

Triệu chứng bệnh Sỏi thận

  • Buồn nôn và nôn: Khi bị sỏi thận sẽ gây ra những ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Cảm giác sốt và ớn lạnh: Khi bị sỏi thận rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đây cũng là nguyên nhân khiến người mắc thường bị sốt và ớn lạnh.
  • Ngoài ra, sỏi thận còn có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết khác, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh tình huống xấu xảy ra.

Đối tượng nguy cơ bệnh Sỏi thận

  • Gia đình có người bị sỏi thận thì nguy cơ bạn bị cũng rất cao.
  • Những người sống tại khu vực có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước lại bị ra mồ hôi nhiều dẫn đến thiếu nước.
  • Những người ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường
  • Những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận
  • Người đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng những loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận.

bệnh Sỏi thận

Phòng ngừa bệnh Sỏi thận

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, có thể kể đến các biện pháp.

  • Từ bỏ thói quen sinh hoạt xấu
  • Giảm đi lượng natri trong chế độ ăn
  • Hạn chế sử dụng thịt đỏ
  • Bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm
  • Tránh các loại nước ngọt, nước giải khát
  • Không lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên,các loại phomat; giảm lượng đường trong các bữa ăn.
  • Sử dụng những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận
  • Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê.
  • Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng
  • Đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

Phòng ngừa bệnh Sỏi thận

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sỏi thận

Để chẩn đoán sỏi thận hiện nay có rất nhiều biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng phương pháp thích hợp.

  • Căn cứ bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán. Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X – quang, siêu âm bụng để phát hiện ra các loại sỏi.
  • Chụp CT đường tiết niệu cũng là một phương pháp để chẩn đoán sỏi thận và tìm kiếm các rối loạn khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh sỏi thận.
  • Với những trường hợp các phương pháp chẩn đoán chưa rõ ràng, các bác sĩ sẽ làm thêm một xét nghiệm X – quang đặc biệt như pyelogram tĩnh mạch, hoặc IVP.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sỏi thận

Các biện pháp điều trị bệnh Sỏi thận

Tùy vào từng loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để đưa ra phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp. Những trường hợp sỏi nhỏ và ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để thải sỏi ra ngoài.

Trong trường hợp sỏi có gây đau hoặc giảm, tắc chức năng của thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn như: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (nội soi tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi thận qua da siêu nhỏ, nội soi niệu quản).

Các biện pháp điều trị bệnh Sỏi thận

Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng kể trên trong nước tiểu tăng cao, đọng lại ở thận, lâu ngày thành các viên sỏi. Theo thời gian, tinh thể sẽ ngày càng lớn dần rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy cần phải có chế độ ăn uống phù hợp và phương pháp điều trị thích hợp.